Những đóng góp của "truyện ngắn" trên tạp chí Nam Phong cho quá trình hiện đại hoá văn

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của một số thể văn xuôi quốc ngữ trên Nam Phong tạp chí (Trang 92)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.3. Những đóng góp của "truyện ngắn" trên tạp chí Nam Phong cho quá trình hiện đại hoá văn

trình hiện đại hoá văn học Việt Nam.

Vào những năm đầu thế kỷ XX, báo chí là nơi công khai giới thiệu những truyện ngắn đầu tiên của nền văn xuôi quốc ngữ. So với các báo tạp chí công khai cả trong Nam, ngoài Bắc thì Nam Phong là tờ tạp chí đăng nhiều "đoản thiên tiểu thuyết" nhất. Những sáng tác này cũng "già dặn" hơn về mặt nghệ thuật, phong phú hơn về mặt nội dung so với các truyện ngắn đăng trên các báo, tạp chí cùng thời vì Nam Phong có một đội ngũ sáng tác đông đảo, đa dạng (cả tân học lẫn cựu học), tờ tạp chí này lại có một nền tảng lý luận (có thể coi) là vững chắc và mới nhất thời ấy.

Tuy nhiên, đến những năm 20, "truyện ngắn" trên Nam Phong giảm dần uy

thế và sức ảnh hưởng của mình vì trên văn đàn xuất hiện nhiều truyện ngắn của những cây bút tài danh khác. Các tác giả này, dù muốn hay không thì họ cũng đã sáng tác hàng loạt truyện ngắn mà sự tác động của nó đến đời sống văn học không phải là nhỏ. Những cây bút tiêu biểu là Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Công Hoan.

Chúng tôi đưa ra vấn đề này mục đích là để có được những nhận xét, đánh giá khách quan về những hạn chế và đóng góp của truyện ngắn Nam Phong cho văn

học dân tộc trên cơ sở so sánh với truyện ngắn của các tác giả khác cùng thời. Phan Bội Châu (1867 - 1940) là nhà chí sĩ viết văn, với ông văn chương không phải là một nghề mà là một thứ vũ khí để làm cách mạng. Phan Bội Châu viết nhiều thể loại khác nhau từ thơ, phú, truyện ký, tiểu thuyết chương hồi đến những truyện ngắn có xu hướng hiện đại. Ông là tác giả có công nhất trong việc cách tân những thể loại văn học truyền thống, thổi vào đó luồng gió mới của đời

sống thực tại. Không phải vô cớ mà PGS.Vũ Ngọc Khánh trong phần giới thiệu tập Truyện và ký của Phan Bội Châu do Chương Thâu tuyển chọn đã nhất mực

khẳng định: "Nếu tôi được phép chép văn học sử về đầu thế kỷ XX, tôi vẫn muốn có khuynh hướng để Phan Bội Châu trong hàng đầu những người viết truyện ngắn (như nhóm Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí đến An Nam tạp chí). Ghi

tên ông vào hàng đầu với danh hiệu hẳn hoi: Nhà chí sĩ viết truyện ngắn".

Phan Bội Châu viết không nhiều truyện ngắn nhưng sáng tác khá nhiều "truyện". Thời gian đầu, ông viết một số truyện về những người yêu nước đã hy sinh trong phong trào chống Pháp. Những truyện này gần với thể liệt truyện hoặc truyện ký của văn học truyền thống nên hạn chế những tình tiết cụ thể, gây xúc động, thiếu vắng những đoạn miêu tả tâm trạng, cảm xúc nhân vật... Về sau, với những truyện như: Chân tướng quân, Truyện ông Lý Hô, Chiếc tai hồng... Phan

Bội Châu đã đi từ "truyện" sang "truyện ngắn". Ở những truyện ngắn này đã có những thay đổi đáng kể về cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Trước hết là những thay đổi về tư tưởng chính trị, quan điểm làm người. Sau là cách sắp xếp cốt truyện, đưa những đoạn tả cảnh, tả người, cả những tình tiết hư cấu vào nội dung, làm cho truyện trở nên hấp dẫn. Tuy nhiên, do bị chi phối bởi truyền thống kể chuyện kiểu liệt truyện và do không chịu chút ảnh hưởng nào của văn học phương Tây nên truyện ngắn của Phan Bội Châu vẫn có nhiều hạn chế về mặt nghệ thuật. So với nhiều truyện ngắn của Nam Phong thì các truyện ngắn của cụ

Phan tiến bộ hơn về mặt nội dung phản ánh bởi nhà chí sĩ yêu nước đã thẳng thắn chĩa mũi dùi đả kích vào bọn thực dân và tay sai, phản ánh cuộc đấu tranh yêu nước và cách mạng của nhân dân, điều mà các tác giả Nam Phong (do sự chi phối của hoàn cảnh, vị trí xã hội) đã không làm được. Thế nhưng truyện ngắn của Phan Bội Châu lại lạc hậu hơn về nghệ thuật xây dựng nhân vật, cốt truyện, cách sử dụng chi tiết, tạo tình huống, các nhân vật trong truyện của Phan Bội Châu chưa được quan niệm theo văn học hiện đại. Nói chung thì truyện ngắn phan Bội Châu chỉ như chứng tích của một lỗ lực cách tân bất thành.

