Giọng điệu trần thuật của An-đec-xen và Nhêm-xô-va

Một phần của tài liệu Thi pháp truyện kể C An-đec-xen và B Nhêm-xô-va (Trang 103)

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.2 Giọng điệu trần thuật của An-đec-xen và Nhêm-xô-va

Hai nhà văn đã tạo cho mình một giọng điệu riêng, mới lạ: một An-đec-xen rất đỗi u hoài mà hóm hỉnh, nhân hậu; một Nhêm-xô-va dung dị, đằm thắm mà sắc sảo. Đó là sự kết hợp giữa trữ tình- lãng mạn và tự sự- hiện thực, chủ quan và khách quan. Giọng điệu trữ tình được bộc lộ qua lời trữ tình ngoại đề, bình luận trực tiếp hay qua cách miêu tả trực tiếp thiên nhiên, tâm trạng nhân vật. Giọng khách quan, bình thản thể hiện ở việc phản ánh những vấn đề vừa có tính thời đại, xã hội vừa mang tính cá nhân, cá thể.

4.3.2.1 Giọng khách quan, bình thản.

Các nhà văn trong nhiều truyện kể của mình, thường sử dụng giọng khách quan, bình thản. Đứng ở ngôi kể thứ ba, với tư cách người kể chuyện, họ hoặc biết hết từ đầu đến cuối chuyện hoặc chỉ biết một phần, song thường giữ thái độ khách quan, tạo nên màu sắc tự nhiên cho câu chuyện, đồng thời thể hiện thái độ tôn trọng độc giả.

Tuy nhiên điểm đặc biệt ở hai giọng kể này là ở chỗ, ngay trong thái độ tưởng như “vô can”, “không phản ứng” đó lại ẩn giấu kín đáo nhãn quan của người kể. Đó không phải là cái thản nhiên, thờ ơ mà là sự điềm đạm, tỉnh táo trước mọi vấn đề, tình huống cuộc sống. Có được điều này phải chăng là bởi hai tác giả đều tích lũy cho bản thân nhiều trải nghiệm cuộc sống, từ đó bồi đắp bản lĩnh trước đời sống.

4.3.2.2 Giọng chủ quan- trữ tình

Trước hết đó là giọng điệu u hoài- giọng điệu chủ đạo, trở đi trở lại trong truyện kể An-đec-xen. Vì thế mà có người coi đây là giọng điệu riêng của An-đec-xen. Nó bắt nguồn từ dấu ấn cuộc đời, đặc biệt là tuổi thơ ít niềm vui và những trải nghiệm thấm

thía trong hành trình sống - đi và viết. Nhà văn sử dụng giọng điệu u hoài tạo nên những tự thuật liên tục, thông qua đó kín đáo bày tỏ nỗi trăn trở, có khi là bi quan, tuyệt vọng về sự cô đơn, lạc loài của con người nhỏ bé, về tiền định tai họa và cái chết và những ước mộng không thành của con người. Nó góp phần thể hiện thành công đề tài chủ đạo trong truyện kể An-đec-xen là kẻ lạc loài và ước mộng không thành. Nói cách khác là từ sự trớ trêu của tình huống mà thức tỉnh con người.

Thứ hai là giọng điệu đằm thắm, nhân hậu. Ở An-đec-xen chất đằm thắm, hồn hậu xuất phát từ quan niệm: “Hãy sống vị tha, đó chính là sứ mệnh của bạn”. Bởi thế

mà An-đec-xen luôn dành cho nhân vật của mình nhãn quan trìu mến, bao dung như một sự đồng cảm và trân trọng. Còn với Nhêm-xô-va đó là cái đằm thắm, sâu sắc của một thiên tính nữ mà số phận riêng nhiều mất mát. Hầu như trong 18 truyện kể của mình nhà văn Nhêm-xô-va đều sử dụng giọng điệu hồn hậu, mộc mạc vừa thể hiện “cái nhìn trẻ thơ” trong sáng vừa cho thấy nhãn quan sắc sảo, thiên tính nữ nhân hậu, dung dị mà sâu sắc.

Thứ ba là giọng hài hước, hóm hỉnh, giễu cợt. Đây là giọng điệu thường gặp ở An-đec-xen. Những câu chuyện của An-đec-xen có khi là tiếng cười bông đùa vui vẻ, hả hê; có lúc là cười giễu cợt, châm biếm, u mua. Nhà văn hướng về từng sự vật nhỏ bé, tầm thường, từng hiện tượng đời sống mà đó đây ta bắt gặp, hay những vấn đề nhức nhối và có tính thời sự trong xã hội đương thời. Qua mỗi mẩu chuyện nhỏ ấy, nhà văn phản ánh sắc nét bóng dáng con người và thời đại và thẳng thắn bộc lộ quan điểm sống của chính mình. Từ câu chuyện giữa các cô gà mái và một cái lông, một cuộc tình chóng vánh của đôi tình nhân ả Bóng và anh Quay, đến khát vọng giàu sang của chiếc bóng hay hình ảnh ông vua thích xu nịnh…Tất cả trở thành đối tượng châm biếm của An-đec-xen.

