4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Nhân vật
3.2.1 Khái niệm
Nhân vật được hiểu không chỉ là con người cụ thể mà có thể là sự vật hiện tượng được miêu tả trong tác phẩm. Là “đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ”, nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả con người trong văn học, là phương thức tự sự để nhà văn khái quát tính cách con người và phát biểu quan niệm nghệ thuật, lí tưởng thẩm mĩ của người viết. Nhân vật văn học được miêu tả qua biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi
chi tiết, do đó gắn liền với cốt truyện. Nhân vật là một chỉnh thể vận động, có tính cách được bộc lộ trong không gian, thời gian.
3.2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện kể An-đec-xen và Nhêm-xô-va
Thế giới nhân vật trong truyện kể An-đec-xen và Nhêm-xô-va rất đa dạng, không chỉ có con người mà còn có sự vật. Từ những người nghèo khổ, bất hạnh như: nông dân, người đánh cá nghèo, thợ đóng giày, người lính, người làm vườn nghèo, người đàn bà góa, con riêng, mồ côi, hành khất, người hầu… đến những người thuộc tầng lớp bình dân như: thợ săn, thợ kim hoàn, thương gia, và cả những người xuất thân quyền quý: vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, công tước; lại có nhân vật người ngoại quốc, sứ giả. Không chỉ có nhân vật bước ra từ thế giới cổ tích, mà còn có hàng loạt chân dung con người trong xã hội hiện đại như: ngài thị trưởng, nhà thông thái, người lái buôn, thợ thủ công, thủy thủ, Đức tổng giám mục, ông cố vấn, họa sĩ…Bên cạnh đó, thế giới nhân vật - đồ vật, con vật, hiện tượng tự nhiên rất phong phú: gió, Vua Lửa, vua Mặt trời, Mặt trăng, con mèo, bà chuột già, chàng cóc, đại bàng, chim sơn ca, thiên nga trắng, đồng xu bạc, bông hoa cúc…Dù là con người hay đồ vật, mỗi nhân vật của các nhà văn là một mảnh đời, số phận, và qua đó nhằm thể hiện những thông điệp thẩm mĩ và quan niệm nhân sinh về cuộc đời của người nghệ sĩ.
3.2.1.1 Nhân vật là con người
Khác với truyện kể dân gian, nhân vật của hai nhà văn, không phải là những con người đơn giản, một chiều mà có đời sống nội tâm phong phú, phức tạp. Họ không phải là những cỗ máy hành động theo đường thẳng bất biến mà là con người với cá tính riêng. Đặc biệt An-đec-xen kế thừa, học hỏi đặc điểm truyện kể Bắc Âu như thủ pháp tâm lí song song với hành động, gia tăng độc thoại và khắc họa tâm trạng qua ngoại hình.
* Nhân vật hành động:
Trong cổ tích dân gian nhân vật chỉ có hành động, hầu như không có tâm lí. Hành động diễn ra liên tiếp một cách tự phát như phản xạ tự nhiên. Nó không phải là
kết quả của quá trình suy ngẫm, lựa chọn khó khăn, thậm chí đôi khi được sản sinh do tác động và định hướng của ngoại cảnh.
Nhân vật của hai nhà văn không thụ động mà luôn chủ động trong suy nghĩ và hành động. Hành động là kết quả của quá trình tư duy, đấu tranh. Nó cũng là biểu hiện của nỗ lực thay đổi hoàn cảnh thực tại, và khát vọng chiến thắng số phận. Các nhân vật, dù là cỏ cây, đồ vật hay con người đều có đời sống nội tâm phức tạp, sâu sắc. Trong quá trình hiện thực hóa ước mơ thành hành động cụ thể, họ tất nhiên phải đối mặt không ít rào cản, song họ không vì thế mà nản lòng.
