4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Một số thủ pháp xây dựng nhân vật
3.3.1 Thông báo lai lịch, xuất thân
Không ít truyện kể được mở đầu bằng lời giới thiệu về lai lịch, xuất thân của nhân vật (địa vị xã hội, nghề nghiệp, gia cảnh, nơi làm việc, chốn ở… ). Đây là đặc điểm gần gũi văn học Bắc Âu hiện đại, khác với văn học dân gian. Điều này cho phép độc giả có được những hình dung ban đầu về nhân vật, đồng thời tạo cho nhân vật một nét riêng- với tư cách một cá thể tồn tại trong xã hội. Bên cạnh đó ta dễ dàng nhận thấy sự phong phú của thế giới nhân vật nhìn từ góc độ giai tầng xã hội. Truyện kể của An- đec-xen không chỉ có những ông vua, bà hoàng hậu, nàng công chúa, chàng hoàng tử, ngài quý tộc…mà còn có anh lính nghèo, cô hầu gái, chị thợ giặt thuê, người đánh cá…Có nghĩa rằng An-đec-xen không chỉ viết về giới thượng lưu mà còn trang trọng dành nhiều trang viết cho những con người dưới đáy xã hội đương thời. Từ đây ta có
thể nói rằng, phân biệt giai cấp và thành kiến xã hội là một nỗi ám ảnh trong sáng tác An-đec-xen.
Truyện Mụ ấy hư hỏng, An-đec-xen khắc họa hình ảnh mẹ con chị thợ giặt nghèo khổ. Người mẹ làm nghề thợ giặt, suốt ngày vật lộn với giá rét để kiếm tiền nuôi đứa con nhỏ. Thường xuyên ngâm chân trong nước lạnh buốt của mùa đông, có những khi bật máu đầu ngón tay, nhưng mẹ vẫn “vui lòng làm để nuôi con một cách lương
thiện”. Chính vì vậy mà bà phải uống rượu để hâm nóng người, và trở thành nghiện
rượu. Bà trở thành đối tượng bị bọn nhà giàu dè bỉu, tiêu biểu là lão thị trưởng thành phố. Trước mặt cậu bé con trai người thợ giặt khốn khổ, lão thị trưởng khắc nghiệt đã kết luận: “Mẹ cháu là đồ hư hỏng”. Đó là cách nhìn nhận, đánh giá con người đầy kì thị, khinh miệt và cay nghiệt của một bộ phận người thuộc giai tầng quý tộc. Nó xoáy sâu vào tâm hồn trong sáng, ngây thơ của một đứa trẻ tội nghiệp, cho đến khi người mẹ qua đời, cậu con trai vẫn băn khoăn tự hỏi: “Mẹ hiền yêu quý của con ơi! Có thật mẹ là
người hư hỏng không?”. Đối lập với ngài thị trưởng, người phụ nữ làm thuê Mac-ta
nhân hậu đã khẳng định: “Mẹ cháu chính là hiện thân của đạo đức” [64].
Truyện Một chuyện đau lòng giới thiệu tình huống người đàn bà góa phải cầm đồ để vay tiền. Bà là chủ nhân của con chó- trò chơi của bọn trẻ, sau đó ốm chết. Những đứa trẻ nhân hậu làm đám ma trang trọng tiễn đưa con chó bất hạnh. Đáng tiếc là trong đám tang đó, chúng lại nghĩ ra việc vé vào xem mộ con chó là một chiếc dây lưng. Vì vậy mà có một em bé gái nghèo, rất muốn vào thăm mộ con chó đáng thương, nhưng em không có chiếc dây lưng nào để nộp vé vào. Em bé gái tội nghiệp chỉ biết đứng từ xa nhìn chăm chăm và rơi nước mắt. Điều gì đã ngăn cách những đứa trẻ và em bé gái khi chúng có chung lòng thương tiếc dành cho con chó tội nghiệp? Rõ ràng, ý tưởng nhỏ bé của những đứa trẻ đã vô hình tạo nên nỗi day dứt ở người lớn về vật chất, tiền bạc và khoảng cách mà nó tạo nên.
Truyện Câu chuyện phiếm của trẻ con giới thiệu gia đình nhà ông lái buôn, về
nghiệp, địa vị của cha mẹ chúng bằng thái độ, giọng đầy hãnh diện. Một cô bé con người hầu phòng của nhà vua dõng dạc tuyên bố rằng: “Những kẻ nào có tên kết thúc
bằng chữ ‘sen’ đều không bao giờ làm được điều gì nên hồn cả... chúng ta phải giữ khoảng cách xa với những những kẻ có chữ ‘sen’ đó” [67; 104]. Cùng lúc đó, một cậu
bé nhà nghèo không được phép đi vào phòng, đứng nhìn qua khe cửa và ao ước được là một trong những đứa trẻ đó. Chính bản thân cậu bé cũng tin rằng cậu sẽ chẳng bao giờ mở mặt được vì tên của cha cậu kết thúc bằng chữ ‘sen’.
