4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới của ha
Vừa kế thừa quan niệm dân gian trong truyện cổ, vừa có những yếu tố của quan niệm nghệ thuật thời đại mình (Đan Mạch, Séc thế kỉ XIX). Đồng thời mỗi nhà văn có quan niệm nghệ thuật riêng.
3.1.2.1 C..An-đec-xen:
Xuất phát từ quan điểm: “cái đẹp là cuộc sống”, An-đec-xen đến với cuộc đời để ngợi ca sự sống và cái đẹp. Vì thế tác phẩm của ông thấm đẫm hơi thở hiện thực cuộc sống, đúng như ông từng nói: “Không có truyện kể nào hay hơn được những điều do
chính cuộc sống tạo nên”. Người nghệ sĩ tôn vinh những giá trị Chân- Thiện- Mĩ thông
qua việc đề cập đến cái xấu, cái ác như một đối tượng đáng bị ghê tởm, căm ghét. Nói cách khác, An-đec-xen phủ định cái xấu nhằm khẳng định cái đẹp. Mục đích cao nhất của người cầm bút chính là thủy chung với triết lí: những ngáng trở của cuộc đời trên hành trình kếm tìm hạnh phúc, chân lí của mỗi cá nhân.
Quan niệm nghệ thuật về con người của An-đec-xen giàu chất thơ và mang tính nhân văn. Ông luôn nhìn nhận con người trong sự hòa điệu với thiên nhiên, trời đất.
An-đec-xen có cái nhìn thân thiện, hòa hợp với thiên nhiên, đồ vật, dù là “những bông
hoa bên bờ dậu ven đường”. Vì vậy ông luôn hướng đến nỗ lực tạo dựng quan hệ hòa
hợp giữa con người và thiên nhiên. Thiên nhiên có mặt trong rất nhiều tác phẩm của ông ở nhiều vị trí khác nhau, từ mô típ, tình tiết (Bên gốc liễu, Hương mộc tinh, Bầy chim thiên nga…) đến nhân vật chính (Cây thông, Cây hoa gai, Cây lanh, Chim sơn ca, Chuyện đồng xu bằng bạc…). Do đó mỗi đồ vật, cỏ cây mà ông quan sát đều có linh hồn, cuộc đời riêng và không tách biệt quá trình biến sinh bất tận.
Khác với truyện kể Bắc Âu truyền thống, truyện An-đec-xen hướng về những con người bình thường trong xã hội. Các tác phẩm của ông đề cập đến mọi tầng lớp người, từ quý tộc cung đình đến bình dân nghèo khổ. Song cái đích cao nhất mà nhà văn hướng đến không gì khác là cuộc sống nhọc nhằn của những con người xuất thân hèn kém, đặc biệt là trẻ em. Với tư cách là “con người có tâm hồn trẻ thơ, có cái nhìn
trẻ thơ”, nhà văn “dường như đã đưa vào tác phẩm, tình yêu- cái mà suốt đời ông không được biết”. Bởi thế mà ông đã nhìn thấy ở những thân phận bất hạnh tâm hồn
trong trẻo, do đó khát vọng vươn lên nơi họ càng đáng trân trọng biết bao. Song xuất phát từ hoàn cảnh riêng, An-đec-xen không ru ngủ con người, đặc biệt là trẻ em trong những giấc mơ phù phiếm, mà đặt họ bên cạnh hiện thực cuốc đời còn ngổn ngang khổ đau, phi lí. Đó là những ngáng trở của cuộc đời, là sự tiền định tai họa và cái chết.
An-đec-xen dành cho những con người nhỏ bé- lạc loài số lượng trang viết nhiều hơn, niềm cảm thương sâu sắc hơn và sự khích lệ chân thành của người “nghệ sĩ bình
dân”. Đúng như ông từng nói: “Hãy sống vị tha, đó chính là sứ mệnh của bạn”, An-
đec-xen luôn dành cho không chỉ trẻ em mà cả những ai từng lầm lạc cái nhìn nhân hậu, trìu mến, bao dung. Tấm lòng vị tha của nhà văn đã khích lệ và thắp sáng ước mơ, định hướng lối sống, cách ứng xử cho độc giả.
3.1.2.2 B.nhêm-xô-va
Trước khi nói đến nhà văn Nhêm-xô-va, nên nói về bà- với tư cách một người phụ nữ mà cuộc đời trải không ít thăng trầm, đặc biệt trong hôn nhân. Ngay từ nhỏ, cô
bé đã sống xa cha mẹ, bên cạnh bà ngoại nhân hậu. Lớn lên, Nhêm-xô-va lại phải đối diện với cuộc hôn nhân sắp đặt. Những thiếu thốn tình cảm gia đình, cuộc hôn nhân hờ hững và trách nhiệm với những đứa con khiến bà đau đớn. Thế nhưng tất cả nỗi đau riêng ấy, đã bồi đắp nên trong tâm hồn người phụ nữ này lòng vị tha, bao dung, nhân hậu. Cái dung dị mà đằm thắm, trẻ thơ mà sâu sắc thấm đẫm mỗi trang viết, lời kể của bà. Dường như trong mỗi câu chuyện kể của mình, nữ sĩ muốn gửi lại cho độc giả tình yêu đời tha thiết, khát vọng hạnh phúc nhỏ bé, bình dị của mỗi người nữ trong cuộc đời. Nhêm- xô- va không phát biếu quan điểm sáng tác, bà bộc lộ nó bằng văn học. Thông điệp mà Nhêm-xô-va muốn gửi tới bạn đọc chính là tình yêu thương; là triết lí sống giản dị, hồn hậu; là xây dựng mối quan hệ thân thiện, bền chặt giữa con người với con người, con người và giới tự nhiên.