Thử tìm hiểu một số nhân vật, ta sẽ thấy rõ điều vừa nêu trên. Nhân vật Ru-đy trong truyện Bà chúa băng tuyết là một con người cá tính. Từ ngoại hình với ‘bộ mặt
sốt sắng” của cậu bé nhỏ tuổi đến “hai má nâu, hàm răng trắng muốt, hai mắt đen long lanh” của chàng trai trưởng thành. Với tính cách “dũng cảm và vui tính”, không bao
giờ khuất phục khó khăn, chàng trai tài nghệ, bản lĩnh này đã phải trải qua không ít thăng trầm. Cuộc đời chàng là những chuyến đi, hành động. Tám tuổi, rời quê nhà Grindelwald đến bang Valais ở nhờ nhà người chú. Hai mươi tuổi, anh chinh phục nhiều dãy núi cao…
Đứng trước những thách thức ghê gớm của thiên nhiên hung bạo, Ru-đy luôn tự khích lệ mình: “Không có gì quá cao mà con người không thể với tới được”, “Ai mà có
lòng tự tin thì chẳng bao giờ thất bại cả”, “Đừng bao giờ tuyệt vọng” [67; 41-
43]…Thông qua hình thức độc thoại nội tâm này, người kể chuyện cho ta thấy ý chí sắt đá của một con người phi thường trước khát vọng chinh phục thiên nhiên . Nhưng khi tìm giữ tình yêu, chàng trai trẻ Ru-đy lại trở lại với con người rất đời thường, cũng có lúc ghen tuông, ngờ vực, mâu thuẫn. Cái chết của Ru-đy như một định mệnh đầy ám ảnh. Nó khiến độc giả phải suy ngẫm về cái hữu hạn của đời người, về khát vọng muôn đời của con người trong cuộc vật lộn với thiên nhiên vô hạn, về giá trị của tình yêu, hạnh phúc. Đồng thời kết thúc truyện cũng gợi lên suy nghĩ: những thế lực bạo tàn, ghê
gớm có thể cướp đi tính mạng- vỏ ngoài của con người, song không bao giờ có thể chế ngự, tiêu diệt khát vọng của họ…
* Nhân vật lưỡng diện
Nhà văn nhìn nhận nhân vật không phải là con người một chiều, rạch ròi, phân định giữa tốt và xấu (như truyện dân gian) mà là cái nhìn đa chiều, nhằm tái hiện “con
người bên trong con người”, chỉ ra những mặt tính cách khác nhau tồn tại trong cùng
một nhân vật.
Nhân vật trong truyện kể An-đec-xen và Nhêm-xô-va vượt lên phạm trù văn học dân gian, không hoàn toàn trùng khớp với các phạm trù đạo đức: Thiện-Ác, Tốt- xấu, cao thượng- thấp hèn, gian-ngay…mà có sự đan xen các đặc tính thẩm mỹ, gần với cuộc sống thật. Mặt khác, nhân vật có thể có những thói tật, thiếu sót và do đó phạm sai lầm tất yếu của con người. Bởi vậy người đọc khó lòng kết án hay ngợi ca nhân vật một cách tuyệt đối, bởi ranh giới xấu-tốt, vừa đáng khen, vừa đáng trách.
Đọc Nàng công chúa kiêu ngạo (Nhêm-xô-va) ta được tiếp xúc với một nàng công chúa nhan sắc chim sa cá lặn nhưng tính cách rất kiêu ngạo. Nàng chủ động tìm kiếm người chồng phù hợp, từ chối lời cầu hôn của nhiều người, không ngần ngại buông lời khinh mạ vị vua trẻ của nước láng giềng là Mi-rot-lap: “Ông vua trên bức
tranh này chưa xứng để buộc giày cho ta”[74; 200]. Thế nhưng khi gặp một chàng trai-
quản gia nhưng có sự đồng điệu trong thẩm thấu âm nhạc thì nàng tha thiết muốn kết hôn cùng người bình dân đó. Nàng sẵn sàng bỏ qua thể diện của một công chúa vương giả, chấp nhận từ bỏ địa vị giàu sang của hoàng cung để sống cuộc đời lao động vất vả, cơ hàn. Một con người sinh ra trong nhung lụa vàng son, chỉ khi bước vào cuộc đời trần thế với gánh nặng mưu sinh nhọc nhằn mới có thể cảm hết giá trị của cuộc sống. Có thể nói trong con người nàng công chúa xinh đẹp, cá tính có nhiều con người đồng tồn tại: một tiểu thư kiêu kì, một cô gái si tình, một phụ nữ lao động bình dân, một người vợ giàu đức hi sinh…
Viết truyện Cô bé lọ lem, Nhêm-xô-va xây dựng nhân vật vợ chồng quỷ già
trong tòa lâu đài. Đặc điểm chung của nhân vật quỷ trong văn học là ngoại hình xấu xí, tiếng cười man rợ, bản chất độc ác, xảo quyệt và sở thích ăn thịt người. Thế nhưng đôi vợ chồng quỷ này lại khác. Quỷ vợ lung lay trước những lời van nơn của ba chị em Lọ lem, nên đồng cho họ trú ngụ tại lâu đài, nhốt vào một cái thùng rỗng để không bị quỷ chồng ăn thịt. Trước những lời khuyên van của vợ, quỷ chồng đồng ý cho ba cô gái ở lại làm người hầu kẻ hạ cho mình.