So với Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc có nhiều thành công hơn với thể loại truyện ngắn, bởi vì lúc đó tác giả này sống và sáng tác ở châu Âu, ở trung tâm của văn chương châu Âu. Các truyện ngắn viết vào những năm 20 của Nguyễn Ái Quốc như: Pari, Lời than của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Varen

rất hiện đại. Trong những truyện ngắn của mình, Nguyễn Ái Quốc đã mô tả hoàn cảnh bi đát của những người dân nghèo, nạn nhân của sự bất công và chiến tranh phi nghĩa dưới chế độ thực dân. Đối lập với cảnh ấy là cuộc sống xa hoa, thừa thãi của bọn thực dân ăn bám. Tác giả cũng kịch liệt phê phán bọn vua quan hèn hạ can tâm làm tay sai cho thực dân Pháp bóc lột đồng bào mình.

Có thể nói, cùng với truyện ngắn của Phan Bội Châu, truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc đã phản ánh được một trong những khía cạnh quan trọng của hiện thực xã hội thời điểm này. Đó là tình trạng khổ nhục vì mất nước, là cuộc đấu tranh anh dũng, kiên trì, liên tục để giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Đây là một thực tế nhức nhối mà "truyện ngắn" trên Nam Phong tạp chí

chưa thể hiện được. Điều này không khó hiểu bởi Nam Phong là tờ tạp chí do

người Pháp sáng lập, chịu sự bảo hộ của thực dân Pháp, Nam Phong đương nhiên

không thể nào nói xấu người bảo hộ mình. Nội dung của tờ tạp chí này cũng bị kiểm duyệt rất gắt gao, phải phụ thuộc vào sự điều khiển của thực dân Pháp... Nhiều tác giả của Nam Phong không phải không có lòng yêu nước, nhưng họ

cũng như phần lớn tri thức đương thời không dám trực tiếp đứng lên đấu tranh, họ giữ tư tưởng cải lương. Họ cũng phản ánh đời sống xã hội nhưng chỉ dừng lại ở bình diện đạo đức, ở gia phong, ở những hủ tục... chứ không thể phản ánh cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân, càng không thể chĩa mũi dùi đả kích vào thực dân và bè lũ tay sai. Dù muốn hay không, những tác giả của Nam Phong cũng

không thể thực sự thoải mái viết những điều mình nghĩ, mình muốn. Đó là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự hạn chế về nội dung phản ánh của "truyện ngắn" trên

Nam Phong so với các sáng tác của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc.

Về mặt hình thức nghệ thuật, truyện ngắn trên Nam Phong có nhiều điểm

tiến bộ hơn truyện ngắn của Phan Bội Châu nhưng so với ác sáng tác của Nguyễn Ái Quốc thì còn non kém hơn nhiều. Văn xuôi của Nguyễn Ái Quốc những năm hai mươi đã được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật mới mẻ và hiện đại. Tác giả được ví như một "ngọn bút phương Tây sắc sảo, rất điêu luyện, rất Pháp" [ 42 ].Trong truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc, nghệ thuật miêu tả, kể chuyện, phân tích, hài hước, châm biếm... được kết hợp với nhau nhần nhuyễn, vừa lôgic, vừa bất ngờ, linh hoạt mà chặt chẽ. Truyện có nhiều kiểu cấu tạo khác nhau, có khi là câu chuyện kể giản dị, một tình thế kịch, có khi là một giấc mơ, một câu chuyện hồi tưởng... Bút pháp sở trường của Nguyễn Ái Quốc là châm biếm nhưng

không lộ liễu mà rất kín đáo, sâu sắc. Lối tả cảnh và khắc họa nhân vật của tác giả cũng hết sức tài tình. Chỉ bằng vài nét chấm phá mạnh và chắc là cả tâm tính của một loại người được dựng lên sâu tới tận bản chất. Trong truyện của mình, Nguyễn Ái Quốc đã dày công chọn lọc và tạo nên những tình huống mang tính chất tương phản rất cao giữa hai loại hình tính cách: bà Trưng Trắc (tiêu biểu cho tính cách của người dân Việt Nam) hiên ngang, bất khuất bao nhiêu thì Khải Định (tiêu biểu cho bè lũ tay sai tham sống, sợ chết) bé nhỏ, hèn nhát bấy nhiêu, Phan Bội Châu kiên cường, ung dung bao nhiêu thì VaRen trơ trẽn, lố bịch bấy nhiêu... Nguyễn Ái Quốc có lối vào truyện và kết thúc truyện giản dị, tài tình. Mỗi truyện của Người khi khép lại vẫn tạo dư âm trong lòng người đọc với những cảm xúc thấm thía, suy tư sâu rộng.

