B. PHẦN NỘI DUNG
2.2.1. Các "truỵện ngắn" và "tiểu thuyết" trên Nam Phong
Cái tên "tiểu thuyết" xuất hiện lần đầu trong văn học quốc ngữ ở Bắc Kỳ vào năm 1913, trên Đông Dương tạp chí khi Nguyễn Văn Vĩnh dịch Gil Blas de Satillane sang tiếng Việt. Như vậy, cái tên "tiểu thuyết" được sử dụng trước tiên
là trong văn học dịch khi các nhà văn tiến hành dịch thuật các tác phẩm tiểu thuyết phương Tây và Trung Quốc. Phải đến sau 1921, khi Phạm Quỳnh viết
Khảo về tiểu thuyết thì cái tên "tiểu thuyết" mới bắt đầu được sử dụng ổn định
trong văn học quốc ngữ.
Theo quan niệm đương thời thì "tiểu thuyết" là một "truyện đặt ra (có hư cấu) và truyện có hứng thú, thường viết bằng văn xuôi theo lối tự sự, thường "sáng tác" để răn dời về một thói xấu, tả thực phong tục, hình dung một hạng người, diễn tả một cảm tình" (theo Vương Trí Nhàn [31, 143]. Khi dùng từ "tiểu thuyết" các tác giả thường cho nó đi kèm với một hình dung từ khác, thể hiện khái quát nội dung của sáng tác như: "bi tình tiểu thuyết", "cảnh thế tiểu thuyết", "luân lý tiểu thuyết", "thần tiên tiểu thuyết"...
Với 210 số báo, tổng cộng có 1364 bài (chưa kể phần phụ trương), trong đó phần văn học có 486 bài (chiếm tỉ lệ 35,6%), đIều này chứng tỏ Nam Phong là tạp chí
có tính văn học cao. Trong số 486 bài của phần văn học có khoảng 40 bài "đoản thiên tiểu thuyết", còn lại khoảng gần 20 tác phẩm là những dạng "tiểu thuyết" khác nhau, do chính người viết định danh: "ái tình tiểu thuyết", "chinh thám tiểu thuyết", "thần tiên tiểu thuyết"..., thực chất đó cũng là những truyện ngắn buổi sơ khai. Nếu là "trường thiên tiểu thuyết" thì trên Nam Phong tạp chí chỉ giới thiệu
một vài tác phẩm, tiêu biểu là Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật.
Vào khoảng những năm 1918, 1919 thể "đoản thiên" đặc biệt phát triển mạnh trên
Nam Phong với các tác phẩm của Nguyễn Bá Học và Phạm Duy Tốn. Đội ngũ
nhà văn tham gia viết thể loại này rất đa dạng, có người xuất thân từ cựu học như Nguyễn Bá Học, Nguyễn Mạnh Bổng, có người lại xuất thân thuần tân học như Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách... Nội dung các "đoản thiên tiểu thuyết" trên
mặt các tác giả ra sức lên án các tệ nạn xã hội, sự suy đồi của đạo đức phong hoá, vẽ lên một bức tranh khá hiện thực về đời sống từ chốn quan trường đến nơi làng xã, đâu đâu cũng đầy những chuyện "phi luân bại nghĩa". Mặt khác, họ ngợi ca những gương đạo đức, những mô hình lý tưởng theo con mắt nhà Nho. Các tác giả cũng kêu gọi bỏ lối học hành khoa cử theo kiểu cũ, tiến hành thực học, mở mang nông - công - thương... Ngoài ra, một số truyện còn thể hiện nội dung lãng mạn ái tình, chuyện kỳ án mang hơi hướng của truyện hình sự phương Tây (Ai giết người - Nam Phong số 28 năm 1919 của Mân Châu). Có thể nói, toàn bộ xã
hội đương thời (chủ yếu ở thành thị) với những tệ đoan, những vận động nghịch chiều trước sự tan vỡ của văn hoá truyền thống đã được phản ánh qua những "đoản thiên tiểu thuyết" đăng tải trên Nam Phong thời kỳ dầu (1917 - 1924).
Về mặt hình thức, các "đoản thiên tiểu thuyết" thời kỳ này thường được trình bày dưới dạng một nhân vật kể lại một quãng đời hay một biến cố nào đó của cuộc đời mình, để từ đó rút ra những bài học về luân lý, đạo đức. Chính vì vậy, nòng cốt của thể loại này là lối văn tự sự ở một dạng thức vẫn còn sơ phác, nhiều chỗ đan xen những đoạn trữ tình ngoại đề, than thân trách phận hoặc cảm khái về thời thế. Cũng bởi tính chất này nên tiêu đề của các "đoản thiên" thường được bắt đầu bằng "chuyện" hoặc "câu chuyện": Chuyện ông Lý Chắm, Câu chuyện một tối của người tân hôn, Chuyện cô Chiêu Nhì...
