4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4.1 Khái lược ngôn ngữ kể chuyện
Mac-xim Gorki từng nói: “Ngôn ngữ là cái áo của mọi tư tưởng”. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất để kiến tạo tác phẩm văn học. Nói tới ngôn ngữ truyện kể không thể không đề cập đến ngôn ngữ tự sự, bao gồm ngôn ngữ của nhân vật và ngôn ngữ của người kể. Ở đây chúng tôi quan tâm đặc biệt quan tâm đến ngôn ngữ của người kể. Vậy ngôn ngữ tự sự (ngôn ngữ trấn thuật) là gì?.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, ngôn ngữ người tự sự được hiểu là phần lời văn độc thoại thể hiện quan điểm tác giả hay quan điểm người kể chuyện đối với cuộc sống được miêu tả. Ngôn ngữ người kể chuyện là lời gián tiếp bằng trần thuật, giới thiệu, miêu tả, bình luận của con người và sự kiện. Ngôn ngữ trần thuật có vai trò then chốt trong phương thức tự sự, là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả.
Ngôn ngữ trần thuật rất đa dạng, gồm ngôn ngữ đối thoại, độc thoại; ngôn ngữ kể, tả, bình luận…Nếu ngôn ngữ đối thoại: giúp nhà văn khám phá và phản ánh đời sống nội tâm nhân vật thì ngôn ngữ độc thoại: là phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí, mô phỏng hành động, cảm xúc suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó.
4.4.2 Ngôn ngữ kể trong tác phẩm An-đec-xen và Nhêm-xô-va 4.4.2.1 Ngôn ngữ đối thoại trực tiếp:
Gia tăng đối thoại nhân vật: người- người, người- thần, người- vật, vật- vật. Lời thoại của nhân vật là hình thức kể chuyện cá thể hóa triệt để tính cách và tình huống đối thoại. Nếu lời kể trong các truyện cổ dân gian mang tính quy ước, tính màu nhiệm thì lời thoại trong truyện kể hiện đại là một phạm trù mĩ học.
Khá nhiều những truyện kể của An-đec-xen được diễn tiến thông qua hàng loạt đối thoại như: Chị vịt Bồ Đào Nha, Người tuyết, Bông hoa đậu, Gia đình nhà cò,
Những bông hoa của bé Ida…
Chẳng hạn truyện Những bông hoa của bé I-da là chuỗi đôí thoại giữa anh sinh viên và cô bé I-da nhạy cảm, yêu hoa cỏ. Có thể nói những đối thoại này đã tạo nên mạch truyện:
- “Vậy sao hôm nay những bông hoa lại tàn tạ vậy hả anh?
- Thế em không biết có chuyện gì với những bông hoa đó sao?Anh sinh viên nói.
- Nhưng hoa có biết nhảy múa đâu, cô bé Ida kêu lên.
- Có chứ, chúng nhảy múa được đấy, anh sinh viên đáp lời.
- Thế trẻ con có được đến những buổi khiêu vũ đó không?”…
Cứ như vậy, câu chuyện của họ xoay quanh những bông hoa nhỏ bé, tàn tạ, mong manh. Qua lời thoại trong sáng, nhạy cảm của cô bé Ida và anh chàng sinh viên, người đọc bị cuốn hút vào câu chuyện của nhân vật. Những câu hỏi và đáp tưởng như viển vông, đơn giản mà chứa đựng nhiều điều đáng suy ngẫm. Những bông hoa nhỏ bé
mong manh hay là cái đẹp sớm tàn phai, rơi rụng? nỗi niềm nhạy cảm với sự vật thiên nhiên nhỏ bé hay là tình thương yêu với bao thân phận người?
Truyện Gia đình nhà cò là cuộc đối thoại giữa cò mẹ với các chú cò con. Từ những câu hỏi ngây thơ của các chú cò con đến những lời dạy bảo, khích lệ của cò mẹ:
- “Các con nhìn kìa, -cò mẹ nói, -cha các con đứng yên như thế kia kìa, dẫu cho
chỉ đứng trên có một chân đấy.
- Nhưng chúng con sợ lắm, - lũ cò con nói, rùi rụt đầu vào trong tổ.
- Thế chúng ta có bị treo lên nướng không hả mẹ? -Những chú cò con hỏi. - Không, nhất định không, - cò mẹ trả lời…”
Các chú cò con cứ hỏi, cò mẹ thản nhiên đáp lời. Câu chuyện của gia đình nhà cò tưởng như chỉ xoay quanh chuyện vặt vãnh, chuyện gia đình, nhưng lại thể hiện suy nghĩ của con người. Câu chuyện là thông điệp về cách ứng xử thân thiện giữa con người và loài vật, nói rộng ra là quy luật nhân –quả. Như vậy là thông qua những đối thoại tự nhiên về những điều bình thường trong cuộc sống, người kể đã thể hiện khách quan quan niệm về cuộc đời, con người.
