Đội ngũ sáng tác và các quan niệm về văn xuôi nghệ thuật, về thể loại văn xuôi nghệ thuật

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của một số thể văn xuôi quốc ngữ trên Nam Phong tạp chí (Trang 31)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.2.2. Đội ngũ sáng tác và các quan niệm về văn xuôi nghệ thuật, về thể loại văn xuôi nghệ thuật

xuôi nghệ thuật của các tác giả văn học giai đoạn giao thời (1900- 1930).

Để hoàn thiện một tác phẩm văn học và đưa nó đến được với công chúng cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố, nhưng yếu tố trước nhất và quan trọng nhất mà nếu không có nó thì những "sản phẩm tinh thần" này sẽ không bao giờ tồn tại đó là người sáng tác. Chính đội ngũ này với cách cảm, cách nghĩ, cách quan sát và trải nghiệm đời sống khác nhau đã tạo nên sự phong phú, đa đạng cho kho tàng văn học nhân loại. Chính họ, cùng với các quan niệm về con người, về cuộc sống, về văn chương nghệ thuật... đã trực tiếp quy định đặc điểm, tính chất, nội dung và phương thức thể hiện của các tác phẩm văn học. Vì vậy, những thay đổi trong đội ngũ nhà văn cũng như những chuyển biến trong quan niệm của họ, ở những giai đoạn lịch sử nhất định, là một tiền đề hết sức quan trọng dẫn tới những chuyển biến của cả nền văn học (trong giai đoạn đó) nói chung và của hệ thống các thể loại nói riêng.

1.2.2.1. Đội ngũ sáng tác văn học giai đoạn giao thời trong mối quan hệ với sự thay đổi hệ thống thể loại.

Giai đoạn giao thời (1900 - 1930) là giai đoạn hình thành và tập hợp một đội ngũ tác giả văn học đặc biệt phức tạp. Có thể nói, đây là thời kỳ chuyển giao giữa các thế hệ nhà văn, là giai đoạn chung của nhiều loại hình tác giả truyền thống và là thời kỳ phôi thai của những loại hình nhà văn hiện đại mà hoạt động sẽ kéo dài cho đến giai đoạn sau. Đồng thời, trong giai đoạn này, do đặc điểm giao thời giữa hai nền văn học, cũng xuất hiện những loại hình tác giả đặc thù chưa từng có trong quá khứ và cũng không xuất hiện trở lại trong những thời kỳ tiếp theo. Tính chất giao thời của văn học bao trùm lên tất cả mọi loại hình nhà văn, một mặt, làm cho ngay cả những nhà văn theo kiểu truyền thống cũng có những nét đi ra ngoài khuôn khổ, nhưng mặt khác cũng chưa cho phép hình thành những kiểu nhà văn - nghệ sĩ hiện đại.

a. Đội ngũ tác giả văn học là các nhà Nho.

Trong lực lượng "phức hợp" rất đông đảo đội ngũ sáng tác giai đoạn giao thời, trước hết phải kể tới các nhà Nho. Năm 1909, cái chết của Nguyễn Khuyến đánh dấu sự ra đi của tác gia cuối cùng thuộc thế hệ những nhà Nho sáng tác văn chương của thế kỷ XIX. Tuy nhiên, vai trò của nhà Nho trong địa hạt văn hoá không vì thế mà chấm hết. Sự nối tiếp của kiểu trí thức - tác

gia văn học này được thể hiện ở một thế hệ ưu tú tiếp theo trước khi nhà Nho lùi hẳn vào quá khứ: những chí sĩ yêu nước. Đại diện tiêu biểu của thế hệ đó là những tên tuổi kiệt xuất như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Đức Kế... Phần lớn họ đều xuất thân từ những gia đình có truyền thống thi thư, được hun đúc trong môi trường giáo dục truyền thống, họ là những đại biểu ưu tú cuối cùng của văn chương truyền thống.