Truyện Con thiên nga, tác giả lại xây dựng nhân vật mụ phù thủy có trái tim người. Không giống như những mụ phù thủy độc rợ, vô cảm, mụ phù thủy trong câu chuyện vẫn biết rung cảm trước cái đẹp. Vì thế dù nhận lời giúp hoàng hậu- dì ghẻ tham nhẫn mưu hại hoàng tử, phù thủy đã bất ngờ đổi ý. Đứng trước dung mạo đẹp đẽ và hào hoa của hoàng tử trẻ, trái tim phù thủy đột nhiên mềm nhũn. Do đó, thay vì biến chàng thành con vật vĩnh viễn, mụ đã cho chàng cơ hội giải thoát trở về thân phận người. Thậm chí phù thủy còn bắt dì ghẻ nham hiểm biến thành con nhện xấu xí ngay khi hoàng tử được giải thoát khỏi phép thuật.
Người bạn đường(An-đec-xen): nàng công chúa, ban ngày là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, đến đêm trở thành con quỷ đen có tâm địa độc ác. Sắc đẹp của nàng khiến bất cứ chàng trai nào chỉ gặp một lần cũng phải mê mẩn. Đằng sau vẻ đẹp thánh thiện, tinh khiết ấy là một tính cách ngạo mạn, ngang tàn và một trái tim lạnh. Bất cứ người cầu hôn nào không vượt qua thử thách của nàng đều phải chịu cực hình hoặc cái chết. Đêm đến nhan sắc yêu kiều không còn nữa, thay vào đó là một con quỷ đen xấu xí, u mê bị sai khiến bởi mụ phù thủy tàn độc. Tội ác nàng gây ra chất chồng, đáng kinh ngạc chẳng kém gì nhan sắc và cá tính của mình. Thế nhưng sau khi gặp chàng trai nghèo, dũng cảm và nhân hậu, trái tim nàng công chúa đã ấm áp, trí tuệ minh mẫn. Ở đây, nhà văn mượn chi tiết con người bị quỷ sai khiến để nói lên những mặt đối lập bên trong mỗi cá thể. Đó là sự song tồn của cái đẹp- xấu, thiện-ác, đúng-sai…, là cạm bẫy được che đạy bởi chiếc áo khoác và lớp hóa trang lộng lẫy bên ngoài. Qua đó nhà
văn cảnh tỉnh con người hãy luôn sáng suốt để không bị cái xấu xâm nhiễm, điều khiển, đồng thời biết đấu tranh hướng tới sự hoàn thiện nhân cách.
Nghe truyện Nàng tiên cá nhỏ, hẳn độc giả khó mà quên được hình ảnh thủy nữ tự nguyện hi sinh bản thân vì tình yêu. Thế nhưng bên cạnh con người vị tha, cao cả hết mực ấy, vẫn có một con người với những đớn đau, uất hận. Đứng trước nỗi tuyệt vọng khi không được hoàng tử đáp trả tình yêu thầm lặng, sâu sắc của mình; chứng kiến người mình yêu hơn tất cả, đang say sưa trong hạnh phúc bên nàng công chúa nọ, nàng tiên cá nhỏ đã nảy sinh ý định giết chết chàng hoàng tử. Ý nghĩ ấy chợt lóe lên trong khoảng khắc cái hẹp hòi, ích kỉ, tầm thường phẫn nộ. Tuy nhiên, sự bao dung đã chiến thắng. Con dao trong tay nàng vung lên rồi từ từ rơi xuống đất, và nước mắt mỹ nhân ngư lặng lẽ rơi. Dường như, ngay cả con người thánh thiện nhất, vẫn có những suy nghĩ tiêu cực. Bởi vậy, con người luôn phải tự đấu tranh nội tại để chế ngự những phút giây thấp hèn, vị kỉ.
Đây không chỉ là sự khác biệt giữa ngoại hình và tính cách, mà còn là các mặt đối lập trong mỗi con người khi đứng trước tình huống thử thách, lựa chọn. Qua đó, ta thấy con người không đơn giản, một chiều mà phức tạp, đa diện và ranh giới giữa thiện-ác, tốt-xấu, thấp hèn-cao thượng… là rất mong manh.
*Nhân vật tâm trạng
Dù là nhân vật đồ vật hay con người thì nhân vật của An-đec-xen và Nhêm-xô- va phần lớn mang tâm trạng, có đời sống nội tâm phong phú, khá phức tạp. Những trạng thái cảm xúc tâm hồn được bộc lộ chủ yếu qua lời kể tả trực tiếp của nhà văn và dưới hình thức độc thoại nội tâm của nhân vật. Đây là đặc điểm làm nên nét khác biệt giữa truyện kể của hai nhà văn và truyện dân gian truyền thống.