4.4.2.2 Ngôn ngữ độc thoại :
Chú ý độc thoại và độc thoại nội tâm: Tác giả chú trọng miêu tả nội tâm hơn là ngoại hình. Đó là những ý nghĩ đan xen, những ám ảnh, sợ hãi, giấc mơ và khát vọng của nhân vật. Thủ pháp độc thoại nội tâm này chưa từng xuất hiện trong văn học dân gian, có tác dụng tạo sự gần gũi giữa độc giả và nhân vật. Có khi chỉ là những tiếng nói bên trong sâu kín giấu trong suy nghĩ của cá nhân, có lúc nhân vật thốt ra bằng lời với chính mình như một nhu cầu được giãy bày.
Chẳng hạn truyện Chuyện của gió, tác giả xây dựng hình ảnh nhân vật dòng giõi hoang gia- ông Waldemar Daa, người sống trong lâu đài Marck Stig. Là một người gia trưởng, tự hào vì dòng máu hoàng gia của mình. Nhà văn dõi theo diễn biến nội tâm của con người đặc biệt này thông qua những độc thoại. Khi bà vợ qua đời đột ngột, ba cô con gái khóc trong nỗi đau, ông im lặng nén nỗi đau bằng lời tự nhủ: “Cây cao nhất
có thể uốn xuống được mà không làm gãy cây”.[67; 7]. Những khó khăn liên tiếp đẩy
cuộc sồng vương giả của ông trở thành bần hàn, ông tự động viên mình: “Sau cơn mưa,
trời lại sáng mà, có khác gì đông qua, xuân lại tới. Hết đói nghèo lại đến thời thịnh vượng. Chúng ta không được đánh mất lòng kiên nhẫn; chúng ta phải học cách biết chờ đợi”. Với niềm tin và ý chí sắt đá, “Con người chúng ta cũng thế, muốn là thể nào cũng đạt được” [67; 1]. Ông đã chế luyện ra thứ của cải quý giá: vàng. Ngay trong lúc
hạnh phúc tột cùng đó, ông vẫn reo vui một mình: “Tìm ra rồi! Tìm ra rồi! Tìm ra vàng
rồi! Tìm ra vàng rồi!” [67; 14].
4.4.2.3 Giới thuyết và cam đoan:
Lời giới thuyết thường nằm ở phần mở đầu truyện kể. Đó là cách dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, là lời giới thiệu theo kiểu kể truyền thống, có lúc đặt ra một câu hỏi để gợi trí tò mò của độc giả. Truyện Một chuyện đau lòng, người kể nói rõ “Câu chuyện
gồm hai phần, phần thứ nhất không có gì đáng chú ý, có thể lướt qua…”
Lời cam đoan thường được đưa ra khi người kể kết thúc truyện, cũng có khi thể hiện ở ngay nhan đề. Truyện Một chuyện có thật khép lại bằng lời thú nhận thành thực
của người kể: “câu chuyện này tôi đọc trên một tờ báo, tin hay không là tùy bạn đọc”. Đó có thể là câu văn mang tính khẳng định hoặc nghi vấn, song đều tạo độ đáng tin cậy, tính xác thực của câu chuyện vừa kể, bạn đọc vừa theo dõi. Truyện Công chúa và hạt đậu, người kể khép lại câu chuyện bằng khẳng đinh chắc chắn đối với độc giả: “Đó là
câu chuyện có thật” [67; 142]. Truyện Các hiệp sĩ nhảy cao kết thúc bằng lời chú thích của người kể chuyện: “Cũng nên nói thêm rằng là chính nhờ có cô ả mà chúng ta
biết câu chuyện này, chứ nếu đọc sách thì rất có thể là một chuyện bịa”(Theo Hoàng
Thanh Liêm, Mở đầu và kết thúc truyện Andersen: Truyện kể hay truyện cổ?, Trích
4.4.2.4 Trữ tình ngoại đề.
Khá nhiều truyện kể của hai nhà văn có các đoạn trữ tình ngoại đề nhằm bộc lộ tình cảm, thái độ đánh giá của tác giả, không chỉ về nhân vật, câu chuyện mà là về con người và cuộc đời.
Truyện Chuyện đồng xu bằng bạc, An-đec-xen kết thúc truyện bằng cách để cho đồng xu bạc tự chiêm nghiệm rằng: “Khi con người ta đã trở nên chân chính thật
sự, biết ứng xử một cách nhẫn nại và chân thật thì tất cả đều được sửa sai đúng lúc”[67; 122]. Còn ở truyện Một chuyện đau lòng, người kể ngậm ngùi nhận ra rằng:
“Từ trên cao nhìn xuống những chuyện đau lòng của người khác, người ta không khỏi
mỉm cười”. Hay:“ở đời cần phải biết tự tiến thân mới được”(Các hiệp sĩ nhảy cao).