Nhà nho chí sĩ có một nỗ lực phi thường của trí thức truyền thống trong việc đương đầu với những hoàn cảnh mới, những vấn đề mới của dân tộc. Họ là những người phủ định quyết liệt nhất văn chương cử tử. Hành động đốt thi, văn tập của Nguyễn Thượng Hiền, trên một phương diện có ý nghĩa như là việc phê chuẩn cho sự phân rã của mô hình văn học truyền thống từ những đại diện xuất sắc nhất của nền văn chương đó. Đứng giữa ngã ba lịch sử, thâm nhiễm văn hoá truyền thống từ máu thịt, nhưng lại nỗ lực tự vứt bỏ, tự phủ định, được mở rộng tầm mắt trước những quan hệ giao lưu và những nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới nhưng lại không nhập cuộc được hoàn toàn vào thế giới hiện đại, thế hệ các nhà Nho chí sĩ duy tân tiêu biểu cho một cuộc gặp gỡ bất thành giữa truyền thống và hiện đại. Bất thành ở những mục tiêu cụ thể do chính họ đặt ra nhưng lại mở ra những con đường mới, những cánh cửa mới cho lịch sử dân tộc. Lĩnh vực sáng tác "sở trường" được các nhà nho chí sĩ dành nhiều tâm huyết và cũng nhiều thành tựu là văn chương viết bằng chữ Hán và chữ Nôm với các hệ thống thể loại truyền thống: thơ, phú, truyện lịch sử, văn tế, văn sách... Xét về phương diện loại hình học tác giả, những nhà Nho chí sĩ là biến dạng của loại hình nhà Nho hành đạo - trung nghĩa, trong một hoàn cảnh lịch sử mới. Đối với họ, văn chương chỉ là một phần của hoạt động yêu nước, chống ngoại xâm, là phương tiện hữu hiệu để phục vụ cho hoạt động chính trị - xã hội.Vì vậy, văn chương của người chí sĩ yêu nước cũng chính là sự tiếp nối văn chương của nhà Nho hành đạo - trung nghĩa. Hoàn cảnh lịch sử cũng như những yêu cầu hoạt động cách mạng đã tác động, làm nên nhiều nét mới mẻ trong các sáng tác văn chương của nhà Nho chí sĩ. Tuy nhiên, những quan niệm của họ về văn chương, bản chất, nghĩa vụ, giá trị đích thực của văn chương vẫn nằm trong quỹ đạo của văn học truyền thống. Đối với họ,

văn chương vẫn mang nặng chức năng hành đạo, giáo hoá, dùng để biểu đạt "tâm", "chí", "đạo" với một cái đẹp không tách rời khỏi cái chí thiện, họ không coi văn chương là mục đích để đeo đuổi dù gởi gắm vào đó rất nhiều tài năng, tâm huyết. Hoàn toàn xa lạ với văn học hiện đại và văn học phương Tây, thấm nhuần truyền thống văn chương chính thống thời trung đại, con đường sáng tác của nhà Nho chí sĩ là con đường đi đến tận cùng những giới hạn khả năng của văn học truyền thống trong việc phản ánh những vấn đề lớn của thời đại và dân tộc. Vì vậy, việc kiến tạo nên một mô hình văn học mới cho tương lai không đặt ra và cũng là bất khả đối với người chí sĩ yêu nước. Tuy nhiên, muốn xây dựng một nền văn học mới, hiện đại không thể lãng quên đi quá khứ, hệ thống thể loại văn học hiện đại bao gồm cả những thể tài được cách tân từ văn chương truyền thống và các sáng tác của nhà Nho chí sĩ đã có đóng góp không nhỏ, làm sống lại nhiều thể loại văn học từ thời quá khứ tưởng chừng đã bị lãng quên...

Bên cạnh những nhà Nho - chí sĩ yêu nước, đội ngũ tác giả văn học là các nhà Nho giai đoạn giao thời còn có sự góp mặt của loại hình nhà Nho tài tử, với đại diện xuất sắc nhất (có lẽ cũng là cuối cùng): Tản Đà.

Xuất thân từ một gia đình khoa bảng, từng theo đuổi cựu học và cũng từng dấn thân vào con đường cử nghiệp (nhưng bất thành), khác với các nhà Nho chí sĩ, Tản Đà có theo đuổi tân học nhưng cũng chỉ đến mức hết cấp sơ học trong hệ thống giáo dục Pháp-Việt. Điều đó cũng đủ để tạo nên những nét đặc trưng trong văn nghiệp của Tản Đà. Nếu như sáng tác của nhà Nho chí sĩ là sự tiếp nối của bộ phận văn chương chính thống mang chức năng hành đạo, giáo hoá, thì sáng tác của Tản Đà lại là sự kế thừa của bộ phận văn học mang đậm tính nghệ thuật nhất của văn học quá khứ. Trong quan niệm về bản chất, chức năng của văn chương và cái đẹp, Tản Đà không khác gì những nhà Nho chí sĩ. Ông coi trọng "văn vị đời" hơn "văn chơi", hoà lẫn cái Đẹp vào cái chí Thiện. Tuy vậy, con đường đi trong sự nghiệp sáng tác của ông không giống các nhà Nho chí sĩ, con đường ấy dẫn đến nhà nghệ sĩ hơn là dẫn đến nhà cách mạng. Tản Đà chủ yếu viết văn bằng chữ quốc ngữ và là một trong những nhà kiến thiết của văn chương mới bằng chữ quốc ngữ. Đặc điểm này phản ánh trong chính cuộc đời hoạt động văn chương của ông. Ông mở Tản Đà thư điếm, làm chủ bút Hữu Thanh tạp chí, An Nam tạp