4.3.2.3 Kết hợp giọng chủ quan và khách quan

Nếu kể ở ngôi thứ ba, người kể tạo ra giọng điệu khách quan, thì khi dùng giọng chủ quan, nhà văn thường kể ở ngôi thứ nhất. Người kể chuyện vừa hài hước, hóm

hỉnh, giễu cợt; vừa trữ tình, nhẹ nhàng; vừa thiết tha, u hoài vừa bình thản, lạnh lùng. Giọng hài hước, bông đùa giúp An-đec-xen khéo léo vạch tấm màn hiện thực với các mối mâu thuẫn. Tiếng cười của An-đec-xen trở thành phương thức giải trí bổ ích của trẻ thơ, lay tỉnh người đọc thông qua sự trớ trêu của tình huống, sự phi lí, bất ngừ của cuộc đời và phân biệt ranh giới đúng- sai. Có thề là tiếng cười bông đùa, hóm hỉnh nhẹ nhàng trước những câu chuyện đáng yêu của trẻ con mà ta bắt gặp đó đây. Có khi là tiếng cười giễu cợt, sâu cay nhằm vào những đối tượng, hiện tượng đáng bị đả châm trong xã hội. Có lúc là nỗi niềm xót xa, đồng cảm trước khổ đau, mất mát của con người, hay những suy ngẫm thấm thía về triết lí nhân sinh.

Chẳng hạn ở truyện Bộ quần áo mới của hoàng đế, An-đec-xen phê phán thói xu nịnh, giả dối của người đời. Trong khi tất cả quan cận thần và thần dân được gọi là công dân người lớn, không ai bảo ai, vô tư xu nịnh, cổ vũ vị hoàng đế say mê cái đẹp hình thức đến mức chi tiêu xa xỉ, thì duy nhất có một đứa trẻ dám thẳng thắn kêu lên: “Kìa vua cởi truồng!”. Tính cách và suy nghĩ hồn nhiên, không vụ lợi của một câu bé đã ném vào mặt cả một xã hội người chạy theo quyền lợi mà biến giả thành thật. Cùng chủ đề này còn có truyện Hiệp sĩ nhảy cao. Đây là câu chuyện về ba con vật: Bọ chét, Châu chấu và Bọ nhảy. Bọ chét và Châu chấu nhảy rất cao nhưng không được giải, còn Bọ nhảy nhảy ngay vào lòng công chúa nên được nhà vua trao giải nhất. Hai con Bọ chét và Châu chấu tức quá bảo nhau: “Ở đây chỉ có bọn xu nịnh, còn chúng mình phải

ra nước ngoài mới sống được!” ( Theo Nguyễn Cửu Thọ, Andersen ở thành phố Hồ

Chí Minh- Trích Kỷ yếu Hội thảo 23-24/XI/1995, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996). Có phải vì thế mà An-đec-xen đã từng giã từ quê hương nhiều năm tháng, để đi xa trong những cuộc viễn du, lưu đày? Trong bài thơ Nỗi đau về quê hương của mình, nhà thơ viết: “Tổ quốc tôi là ở phía kia, nơi mà không có tôi tại đó”. Quả là, thông qua văn học, nhà văn đã phản ánh bộ mặt xã hội đương thời với những vấn nạn đáng buồn.

Truyện Một chuyện có thật kể về thói đơm đặt, dựng chuyện của các chị gà mái

Chỉ là chuyện một cô gà bị rụng một cái lông mà trở thành câu chuyện tình yêu với chuỗi những ghen tuông và hậu quả của nó. Quả là nhà văn đã mượn thế giới loài vật để phản ánh vấn đề của xã hội con người, nhất là những thói tật, cách ứng xử trước những tình huống cuộc đời, trong quan hệ cộng đồng giữa người với người…

Truyện Ông lão làm gì cũng đúng đậm chất dân gian hài hước yêu đời, đề cao sự đồng thuận trong tình cảm vợ chồng, và suy rộng ra chính là triết lí sống hồn nhiên, lành mạnh, yêu thương lẫn nhau.

Như vậy hai nhà văn chủ yếu sử dụng ngôi kể thứ ba- thường gặp trong văn học truyền thống. Giọng khách quan này gần gũi với giọng điệu cổ tích. Điều đặc biệt là họ đã kết hợp hài hòa giữa giọng kể khách quan (ngôi thứ ba) và chủ quan (ngôi thứ nhất), cái tôi tự sự và cái tôi trữ tình nhằm đối thoại trực tiếp với độc giả; giọng trẻ thơ và giọng người lớn. Tuy nhiên, dù ngôi thứ ba chiếm ưu thế, nhưng ngay cả khi kể ở ngôi ba nhà văn không hề có ý định giấu mình, mà vẫn bộc lộ cái tôi trữ tình.

Một phần của tài liệu Thi pháp truyện kể C An-đec-xen và B Nhêm-xô-va (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)