Không đồng tình với ý nghĩ phiến diện, hẹp hòi mang đậm dấu ấn giai cấp hà khắc, An-đec-xen và nhân vật của ông đã không ngừng tôi luyện cho mình một nghị lực, bản lĩnh sống phi thường. Hồi kết của mỗi câu chuyện có thể ngọt ngào hạnh phúc, song nhiều khi thấm đẫm dư vị chát đắng, tuyệt vọng, nhưng trên tất cả An-đec-xen luôn phát hiện và trân trọng phẩm chất, tâm hồn cao đẹp của con người trước hiện thực tối tăm. Cậu bé nhà nghèo, tên có vần “sen” đã trở thành người thành đạt và giàu có nhất trong số những đứa trẻ có mặt tại buổi liên hoan năm xưa. Tên của cậu thực sự trở thành một cái gì đó vĩ đại- Thorwaldsen.
Truyện Người bạn đường về gia cảnh của nhân vật Giăng: nhà nghèo, chỉ có hai cha con. Khi cha chết, là một người con trai hiếu thảo, Giăng thương xót, buồn bã. Anh chôn cất cha cẩn thận, rồi quyết định đi xa. Trên đường đi, anh sẵn sàng giúp đỡ những người bất hạnh hơn mình, khước từ vàng bạc, không sợ hiểm nguy chỉ để sống đúng với bản chất lương thiện, vị tha. Vì vậy, anh đã được linh hồn của xác chết trong nhà mồ biến thành người bạn đường giúp cậu vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để lấy được công chúa và sống hạnh phúc.
Truyện Cô bé bán diêm nghèo giới thiệu gia cảnh đặc biệt của cô bé nghèo “đầu để trần, chân không giày dép, đang lang thang trên phố”. Mẹ em mất, rồi bà ngoại mất,
em ở với người cha nghiện rượu và thường đánh đập con. Đêm giáng sinh lạnh buốt, em lạnh cóng, đói lả. “Trời lạnh vô cùng và vào ngày cuối cùng của năm cũ, trời tối như mực. Tuyết rơi nhanh…” [67; 471]. Em không dám về nhà vì chưa bán hết diêm,
nếu về sẽ bị cha đánh. Em không bán được hộp diêm nào, chẳng ai cho một xu, dù đôi chân em bầm tím và thân hình gầy gò của em run lên vì đói, rét. Dù phải đối diện với hiện thực tăm tối, nhưng ở cô bé bán diêm vẫn vẹn nguyên ước mơ rất trẻ thơ. Em lần lượt bật từng que diêm để thả trôi niềm hạnh phúc trong những ảo ảnh ngọt ngào. Đó là chiếc lò sưởi ấm áp; là bàn ăn thịnh soạn, thơm phức mùi ngỗng quay; là cây thông Nô-en lộng lẫy, rực rỡ ngàn ngọn nến; là nụ cười nhân hậu của bà ngoại. “Bà em cầm
lấy tay em rồi bay vút lên cao, cao mãi, chẳng đói, chẳng rét đau buồn nào đe doa nữa. Họ đã về trời!”.
*
Những câu chuyện trên là nỗi đau xót, ám ảnh về sự phân biệt đẳng cấp, nhãn quan hà khắc của những con người đồng nhất tiền bạc, địa vị và đạo đức. Nếu con người dành cho nhau cách nhìn nhận, đánh giá, ứng xử bao dung, vị tha hơn thì có lẽ sẽ ít đi những đứa trẻ rách rưới, lang thang hè phố. Đồng thời qua đó, nhà văn cũng thể hiện triết lí nhân sinh: cái thiện, cái tốt xứng đáng được trân trọng, nỗ lực và ước mơ cao đẹp của con người luôn được ghi nhận. Xin hãy nhìn từng thân phận nhỏ bé, từng cảnh ngộ đáng thương bằng đôi mắt hiền từ, ấm áp của con người.
3.3.2 Xây dựng tình huống truyện
“Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi
người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra câu chuyện thật hay, thế là coi như xong một nửa”. <Lời Nguyễn Minh Châu, theo Tôn Phương Lan. Trang giấy trước đèn, NXB Văn hóa xã hội, 2002>. Từ đó có thể thấy xây dựng tình huống góp phần quan trọng tạo sức hấp dẫn của truyện. Tình huống là gì? Vì sao nó có vai trò quan trọng như thế?
