4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3 Giọng điệu trần thuật
4.3.1 Khái niệm
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện thực được miêu tả. Giọng điệu có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho gười đọc. Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, nó đa dạng, nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu chủ đạo. “Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng
tác giả trong tác phẩm…”, được xây dựng trên cơ sở cảm hứng chủ đạo của nhà văn.
<Trần Đình Sử, Giáo trình dẫn luận thi pháp học>.
Giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn học mà còn có vai trò thồng nhất các yếu tố khác của hình thức vào một chỉnh thể. Ở các tác phẩm xuất sắc thường có sự kết hợp nhiều giọng điệu. Tuy có sự xuất hiện các giọng điệu khác nhau song bản thân mỗi tác phẩm luôn có một giọng điệu chủ đạo chi phối. Tác giả M.B.Kharapchenko trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn có viết: “Giọng điệu chủ đạo không những
không loại trừ mà còn cho phép tồn tại trong tác phẩm những sắc điệu khác nhau. Những sắc điệu này diễn đạt sự phong phú của những bối cảnh cảm xúc trong việc lý giải những hiện tượng, những khía cạnh khác nhau và giống nhau của đối tượng sáng tác…Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện được biểu hiện trước hết ở trong giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh”.
Như vậy giọng điệu là một trong những phương tiện nghệ thuật quan trọng để nhà văn thể hiện tiếng nói cá nhân mình. Nó “vừa liên kết các yếu tố hình thức khác
nhau, làm cho chúng cùng mang một âm hưởng, cùng một khuynh hướng, vừa là chỗ dựa chính để các yếu tố của tác phẩm quy tụ lại và định hình, thống nhất với nhau theo một kiểu nào đó” <Theo Lê Ngọc Trà>. Do đó mỗi nhà văn có một giọng điệu riêng.
Trong truyện cổ dân gian, cá tính sáng tạo của người kể chưa rõ nét, vì chưa có giọng điệu riêng. Với truyện kể hiện đại, giọng kể là một trong những nhân tố quan trọng làm nên phong cách tác giả cũng như đặc sắc của tác phẩm. Theo tác giả Nguyễn Thái Hòa, giọng kể gồm có các nhân tố như: điểm nhìn của người kể, thời gian kể, luồng hơi tình cảm làm nên giọng văn.