4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.2 Điểm nhìn trần thuật
Để kể lại một hay nhiều câu chuyện, nhà văn phải lựa chọn vị trí thích hợp để quan sát, miêu tả, tham gia vào sự kiện hoặc đứng ngoài sự kiện. Vị trí được lựa chọn đó sẽ xác lập cho nhà văn một điểm nhìn trần thuật. Người đầu tiên đưa ra quan niệm điểm nhìn trong văn xuôi là Henry Jemes. Trong tiểu luận Nghệ thuật văn xuôi (1884)
ông cho rằng điểm nhìn là vị trí xác định, từ đó nhà văn dẫn dắt người đọc đi vào thế giới nghệ thuật của mình bằng phương thức tái tạo, phản ánh hiện thực; là việc lựa chọn cự ly trần thuật để kể lại câu chuyện.
“Điểm nhìn (point de vue) là tọa độ thời gian được lựa chọn cho hành động kể
truyện, phát triển nội dung, sắp xếp bố cục, hư cấu thành truyện” <Nguyễn Thái Hòa>.
Trong “Dẫn luận thi pháp học”, Gs Trần Đình Sử khẳng định: “Cái nhìn là một
năng lực đặc biệt của loài người, nó có thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện đặc điểm của nó mà vẫn ở ngoài sự vật, bảo lưu toàn vẹn thẩm mĩ của sự vật”. Trong Tự sự học- Một số vấn đề thi pháp học hiện đại- Hà Nội-1993, ông cũng khẳng định: “Điểm
mỹ phải được người đọc tiếp nhận bằng thao tác suy ý thông qua các mối quan hệ giữa người kể và cốt truyện, người kể và nhân vật, người kể và lời kể, người kể chuyện và người đọc hàm ẩn”.
Người kể có một điểm nhìn bao quát để lựa chọn, điều khiển các nhân vật hành động. Đó có thể là điểm nhìn khách quan hoặc chủ quan, bên trong hay bên ngoài. Điểm nhìn khách quan là cái nhìn bên ngoài không được nhân vật hóa mà ẩn đằng sau hình bóng tác giả, giúp tạo khoảng cách giữa tác giả đối với nhân vật, sự kiện được miêu tả, đồng thời giảm sự can thiệp của tác giả vào tác phẩm. Trái lại điểm nhìn chủ quan (điểm nhìn bên trong) khoảng cách nhân vật, sự kiện và tác giả sẽ lớn hơn, độ tin cậy thấp hơn. Trong quá trình hoạt động, nhân vật lại có điểm nhìn riêng.
Trả lời cho câu hỏi “Ai thấy?”, điểm nhìn là một trong những yếu tố hàng đầu trong sáng tạo nghệ thuật. G.N.Pospelop cho rằng: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan
trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật hoặc nói cách khác là điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả” (Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1985).
G.Genett trong Các phương thức tu từ đã chia điểm nhìn thành hai loại. Thứ nhất là điểm nhìn số không: điểm nhìn toàn tri, người kể toàn tri, biết tuốt. Đó là điểm nhìn đặt ở bên trong: câu chuyện được kể lại qua sự hiểu biết, nhìn nhận của chính nhân vật trong tác phẩm (chứng nhân). Theo tác giả Trần Đình Sử, điểm nhìn bên trong biểu hiện bằng hình thức tự quan sát của nhân vật “tôi”, bằng tự thú nhận, hoặc bằng hình thức người trần thuật tựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về thế giới”.
Thứ hai là điểm nhìn bên ngoài: sự việc được kể lại bởi một nhân chứng ở bên ngoài với thái độ trung lập, khách quan (sử quan). Sử quan: không phải là một nhân vật trong truyện kể, cũng không phải chính xác là bản thân tác giả, mà là một vai, một sự hiện hữu của những ưu điểm mang tính kinh nghiệm của tác giả. Đó là một con người được quyền không chỉ miêu tả sự việc như anh ta thiết lập mà còn có thể bình
luận về chúng để rút ra sự tương đồng, để răn dạy, để khái quát hóa…- một vị quan tòa đúng mực và công bằng. Hiểu một cách đơn giản nhất, điểm nhìn chính là một “mánh khóe” thuộc về kỹ thật, một phương tiện để chúng ta có thể tiến đến cái đích tham vọng nhất: sức quyến rũ của truyện kể.