Tình huống có tính chất là điểm xuất phát, là bước trung gian đưa nhân vật từ trạng thái tĩnh sang động. Đó là hoàn cảnh đặc biệt chỉ diễn ra trong thời gian này, ở địa điểm này, không phải trong thời gian kia, địa điểm kia; hội tụ các mâu thuẫn và quy tụ những con người vốn cách xa nhau. Nó giúp nhà văn hiện thực hóa ý đồ nghệ
thuật của mình. Tình huống giúp nhân vật bộc lộ tính cách, suy nghĩ đúng với con người vốn có của mình. Như vậy tình huống chính là cái cớ tạo nên tính chất cô đúc, sâu sắc của truyện. Nó xâu chuỗi tất cả mọi vấn đề, tạo sức nổ” của tác phẩm.
Nhà văn đặt nhân vật vào một chuỗi những tình huống để nhân vật bộc lộ tính cách hoặc buộc phải lựa chọn, quyết định. Xây dựng hàng loạt chi tiết, biến cố tạo kịch tính cho câu chuyện.
Truyện Đứa trẻ trong mồ nêu tình huống bà mẹ có ba đứa con, hai con gái và một đứa con trai bé nhất- đứa được bà yêu quí nhất. Đứa con trai bé bỏng ốm nặng, rồi chết. Người mẹ vô cùng đau đớn, thương xót, chìm vào giấc ngủ lịm mê man. Bà sẵn sàng hi sinh tất cả (đôi mắt, mái tóc, giọng hát) để được thấy con mình. Nhưng cuối truyện bà quyết định chấp nhận sự thật vì không muốn có mộ bà mẹ khác phải đau đớn nếu con họ phải chết để thế chỗ cho đứa con trai bé bỏng của mình. Tình huống tang thương ấy đã giúp người đọc cảm động trước tấm lòng vĩ đại của một người mẹ.
Truyện Giăng bị thịt đặt ra tình huống công chúa kén chồng. Ba anh em Giăng đều muốn lấy được công chúa. Họ quyết định cạnh tranh công bằng. Cuối cùng người chiến thắng là chàng Giăng ngốc nghếch, xấu xí nhất nhà. Giăng đã chiến thắng bằng sự vô tư, linh hoạt và cả một chút may mắn. Có thể nói từ tình huống truyện tác giả đã để nhân vật chứng minh quan niệm về con người và số phận. Chiến thắng không phải chỉ dành cho những người được xem là thông thái. Bất kì ai, có khát vọng chính đáng và biết nỗ lực đều có thể chạm tay vào điều ước.
Truyện Chuyện về hoàng tử chăn lợn: đặt tình huống hoàng tử- đức vua tương
lai của một vương quốc nhỏ bé muốn tìm cho mình người vợ xứng đáng. Anh sai gia nhân đến một vương quốc khác và dâng tặng nàng công chúa trong vương quốc hai thứ qu ý giá của mình là đóa hồng thơm ngát hương được hái trên khóm hồng, mọc trên ngôi mộ người cha quá cố, năm năm mới nở một lần; và con chim họa mi có giọng hát tuyệt hay, không dễ tìm thấy trên đời. Nàng công chúa từ chối với thái độ khinh miệt,
chàng quyết định giả dạng hành khất và xin vào làm người chăn lợn trong cung để tiếp cận.
Truyện Đôi ủng mang lại may mắn: đưa ra tình huống hài hước, tưởng tượng
thú vị. Đó là tình huống ngẫu nhiên, có phần phi lí. Những người trong bữa tiệc đang bàn về chủ đề thời trung cổ, ngài hội thẩm- một người trong số đó, xỏ nhầm vào đôi giày hạnh phúc đặt trên cửa ra vào. Sau đó hàng loạt rắc rối xẩy đến, khiến ngài hội thẩm dở khóc dở cười.
3.3.3 Khắc họa nội tâm nhân vật
Tâm lí nhân vật được hiểu là tất cả các chi tiết bên trong như: trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng; những phản ứng tâm lí của bản thân nhân vật trước cảnh huống mà mình chứng kiến hoặc từng trải. Xây dựng tâm lí nhân vật là một thủ pháp quan trọng và hiệu quả nhằm khám phá chiều sâu ngõ ngách tâm hồn con người. Nếu chỉ có hành động đơn thuần, nhân vật sẽ trở nên khô cứng, giản đơn. An-đec-xen kế thừa, sáng tạo đặc điểm truyện cổ Bắc Âu.
Thứ nhất là sử dụng, lựa chọn thành thạo các thủ pháp phân tích tâm lí nhân vật, tiêu biểu là thủ pháp độc thoại (qua ánh mắt, nụ cười, ngoại hình hóa nhân vật).