chí, tham gia viết bài cho nhiều tờ báo đương thời. Ở Bắc Kỳ, Tản Đà thuộc

vào số những người tiên phong sáng tác văn xuôi bằng chữ quốc ngữ. Ông xuất hiện trên Đông Dương tạp chí với "Một lối văn Nôm", ông viết "nhàn

đàm", "tiểu thuyết", "du ký", "mộng ký" "truyện"...Có thể nói, Tản Đ à là người có ý thức trong việc kiến thiết một nền văn học mới, thế nhưng cái dự án đó của ông lại là một sự bất thành. Cái ông để lại cho thế hệ sau và cũng là cái mà các nhà Thơ mới dựa vào đó để tôn ông làm chủ soái thi đoàn "chứng giám cho công việc của lớp người kế tiếp" chính là nghệ thuật thơ ca, và đó cũng là bộ phận văn chương đạt được nhiều thành tựu nhất của văn học quá khứ. Mô hình hệ thống thể loại văn xuôi mà Tản Đà hơn một lần cố công phân định lại là mô hình không thể áp dụng được cho văn họ c hiện đại. Ở đây, con đường văn nghiệp của Tản Đà lại gặp những nhà Nho chí sĩ ở một điểm: đẩy tiếp đến cùng những giới hạn khả năng của văn chương truyền thống chứ không sáng tạo nên được những mô hình văn học mới. Đó vừa là hạn chế, vừa là đóng góp của đội ngũ sáng tác nhà Nho chí sĩ và Nhà Nho tài tử cho văn học hiện đại.

Cùng với hai loại hình nhà Nho: người chí sĩ yêu nước và người tài tử, đội ngũ tác giả văn học nhà Nho giai đoạn giao thời không thể thiếu bộ phận sáng tác văn chương chuyên nghiệp. Đây là một kiểu tác giả đặc trưng của giai đoạn giao thời, bao gồm những tên tuổi tiêu biểu: Nguyễn Hữu Tiến, Phan Kế Bính, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Đỗ Mục...

Xuất thân từ cựu học, có nhiều người trong số họ đã từng theo đòi khoa bảng nhưng sự tàn cục của nền giáo dục truyền thống không cho phép các ông theo đuổi tiếp nghiệp khoa cử. Mặt khác, chịu ảnh hưởng của các phong trào Duy tân đang diễn ra sôi nổi trong những năm 1905 - 1907, nhiều người tình nguyện rời bỏ con đường học vấn kiểu cũ (Phan Kế Bính). Các nhà Nho vốn là những người coi trọng đạo lý, sống có nhân cách. Trước hoàn cảnh nước mất, nhà tan, họ không chịu vướng vào ràng buộc của chốn quan trường cũng không thể trở thành tay sai cho chính quyền thuộc địa. Nhưng hầu hết các nhà Nho sáng tác văn chương ở buổi giao thời đều không tham gia các phong trào cách mạng để trở thành những chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và cũng không một ai có khí chất mạnh mẽ và lối sống "bất cần" theo kiểu tài tử như Tản Đà. Họ lựa chọn môi trường hoạt động là những tờ báo bằng chữ quốc ngữ, xuất

bản công khai, do người Việt làm chủ bút. Nguyễn Đỗ Mục phụ trách phần Hán Văn và mục "hài đàm" trên tờ Trung Bắc tân văn, Phan Kế Bính làm trợ bút và