Nghe Chuyện của gió, chúng ta nhận thấy người kể dõi theo những diễn biến nội tâm của nhân vật Waldemar Daa. Mượn lời nhân vật Gió, người kể góp vào câu chuyện lời bình luận chủ quan của mình. Ví như khi ông Waldemar Daa qua đời, chứng kiến vảnh tượng ba cô con gái đau đớn, khóc lóc thảm thiết, người kể bộc lộ “Thật khó ai có thể giữ được sự bình tĩnh vào những ngày đó, nhưng những người này
đã có ý chí mạnh mẽ, kiên cường chẳng kém gì sự nghèo khổ của họ” [67; 15].
Bên cạnh đó, trong quá trình kể, các tác giả cũng đưa ra những lời bình luận trực tiếp, nhằm bày tỏ thái độ, nhãn quan của mình. Kết thúc truyện Chuyện của gió, người kể chuyện- nhân vật Gió không ngần ngại bày tỏ thái độ, tình cảm của mình với nhân vật Anna Dorothea- người cuối cùng còn lạ của gia đình Waldemar Daa khi bà rơi vào tình cảnh khó khăn: “Tôi thấy thương người con gái đáng tự hào nhất đó. Sự can đảm
của bà là sự can đảm của một người đàn ông’’. Khi con người can đảm cuối cùng của
một dòng họ hoàng gia kiên cường qua đời, con người bị lịch sử lãng quên mãi mãi, Gió hát khúc tiễn biệt đầy thành kính: “Ngày nay, thời buổi mới, mọi thứ đều đổi thay.
Con đường cái xưa nay đã mất hút giữa những cánh đồng trồng trọt. Ngọn gió mới thổi trên những nấm mồ phủ rêu phong và chẳng bao lâu nữa, một con đường sắt sẽ
xuất hiện, kéo theo một đoàn toa xe chạy ầm ầm trên những nấm mồ, nơi mà tên người nằm dưới đó đã bị lãng quên. Tất cả đã qua đi. Tất cả!” [67; 19]
Mặt khác, dõi theo nhiều trang viết của An-đec-xen, ta cảm nhận được chất thi vị, trữ tình. Ngôn ngữ thơ có khi được biểu hiện ở cách đặt nhan đề, đan xen lời kể của tác giả và nhân vật là những chi tiết, hình ảnh, câu văn mang phong vị trữ tình; có lúc bàng bạc trong những đoạn văn miêu tả thiên nhiên. Điều này giúp cho truyện gần với thể loại trữ tình. Chẳng hạn như: Giấc mơ cuối cùng của cây sồi già, Những bông hoa của bé Ida, Cánh hoa rơi từ thiên đường… Truyện Bà chúa băng tuyết, phần V: Trên
đường về nhà, chàng trai Rudy quan sát thấy bức tranh thiên nhiên thơ mộng: “Thời
tiết ảm đạm và sắp mưa. Những đám mây bay thấp như một tấm khăn tang bằng voan treo lơ lửng trên đỉnh núi và phủ lên khắp mỏm sáng lấp lánh. Trong rừng có tiếng rìu chặt và tiếng cây đổ rầm rầm khi chúng lăn xuống sườn núi…Sông chảy rì rào đều đều, gió rít và những đám mây lướt thật nhanh”…[67; 51].
Cần nói thêm rằng ngôn ngữ kể của hai nhà văn còn mang phong vị cổ tích dân gian. Nó được biểu hiện ở cách sử dụng cụm từ mở đầu (chỉ thời gian, không gian); các đại từ xưng hô (chúng ta, các bạn) nhằm nhòe hóa khoảng cách người kể và người nghe.
* * *
Xuất phát từ quan niệm: “không có truyện nào hay hơn truyện do cuộc sống tạo
nên”, C.An-đec-xen đã tạo nên những tác phẩm đậm chất trữ tình, bay bổng, thi vị vừa
trần trụi, hài hước, trào lộng. Nếu nói “Văn tức là người” thì văn phong của ông thể hiện tính cách vừa giản dị vừa sâu sắc, vừa mơ mộng vừa trào lộng, vừa bi vừa hài. Đó là một con người lạc quan, hóm hỉnh, nhân hậu. Tên tuổi của người kể chuyện thiên tài đó là minh chứng cho nghị lực sống và niềm say mê sáng tạo nghê thuật của ông. Cuối cùng thì, “người nghệ sĩ hát rong nghèo khổ” đã chạm khắc tên mình vào nền văn học Đan Mạch và nhân loại chính nhờ những câu chuyện kể dung dị mà sâu sắc. Đúng như
ông từng nói: “ Người ta cho rằng truyện cổ tích là thể loại chẳng có gì đặc sắc và khuyên tôi đừng theo đuổi nó. Nhưng một nhà thơ luôn nghèo khổ trên đất nước của mình, do đó sự nổi tiếng là con chim vàng mà anh ta phải đuổi bắt. Thời gian sẽ chứng minh tôi có bắt được con chim vàng đó hay không?”.