Chẳng hạn, hình ảnh các nhân vật Waldemar Daa trong truyện Chuyện của gió. Được người kể khắc họa ngay từ ngoại hình, nhân vật ông Waldemar Daa có “phong
thái đường bệ”, còn bà Waldemar Daa thì “mặc bộ đồ thêu toàn vàng, đi đứng huyênh hoang”. Bên cạnh đó ba cô con gái kiều diễm giống một bông hồng, một bông huệ tây,
một bông huệ dạ hương trắng. Tất cả làm nên nét kiêu sa, đài các của một gia đình quý tộc. Khi biến cố liên tiếp đổ xuống ngôi nhà kiên cố đó, người chồng luôn im lặng, suy tư- một sự im lặng ẩn chứa ý chí mạnh mẽ của con người. Ông miệt mài tìm cách sáng chế ra vàng. Có lúc “thở dài tuyệt vọng”, có khi “bộ mặt trắng bệch đến khiếp đang
sáng bừng lên, đôi mắt sâu hoắm nhìn ngỡ ngàng từ nơi sâu thẳm đầy thèm khát, mỗi lúc một nở to và lồi ra cứ như chúng muốn nổ tung từ trong hốc mắt” [67; 14].
Thứ hai là khắc họa tâm lí nhân vật sinh động bằng cái nhìn tinh tế và đồng cảm sâu sắc. Nhà văn hóa thân vào nhân vật để cảm, hiểu và mô tả suy nghĩ, tâm trạng. Người kể chăm chú quan sát đời sống bên trong nhân vật bằng việc gia tăng ngôn ngữ tả và để cho nhân vật tư duy trước khi hành động (điều ít có trong cổ tích dân gian).
Truyện Chuyện cây hoa gai (An-đec-xen) miêu tả trạng, suy nghĩ của cây hoa
gai như một con người, tự hào về dòng họ cao quý của mình và buồn bã vì không được đặt đúng chỗ xứng đáng. Thực ra tâm trạng, mong ước của cây hoa gai nhỏ bé, tầm thường chính là khát vọng của nhiều người trong xã hội với “ảo vọng học làm
sang hão huyền”.
Truyện Cô bé bán diêm nghèo giúp ta cảm nhận tâm trạng và ước mơ của cô bé
bán diêm trong đêm giáng sinh lạnh lẽo. Đường phố càng sáng rực ánh đèn, mùi thơm của ngỗng quay từ các căn nhà càng tỏa ra thì bụng em càng đói cồn cào, nỗi cô đơn và khát khao về niềm hạnh phúc gia đình bình dị càng mạnh mẽ. Em bật từng que diêm, ánh sáng nhỏ nhoi thắp lên trong em những ước mơ rất đỗi bình dị. Que diêm thứ nhất, một lò sưởi bằng sắt tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Que diêm thứ hai, một bàn ăn dọn sẵn có cả một con ngỗng quay. Que diêm thứ ba, một cây thông Noel lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực bay lên thành những ngôi sao trên trời. Que diêm thứ tư rực sáng với hình ảnh người bà mỉm cười yêu thương, trìu mến cầm tay em bay lên cao, cao mãi, xa rời tất cả những đói rét đau buồn của hiện thực. Bốn que diêm và thế giới mà nó mở ra vừa thực vừa ảo. Chuyện là bức tranh tương phản với những gam màu sáng tối về xã hội đương thời. Bên cạnh sự phồn hoa của một đất nước tươi đẹp, ngay giữa lòng thành phố tấp nập, vẫn có không ít số phận, cảnh ngộ bi đát. Phải chăng, chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, thiếu vắng tình người đã đẩy thân phận nhỏ bé kia xuống vực thẳm của nỗi cô đơn, tuyệt vọng, và cái chết?
Trong khi đó truyện Nàng tiên cá nhỏ là nỗi đau khổ, trăn trở của nàng tiên cá xinh đẹp khi không thể bước qua thân phận thủy nữ để sống trọn vẹn đời sống con người trần thế. Nàng nguyện hi sinh cả giọng hát, cả gia đình, chấp nhận đôi chân trần
đau đớn để được sống thân phận người. Vậy mà vẫn không thể có được tình yêu của chàng hoàng tử- thủy thủ. Nàng luôn phải đứng trước những lựa chọn khó khăn, mà mỗi quyết định đều là sự đánh đổi đắt giá. Mỗi lựa chọn đều có nước mắt và máu.
3.3.4 Sử dụng mô típ, huyền thoại, yếu tố kì ảo
Trước hết, hai nhà văn đã tái tạo và phát triển các mô típ cổ tích như mô típ tình huống, mô típ nhân vật, mô típ không gian, thời gian, cốt truyện. Tiếp đến là thủ pháp huyền thoại hóa (sử dụng các thi pháp huyền thoại như một chất liệu tạo sự hấp dẫn, kịch tính của cốt truyện), sáng tạo một số huyền thoại mới, lý giải huyền thoại- giả huyền thoại. Bên cạnh đó, các tác giả còn sử dụng yếu tố kì ảo: “kỳ ảo” (có nguồn gốc