Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và APEC

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của việt nam sang thị trường apec (Trang 63)

5. Bố cục của luận văn

3.1.3. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và APEC

Tháng 6/1996, Việt Nam chính thức nộp đơn xin gia nhập APEC và Hội nghị Thượng đỉnh thường niên APEC tại Vancuvo, Canada, tháng 11/1997 đã quyết định kết nạp Việt Nam, Nga, Peru là thành viên chính thức của APEC vào tháng 11/1998, nâng tổng số thành viên lên 21 nước và vùng lãnh thổ. Tại Hội nghị bộ trưởng APEC lần thú 10 tổ chức tại Kuala Lumpur, ngay 14/11/1999, Việt Nam chính thức trở thành thành viên APEC. Hiện nay APEC đã ngừng kết nạp thành viên mới để chấn chỉnh tổ chức.

Tham gia APEC, Việt Nam có thêm điều kiện tiếp cận thị trường rộng lớn và tiềm năng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực đầy năng động và theo nhiều nhận định là trung tâm của thế giới. Việc Việt Nam tham gia APEC đã đem lại lợi ích "vô hình" nhưng cực kỳ quan trọng; đó là môi trường quốc tế thuận lợi , vị thế quốc tế được nâng cao,có uy tín lớn hơn và tiếng nói có trọng lượng hơn, từ đó có điều kiện mở rộng và đa dạng hóa thị trường, tranh thủ thêm vốn và công nghệ để phát triển.

Tham gia APEC Việt Nam co cơ hội tham gia các Hội nghị bộ trưởng thương mại và ngoại giao hàng năm, và đặc biệt là Hội nghị Cấp cao của các nền kinh tế (từ năm 1993) đây là cơ hội quý báu để thực hiện các cuộc gặp song phương cấp cao và để tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng trong khu vực

Sự hợp tác trong khuôn khổ APEC giúp Việt Nam đổi mới một số cơ chế chính sách thương mại cho phù hợp luật lệ chung, tranh thủ được sự trợ giúp trong việc đào tạo nhân lực, thí dụ vừa qua đã tổ chức được các lớp tập huấn về khuôn khổ pháp lý cho thương mại điện tử.

Về kinh tế, Việt Nam tiếp cận tốt hơn với nhiều nguồn vốn hơn, với công nghệ hiện đại và kiến thức quản lý thông qua các hoạt động thương mại và đầu tư chặt chẽ hơn với các thành viên APEC khác, trong đó có cả những nền kinh tế lớn nhất thế giới (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ca-na-đa). Các sự kiện hàng năm của APEC như Hội nghị Thượng đỉnh CEO APEC,

Hội chợ Cơ hội Đầu tư, Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với Hội đồng tư vấn doanh nhân APEC (ABAC) đang kết nối một cách có hiệu quả các doanh nghiệp Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp khu vực để làm ăn cùng có lợi. Vào thời điểm tháng 12 năm 2004, 65,6% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là từ các nền kinh tế thành viên APEC, đồng thời các nền kinh tế thành viên APEC chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam và 80% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam

Đến tháng 11 năm 2008, vốn FDI đổ vào Việt Nam đạt 61 tỷ USD, trong đó khoảng 75% đến từ các nền kinh tế thành viên APEC. Đối với hoạt động xuất khẩu, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm nay sang thị trường khu vực này đạt khoảng 33,5 tỷ USD, chiếm quá nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của việt nam sang thị trường apec (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)