KẾT LUẬN
Xuất phát từ mong muốn khám phá, khẳng định những đặc sắc về thi pháp truyện kể và đóng góp của hai nhà văn thế kỉ XIX trong việc vận dụng sáng tạo hình thức truyện kể dân gian, luận văn tập trung tìm hiểu thi pháp truyện kể của An-đec- xen và Nhêm-xô-va trên các phương diện: mô típ và huyền thoại, thi pháp nhân vật, hình tượng người kể chuyện…
Cầm bút với thiên chức “tôn vinh sự sống và cái đẹp”, tất cả sáng tác của An- đec-xen đều nhằm ngợi ca cuộc sống và vẻ đẹp của thế giới. Ông đã đem đến cho độc giả những tiếng cười vui vẻ, bài học ý nghĩa mà thấm thía bằng văn phong độc đáo. Sự độc đáo từ quan niệm thẩm mĩ, hình tượng nhân vật, ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu tự sự đến các huyền thoại, mô típ. Với thi pháp kể mang đậm dấu ấn cá nhân, mỗi câu chuyện của An-đec-xen là sự kết hợp nhuần nhuyễn và khéo léo chất liệu văn hóa văn học dân gian và màu sắc truyện kể hiện đại. Chính nhờ đó, nhà văn Đan Mạch này đã khoác lên mỗi trang văn của mình tấm áo lộng lẫy, lung linh sắc màu cổ tích, đồng thời toát lên hơi thở cuộc sống và con người trong xã hội đương thời.
Không có gì lạ khi những câu chuyện của người kể chuyện tài hoa ấy lôi cuốn triệu người yêu văn học, đặc biệt là độc giả nhỏ tuổi. Mỗi câu chuyện, mỗi trang văn của C.An-đec-xen là kết tinh những trải nghiệm cuộc đời, lòng nhân hậu dành cho trẻ thơ và trí tưởng tượng kì diệu của một nghệ sĩ nhạy cảm trước mỗi con người, sự vật dù nhỏ bé nhất. Có thể nói C.An-đec-xen là “một nghệ sĩ bình dân vĩ đại” bởi ông đã chạm đến nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn mỗi độc giả. Với thi pháp tự sự độc đáo, kế thừa thành tựu nghệ thuật tự sự dân gian, phát huy sáng tạo di sản văn học dân tộc, đưa lên tầm cao mới của nghệ thuật văn xuôi hiện đại, C.An-đec-xen trở thành cây bút không thể bắt chước. Tác phẩm của ông không dừng lại ở món ăn đặc sắc của văn học Đan Mạch, Châu Âu mà được nhân loại hóa.
Không được nhiều độc giả ái mộ như C.An-đec-xen, song nữ nhà văn của Cộng hòa Séc đã đem đến cho người đọc nhiều khám phá thú vị về đất nước và con người Séc, Châu Âu thế kỉ XIX. Đằng sau những dòng chữ, những lời kể hài hước, nhẹ nhàng là triết lí sống thân thiện với thiên nhiên, vị tha với con người; là thiên tính nữ dung dị, đằm thắm. Góp nhặt những mảnh vụn cuộc đời, B.Nhêm-xô-va trân trọng, nâng niu từng niềm vui, nỗi buồn rất mực đời thường. Xuất phát từ số phận riêng, ẩn sâu trong mỗi truyện kể của bà là khát vọng tình yêu, hạnh phúc gia đình; là niềm tin vào lẽ công bằng, quy luật nhân- quả. Tác phẩm của B.Nhêm-xô-va như một bài thơ, bài hát trữ tình nhẹ nhàng mà sâu lắng, trong trẻo mà thiết tha. Với văn học Séc thế kỉ XIX, bà là người dựng hào lũy; với văn học thế giới, bà là một trong số không nhiều nhà văn kế thừa và làm mới văn hóa văn học dân gian. Chúng ta hoàn toàn tin chắc rằng, tên tuổi và tác phẩm của bà sẽ được đông đảo bạn đọc thế giới và Việt Nam nồng nhiệt đón nhận.
Với giá trị thẩm mĩ và ý nghĩa giáo dục sâu sắc, các truyện kể của C.An-đec-xen