biên tập viên cho Đông Dương tạp chí… Đối với các ông, báo chí vừa là một

nguồn mưu sinh, vừa là một địa bàn hoạt động gần gũi với công việc "trước thư lập ngôn" của nhà Nho truyền thống. Công việc của các ông chủ yếu tập trung vào dịch thuật văn chương cổ bằng chữ Hán của Việt Nam và Trung Quốc sang chữ quốc ngữ, viết các công trình khảo cứu, biên khảo về văn hoá truyền thống. Một số tác giả như Nguyễn Bá Học, Nguyễn Trọng Thuật, Phan Kế Bính... tham gia viết "đoản thiên tiểu thuyết", "tiểu thuyết", "truyện danh nhân" và cả "du ký"... Do nguồn gốc học vấn gắn bó sâu sắc với nền cựu học nên sáng tác của những tác gia này chủ yếu là theo con đường chuyển dịch những thể loại văn học truyền thống sang văn học quốc ngữ hơn là theo đuổi những thể loại văn học mới. Văn chương đối với họ vẫn chưa đi ra ngoài khuôn khổ quen thuộc của một thứ phương tiện giáo hoá. Trong một thời điểm lịch sử nhất định, hoạt động của các tác gia này đã tạo nên sự phong phú và sôi nổi cho đời sống văn chương đương thời. Các ông đã để lại cho văn học dân tộc nhiều dịch phẩm, nhiều công trình khảo cứu có giá trị. Mặc dù, trong tư cách là người hướng đạo cho văn học tương lai, các ông không làm được gì nhiều, những sáng tác của ông cũng chưa thể hiện được sự "định hình" và phát triển của những thể loại "nhỏ bé" trong quá khứ và sự "thăng hoa" của chúng ở tương lai..., nhưng những thành tựu mà các ông đạt được cho phép khẳng định khả năng sáng tác văn chương bằng chữ quốc ngữ - thứ văn tự còn khá xa lạ lúc bấy giờ.

b. Những nhà văn - trí thức tân học.

Đây là loại trí thức chưa từng xuất hiện trong lịch sử. Nói đến các trí thức tân học, người ta thường nhắc đến bộ tứ nổi danh, các học giả đầu tiên đương thời "Quỳnh, Vĩnh, Tốn, Tố" (Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Văn Tố). Sau thế hệ của Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, trong ba thập niên đầu thế kỷ XX, Bắc Kỳ còn xuất hiện thêm nhiều gương mặt trí thức tân học mới như: Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Công Hoan... Khác với các tác giả nhà Nho, các nhà văn, trí thức tân học đều được đào tạo và tiếp thu những kiến thức văn hoá mới một cách có hệ thống trong nhà trường Pháp - Việt. Họ đều là những người nắm được đầy đủ nhất những tri thức về văn hoá, văn học phương Tây so với những tác giả xuất thân cựu học. Tuy nhiên, không vì thế mà

họ ly khai với văn hoá truyền thống, trái lại một số người như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố là những người rất uyên thâm trong lĩnh vực này. Có điều, học vấn của các ông về văn hoá truyền thống chủ yếu thông qua con đường tự học, tự tìm hiểu chứ không hoặc ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nền giáo dục cũ.

Vì vậy, các trí thức tân học này có một khoảng cách nhất định với văn học truyền thống, thoát khỏi những ràng buộc của hệ thống thể loại cũ. Phần lớn họ đều không có khả năng sáng tác nhiều thể loại văn học truyền thống như: từ, phú, hành, hát nói, văn sách, lục... Họ là nhà văn của những thể loại mới như: "tiểu thuyết", "đoản thiên tiểu thuyết", "kịch", "ký"… Mặc dầu vậy, trên những thể loại mà họ thể nghiệm, sức ảnh hưởng của văn chương truyền thống vẫn còn đậm. Trên văn đàn, họ là trụ cột của nền văn học mới, là đội quân tiên phong thể nghiệm những thể loại du nhập từ phương Tây. Nguyễn Văn Vĩnh, chủ bút Đông

Dương tạp chí và Phạm Quỳnh - chủ bút Nam Phng tạp chí (hai tờ tạp chí giữ vai

trò quan trọng đối với chữ quốc ngữ buổi giao thời), đã tập hợp xung quanh mình một đội ngũ tác giả văn học đông đả và đầy đủ mọi lĩnh vực. Hai ông cũng là những người tích cực trong việc truyền bá văn học phương Tây vào Việt Nam thông qua một đội ngũ tác giả văn học đông đảo và đầy đủ mọi lĩnh vực. Hai ông cũng là những người tích cực trong việc truyền bá văn học phương Tây vào Việt Nam thông qua dịch thuật. Thông qua những hoạt động này các ông đã kiến tạo nên một mô hình văn học cho tương lai - một mô hình của thơ, kịch, tiểu thuyết, lấy phương án phát triển là học tập phương Tây trong sự dung hoà với văn hoá phương Đông.

Cùng thời và tiếp theo Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, các nhà văn: Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách, Đặng Trần Phất là những người tiếp nối một con đường, cụ thể hoá những định hướng lý luận bằng sáng tác vă n học. Cả Nguyễn Bá Học và Phạm Duy Tốn đều là những người viết "đoản thiên tiểu thuyết" đầu tiên ở giai đoạn văn học giao thời nhưng nếu Nguyễn Bá

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của một số thể văn xuôi quốc ngữ trên Nam Phong tạp chí (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)