Vào những năm cuối (1930 - 1934), đặc biệt là năm cuối cùng Nam Phong chấm
dứt sự nghiệp của mình, các "đoản thiên tiểu thuyết" vẫn xuất hiện khá đều đặn trên mỗi số tạp chí, thế nhưng không có gì mới mẻ và đặc sắc hơn, nếu không muốn nói nhiều tư tưởng thể hiện trong tác phẩm đã trở nên lỗi thời, lạc hậu. Có một vài tác giả cũng cố gắng nhằm "vực dậy" thời huy hoàng trước đây của Nam Phong nhưng "lực bất tòng tâm". Tuy vậy, thời kỳ này vẫn có một số tác phẩm thể
hiện được những nét mới. Bữa cỗ nợ miệng của Lê Đức Nhượng hay Ông Phó Xẹ của Nguyễn Khắc Cán, tuy không có gì mới lạ trong nội dung câu chuyện nhưng có những nét độc đáo ẩn chứa trong phương thức thể hiện. Nói tóm lại, các "đoản thiên tiểu thuyết" được giới thiệu trên Nam Phong trong suốt 17 năm tồn tại đã
phản ánh được rõ nét các xung đột "mới" - "cũ" trên ba bình diện: xung đột trên bình diện đạo đức, xung đột trên phương thức kinh tế và xung đột về cách thể hiện các tập tục xã hội mà cốt lõi của nó là sự xung đột giầu - nghèo. Tuy về mặt nội dung và cả hình thức, nhiều "đoản thiên tiểu thuyết" trên Nam Phong còn
nặng về lối văn cũ, nhiều đoạn truyện vẫn được viết theo lối văn biền ngẫu, truyện nặng về kể, tả nhân vật hơn là đi sâu phân tích tâm lý nhân vật. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số truyện, đặc biệt là những truyện viết về tập tục ở thôn quê nổi lên như mầm mống của việc sử dụng một hình thức nghệ thuật khác hẳn với nghệ thuật truyền thống. Dù sao cũng nhận thấy rằng, đây là buổi sơ kỳ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam, người ta có quyền đòi hỏi nhưng không thể cầu toàn. Những dạng thức "đoản thiên" này có thể coi như những truyện ngắn hiện đại đầu tiên của nền văn học quốc ngữ Việt Nam.
Cùng với các "đoản thiên", sự xuất hiện của những "tiểu thuyết" bằng chữ quốc ngữ trên các báo, tạp chí ở cả Bắc Kỳ và Nam Kỳ đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng của các thể loại văn xuôi quốc ngữ trong khoảng ba thập niên đầu thế kỷ. Trên Nam Phong tạp chí, thể loại "tiểu thuyết trường thiên"
không xuất hiện nhiều, nhưng tạp chí này đã để lại một dấu ấn trong buổi sơ khai của thể loại tiểu thuyết hiện đại với Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật. Cùng
với Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Quả dưa đỏ đã kết tụ được những nét đặc
trưng của văn xuôi nghệ thuật đương thời. "Tiểu thuyết" này được đăng dài kỳ trên Nam Phong (bắt đầu từ tháng 3 năm 1926), phóng tác từ một cốt truyện trong
Lĩnh Nam chích quái: câu chuyện về mai An Tiêm bị đầy lên đảo hoang. Trên
một cốt truyện mang dáng dấp phiêu lưu (tương tự như Robinsơn Crusoe - cuốn
tiểu thuyết mà thời đó Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch sang tiếng Việt với cái tên Lỗ Bình Sơn), Nguyễn Trọng Thuật đã phát triển tác phẩm của mình theo hướng một
tiểu thuyết giáo huấn. Ông lồng ghép vào đó những đoạn độc thoại và đối thoại của nhân vật chính về triết lý tiền thân, thiên mệnh, những đoạn trữ tình và đủ mọi hình thức thơ ca. Vì phương thức thể hiện đặc thù này mà nhiều nhà nghiên cứu văn học đã từng coi Quả dưa đỏ là tiểu thuyết luận đề đầu tiên của văn học Việt
Nam hiện đại. Tuy nhiên, nếu đặt lại Quả dưa đỏ vào sự phát triển của văn học
đương thời, với công thức kết hợp cốt truyện phiêu lưu và những bài học giáo huấn, triết lý, cho phép phân xuất trong tác phẩm này hai yếu tố loại hình cơ bản: loại "thi thoại" truyện "đối tụng" rất phổ biến trong văn học trung đại và hình thức tiểu thuyết giáo huấn phương Tây thế kỷ XVII mà Gil Blas de Satillane (cũng
được dịch sang tiếng Việt, đăng trên Đông Dương) là một điển hình. Kết hợp được những nguồn ảnh hưởng đó, Quả dưa đỏ đã nhận được sự tin tưởng của
vào năm 1925. Ngoài "trường thiên tiểu thuyết" Quả dưa đỏ, trên Nam Phong còn giới thiệu tiểu thuyết cổ Lĩnh Nam dật sử (đăng từ tháng 6 năm 1921) và Hồn du ký (tháng 6 năm 1929)...