Chẳng hạn truyện Nhêm-xô-va:
Truyện Ba chị em: miêu tả tâm trạng lo âu, thấp thỏm của nàng út An-nut-ca khi công tước tìm đến ngôi nhà của mình. Nàng An-nut-ca bắt buộc phải ra gặp chàng- người mà nàng thầm yêu nhưng phải che giấu thân phận thật. Nàng cố kìm nén nỗi xúc
động: “Tim nàng đập rộn ràng. Nỗi lo âu xen lẫn niềm hi vọng hiện lên trên khuôn mặt
thiên thần của nàng”. Rồi nàng tự hỏi mình: “Chàng sẽ nói gì với ta? Liệu chàng có trừng phạt ta vì một đứa con gái nghèo lại mặc bộ váy đẹp để lừa chàng không?” [74;
42]. Đó là sự mâu thuẫn trong tâm trạng của một người con gái lương thiện, khao khát tình yêu và hạnh phúc. Trong khoảnh khắc ngạt thở ấy, tâm trạng nàng rối bời, đan xen nhiều cảm xúc khác nhau.
Truyện Ba chiếc lông vàng: đoạn kết lột tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Sva-ta-va khi chờ đợi người yêu trong mòn mỏi. Mệt mỏi và đau khổ hằn lên dáng vẻ bên ngoài khiến nàng “xanh xao như một bông huệ… và câm lặng theo dòng “nước
mắt rơi lã chã…”. Khi thấy tiếng vó ngựa dồn dập, “nét mặt nàng rạng rỡ hẳn lên cùng với nụ cười tươi sáng” [74; 112]. Sự kiện người yêu Set-mia trở về, đã đánh thức
niềm lạc quan vui sống, chấm dứt những tháng ngày sầu muộn của cô gái trẻ.
Truyện Những bà mụ tốt bụng (Nhêm-xô-va) miêu tả tâm trạng nhân vật Rô-đi- láp sau bao ngày xa cách trở về, những ý nghĩ vui sướng khi hình dung phút giây đoàn tụ người yêu đang rạo rực trong lồng ngực thì tiếng khóc lóc thảm thiết của cha mẹ về sự mất tích của Ma-ri khiến chàng chết lặng. “Rô-đi-láp sững người, như bị ác quỷ vất
vào sa mạc hoang vu không đường về. Chàng không biết điều gì đang xẩy ra. Như người chết rồi, chàng ngã xuống cái ghế có chiếc váy cưới của Ma-ri và khóc từng cơn cho vợi nỗi đau buồn” [74; 155]. Điều gì đã tạo nên nghị lực cho chàng trai? Đó không
gì khác là kỉ vật tình yêu- bông hồng và viên ngọc mà Ma-ri trao tặng chàng. Nó đã giúp chàng chiến thắng mọi gian khổ để giải thoát cho người yêu. Và ngay khi hạnh phúc là có thật, Rô-đi-láp vẫn không dám tin: “Rô-đi-lap ôm chặt Ma-ri vào vòng tay,
như vẫn cong sợ mất nàng. Sau một hồi bừng tỉnh, họ nhìn nhau và không thể tin vào mắt mình”. Phải chăng, với nhưng con người kinh qua không ít khổ đau trong cuộc đời
thì ranh giới thực-hư, được-mất, khổ đau-hạnh phúc là rất mong manh?
Nàng tiên cá nhỏ (An-đec-xen): nàng tiên cá nhỏ, lần đầu tiên bước ra khỏi vương quốc biển cả, tận mắt khám phá đất liền con người “Nàng tiên cá vô cùng ngỡ
ngàng đến nỗi lặn ngay xuống nước. Rồi nàng lại vươn đầu lên. Tựa như tất cả các vì sao trên trời như đang rơi xuống nàng. Nàng chưa bao giờ được xem pháo sáng đẹp như vậy…”[67; 422]. Khi cứu chàng hoàng tử mà chàng không hay biết, “nàng buồn lắm”.., nàng lặn xuống biển mà lòng nặng trĩu khổ đau và bơi trở về tòa lâu đài của cha mình. Nàng vốn đã là người trầm tư, nay lại càng ít nói hơn”. Nàng nghĩ “ Ôi, chàng không biết rằng chính ta là người đã cứu sống chàng”. Nỗi đau xâm phiếm,
nhưng nàng chỉ biết “thở dài, không thể nào rơi được nước mắt” [67; 437]. Mâu thuẫn nội tâm khi phải đánh đổi giọng hát cho phù thủy, chấp nhận câm lặng và từ bỏ thân phận thủy nữ để có được đôi chân trần biết nhảy múa “trái tim nàng như muốn vỡ tung
ra” khi phải giã biệt người thân vĩnh viễn, khi người nàng yêu sắp cưới một cô công
chúa. Vậy mà hoàng tử đâu có hay biết. Nàng đau đớn tự nhủ: “Ôi, ước gì chàng biết
được điều đó! Mình đã hy sinh vĩnh viễn cả tiếng nói để được bên chàng” [67; 435].
Nàng tự nguyện nhận cái chết về mình đổi lấy sự sống và hạnh phúc cho người yêu. Nàng trở thành một con người về hình hài, nhưng mãi mãi câm lặng trong đau nỗi đau