Nói đến tác giả truyện ngắn những năm hai mươi không thể không nói về Nguyễn Công Hoan - một cây bút hiện thực xuất sắc với thể loại truyện ngắn thời kỳ 30-45. Vào những năm hai mươi tuy chưa đạt được đỉnh cao của nghệ thuật viết truyện ngắn nhưng Nguyễn Công Hoan đã thể hiện cho người đọc thấy những bước đi vững chắc đầu tiên đến với văn học nói chung và với thể loại truyện ngắn nói riêng. Ông đã viết nhiều truyện ngắn lấy cảm hứng "ngay từ những sự việc xảy ra hàng ngày ở trong nước" như: Oẳn tà roằn, Thật là phúc, Hai thằng khốn nạn... nên mang giá trị hiện thực cao. Cái mà Nguyễn Công Hoan

hơn nhiều cây bút viết "truyện ngắn" trên Nam Phong là ông đã mô tả bằng hình tượng những con người và những cảnh huống xã hội chứ không nhìn cuộc sống đương thời dưới góc độ đạo đức cũ. Với Nguyễn Công Hoan, truyện ngắn hiện đại và ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại đã hình thành. Mỗi truyện của ông chỉ khai thác một tình huống, một mâu thuẫn nhưng đã biết đẩy mâu thuẫn lên cao với kết thúc đột ngột. Câu văn của Nguyễn Công Hoan gọn gàng, sáng sủa và linh hoạt. Ngôn ngữ trong truyện của ông đã có sự phân biệt rõ đâu là ngôn ngữ của tác giả, đâu là ngôn ngữ nhân vật - điều mà nhiều tác giả trên Nam Phong chưa làm được.

Bằng việc dẫn ra những cây bút viết truyện ngắn tiêu biểu khác cùng thời với các tác giả của Nam Phong, nêu lên những thế mạnh vượt trội trong sáng tác của họ so với "truyện ngắn" trên Nam Phong, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh một

điều: vào những năm đầu thế kỷ XX, không chỉ có Nam Phong với hàng loạt các truyện ngắn, tiểu thuyết của mình tạo lên sức ảnh hưởng trên văn đàn đương thời và cả giai đoạn sau. Và mặc dù chiếm một khối lượng lớn nhưng trong tổng thể

truyện ngắn những năm hai mươi, "truyện ngắn" của Nam Phong cũng chỉ giữ

một vị trí nhất định. Nó không có nhiều nhân vật tích cực, chưa phản ánh được hiện thực nóng bỏng nhất của đất nước giai đoạn này như trong truyện của Phan Bội Châu, cũng chưa thể hiện được cách viết sắc sảo, lối vào đề, kết chuyện hấp dẫn như Nguyễn Ái Quốc và không thể hiện được một cách rõ nét đặc trưng của thể loại truyện ngắn hiện đại như trong truyện của Nguyễn Công Hoan giai đoạn sau (từ 1928 trở đi). Song không thể vì thế mà phủ nhận vai trò và những đóng góp trên nhiều mặt của truyện ngắn viết bằng chữ quốc ngữ trên Nam Phong cho quá trình hiện đại hoá văn học dân tộc.

Thực tế cho thấy nếu thiếu vắng tạp chí Nam Phong và những "đoản thiên tiểu thuyết" của Nam Phong chưa chắc văn xuôi nghệ thuật giai đoạn 1930-1945

đã có được sự phát triển rực rỡ đến như vậy. Bởi vì, những sáng tác của Phan Bội Châu tuy có sự đổi mới về mặt nội dung, phản ánh những khía cạnh tích cực của cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân nhưng cũng chỉ trên một phương diện hạn hẹp, chưa có tầm bao quát và chưa khẳng định được vị trí của thể loại. Còn về mặt nghệ thuật lại lạc hậu hơn cả những truyện ngắn trên Nam Phong. Những

truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc đã thực sự vượt qua truyện ngắn Nam Phong cả về nội dung và hình thức nghệ thuật, nhưng Nguyễn Ái Quốc lại là nhà hoạt động cách mạng, thời điểm ấy đang bôn ba ở nước ngoài, các tác phẩm của Người bị chính quyền thực dân kiểm duyệt gắt gao, không thể xuất hiện công khai trên văn đàn. Vì vậy, chắc chắn rằng sức ảnh hưởng của truyện ngắn Nguyễn Ái Quốc tới đời sống văn học giai đoạn này không lớn bởi hầu hết các nhà văn không được tiếp cận với những sáng tác của Người. Chỉ có Nguyễn Công Hoan là người có sức ảnh hưởng sâu rộng tới đội ngũ sáng tác văn xuôi giai đoạn sau và những đoạn ngắn của ông đã thực sự góp một phần to lớn giúp ổn định và hiện đại hoá thể loại truyện ngắn còn rất non trẻ của chúng ta. Tuy nhiên, đó là tác giả Nguyễn Công Hoan của những năm ba mươi, bởi khi người đọc đã đón nhận những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học như là những truyện ngắn hiện đại đầu tiên được một thời gian thì Nguyễn Công Hoan mới bắt đầu những bước chập chững trên con đường sáng tác văn học. Truyện ngắn đầu tay của ông với tựa đề

Sóng Vũ môn (trình làng tháng 5/1920, sau đó ông còn sáng tác nhiều truyện ngắn

khác in thành một tập lấy nhan đề Kiếp hồng nhan (xuất bản năm 1923). Cuốn Kiếp hồng nhan tập hợp độ mươi truyện ngắn "không có nghĩa lý gì, không có

mục đích nào" (Trần Đình Hượu) và "Nghệ thuật viết truyện (của Nguyễn Công Hoan) thời kỳ này nói chung chưa hay, kết thúc truyện còn vụng về" [15, 17]. Phải đến năm 1928, với ý thức "văn chương không nên chỉ là thứ để giải trí, nó phải thêm một nhiệm vụ là có ích", Nguyễn Công Hoan mới bắt đầu thời kỳ sáng tác mới của mình và những truyện ngắn mang đặc trưng của truyện ngắn hiện đại mới chính thức ra đời. Vào thời điểm này, Nam Phong đã đăng tải hàng loạt

truyện ngắn và nhiều tác phẩm có tiếng vang, có sức ảnh hưởng lớn trên văn đàn (truyện của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn). Biết đâu Nguyễn Công Hoan cũng đã chịu ảnh hưởng của những tác phẩm này.

Nói tới những đóng góp của "ruyện ngắn" Nam Phong, trước hết phải kể đến công lao của những sáng tác này đối với sự phát triển của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam trong giai đoạn sau. "Cả hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực đã xuất hiện từ đầu trong mảng văn xuôi cận đại này và vẫn song song tồn tại như là tiền thân của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực ngày càng phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn sau. Trong một chừng mực nào đấy, ta có thể tìm thấy mối liên hệ về mặt đề tài giữa một vài truyện ngắn trên

Nam Phong với một vài truyện ngắn của Tự lực văn đoàn, lại cũng có truyện khác

là gợi ý xa gần cho Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan hay Vũ Trọng Phụng " [ 21, 32 ]. Trong quá trình phân tích nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Nam Phong chúng tôi ít nhiều cũng đã nói đến những đóng góp này. Những truyện

ngắn "miêu tả chân thực" đời sống của Nguyễn Bá Học như Câu chuyện gia tình,

Có gan làm giàu, Một nhà bác học .., hay của Phạm Duy Tốn như Sống chết mặc bay, Con người sở khanh, Nước đời lắm nỗi... và một số truyện viết về nông thôn

của Lê Đức Nhượng, Nguyễn Khắc Cán... là những dấu ấn đầu tiên báo hiệu sự ra đời của hàng loạt những tác phẩm hiện thực xuất sắc giai đoạn sau.

Một nhà bác học báo hiệu sự ra đời của những Xuân tóc đỏ đủ loại trong thời

ấy. Những nét miêu tả còn thô phác, giản đơn trong truyện của Nguyễn Bá Học sẽ được Vũ Trọng Phụng tiếp nhận và sáng tạo để xây dựng lên Xuân tóc đỏ - một hình tượng văn học tiêu biểu. Truyện ngắn Ông Phó Xẹ của Nguyễn Khắc Cán đề cập tới việc mua danh bán tước ở nông thôn khiến ta liên tưởng đến chuyện Mua danh của Nam Cao sau này. Cũng là chuyện một anh nông dân nghèo xơ xác, một

nách 4 đứa con, vợ chồng hàng ngày phải cày thuê, cuốc mướn. Rồi may có vườn trầu không tốt lá, bán được vài trăm đồng thế là bị ông Cựu Tuý xúi bẩy ra mua

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của một số thể văn xuôi quốc ngữ trên Nam Phong tạp chí (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)