5. Bố cục của luận văn
4.2.3. Chính sách về xây dựng thương hiệu cho hàng xuất khẩu
Đối với người tiêu dùng, thương hiệu hàng hoá là cam kết và chỉ dẫn quan trọng để họ biết đến những tiêu chuẩn kỹ thuật về sản phẩm. Đây vừa là cách thức thâm nhập và củng cố vị thế của hàng hoá trên thị trường quốc tế, vừa là cách thức hữu hiệu bảo vệ quyền lợi của người sản xuất trong cạnh tranh quốc tế, vừa là tiêu chí thể hiện khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, vấn đề phát triển thương hiệu cho hàng xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, giải pháp trong thời gian tới sẽ bao gồm:
Một là, xác định được những thế mạnh của những mặt hàng mũi nhọn
của từng vùng để tập trung xây dựng thế mạnh đó cho khu vực. Mối vùng, mối khu vực lại có những thế mạnh và lợi thế riêng. Do vậy, cần nắm bắt và khai thác những thế mạnh đó một cách triệt để nhằm xác định đúng những mặt hàng mõi nhọn. Như vậy, sẽ cho năng suất cao và chất lượng tốt hơn,
đồng thời giá thành sản phẩm cũng sẻ giảm do tận dụng được các thế mạnh của mình
Hai là, phải có một chiến lược phối hợp đồng bộ cho xây dựng thương
hiệu hàng xuất khẩu. Cần có một chiến lược tổng thể với những chương trình hành động cụ thể liên kết được các nhà khoa học, lực lượng lao động, nhà kinh doanh, các nhà tiếp thị quảng bá, các ngân hàng và các cơ quan chức năng cùng góp sức để xây dựng thương hiệu nổi tiếng.
Ba là, chính quyền địa phương cần tiếp tục có nhiều chương trình nhằm
hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, trong đó có chương trình xây dựng thương hiệu. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, việc xây dựng thương hiệu đã trở nên vô cùng quan trọng. Bất cứ công ty, doanh nghiệp nào có thương hiệu tốt, thì các mặt hàng của họ sản xuất ra đều được người tiêu dùng đón nhận. Chính vì vậy, bên cạnh việc chế tạo ra sản phẩm với năng suất cao, chất lượng tốt thì doanh nghiệp cũng cần đồng thời xây dựng cho mình một thương hiệu, dựa trên chính năng lực của doanh nghiệp và sự ủng hộ của chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp sản xuất