5. Bố cục của luận văn
4.2.10. Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế
Để có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng chế biến, Việt Nam cần phải xây dựng một cơ chế chính sách có sự nhất quán, đồng bộ và ổn định trong thời gian dài, giúp các doanh nghiệp xây dựng định hướng đầu tư và phát triển; cần hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện các mục tiêu xuất khẩu về mặt hàng và thị trường; các chính sách khuyến khích phải đến đúng đối tượng, tập trung vào đúng mặt hàng, đúng thị trường và đúng chủ thể cần khuyến khích; xây dựng chính sách khuyến khích phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, các mặt hàng có kim ngạch nhỏ, có tiềm năng và tốc độ
tăng trưởng cao. Để kinh tế thương mại biên giới phát triển bền vững, bên cạnh việc doanh nghiệp tự nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu thì rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế, chính sách. Để không quá phụ thuộc vào chính sách biên mậu của phía bạn thì hàng hoá xuất khẩu phải đủ sức cạnh tranh để thâm nhập chính ngạch được vào thị trường rộng lớn này. Có như vậy, mới cải thiện được cán cân mậu dịch và tránh được những rủi ro của mối quan hệ kinh tế không đối xứng hiện nay.
Bên cạnh đó, cần phải nâng cao vai trò của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong việc cung cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu và đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Rà soát, xây dựng các mức thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế và khu vực nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất trong nước; Đánh giá tổng thể tình hình đầu tư nước ngoài của Việt Nam thời gian qua và định hướng chính sách đến năm 2020. Đề xuất những giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chất lượng; Thực hiện điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá và quản lý ngoại hối linh hoạt bảo đảm khuyến khích xuất khẩu…
Những chính sách thương mại quốc tế cũng nên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc nhập khẩu nguyên liệu, hướng đến tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng chế biến theo hướng tăng nhanh tỷ trọng những mặt hàng và dịch vụ có giá trị cao hơn, ít lệ thuộc hơn vào tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, chúng ta cũng cần nâng cao năng suất sản xuất nhằm sử dụng có hiệu quả hơn các tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên, không chỉ là bài toán chi phí mà còn hướng đến một nền kinh tế xanh, sạch hơn và tạo ra các giá trị bền vững hơn cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
KẾT LUẬN
Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số đông, đang phải phục hồi khỏi sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát chỗ dựa về tài chính sau khi Liên bang Xô viết tan rã và sự cứng nhắc của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Sau nhiều năm với các cuộc chiến tranh kéo dài, trong hoàn cảnh bị cô lập về chính trị và trì trệ về kinh tế, Việt Nam đang nhanh chóng hòa mình vào dòng chảy chung của kinh tế và chính trị thế giới.
Tổng Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 8/2012 ước tính đạt 9,8 tỷ USD, giảm 3,8% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung tám tháng năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 73,3 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước. Về thị trường hàng hóa xuất khẩu tám tháng, Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất với kim ngạch ước tính đạt gần 13 tỷ USD, tiếp đến là EU đạt 12,5 tỷ USD, tăng 21,8%; ASEAN đạt 10,8 tỷ USD, tăng 22,8%; Nhật Bản đạt 8,6 tỷ USD, tăng 32,3%; Trung Quốc đạt 8,2 tỷ USD, tăng 20,5%.
Đề tài đã tập trung ghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường APEC. Từ đó, rút ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường này như: Chính sách phát triển nguồn nhân lực; Chính sách về phát triển thị trường xuất khẩu; Chính sách về xây dựng thương hiệu cho hàng xuất khẩu; Tăng cường xây dựng đối tác thương mại; Nâng cao quy mô GDP và thu nhập bình quân đầu người; Điều chỉnh cơ cấu mặt hàng xuất khẩu; Cải thiện hạ tầng cơ sở; Các chính sách tăng quy mô GDP và thu nhập bình quân đầu người, các chính sách về dân số; Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế. Trên cơ sở thực hiện tốt những giải pháp, theo đúng quan điểm, định hướng đã đề ra sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu và giá trị gia tăng, mang lại hiệu quả cho các mục tiêu đã chọn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu bằng tiếng Việt
1. Từ Thuý Anh (2010), Kinh tế học quốc tế, Nhà xuất bản tài chính.
2. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2004), Giáo trình kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
3. Nguyễn Thị Bằng (2008), Giáo trình kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản
tài chính.
4. Trần Văn Hòe và Nguyễn Văn Tuấn (2007), Giáo trình thương mại quốc
tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
5. Võ Thanh Thu (2010), Quan hệ kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
6. Tổng cục thống kê (2006), Niên giám thống kê 2005, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
7. Tổng cục thống kê (2008), Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 2006,
Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
8. Tổng cục thống kê (2011), Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 2009,
Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
9. Tổng cục thống kê (2011), Niên giám thống kê 2011, Nhà xuất bản thống kê - Hà Nội.
II. Tài liệu bằng tiếng nƣớc ngoài
10. Anderson, J.E.(1979) A Theoretical Foundation for the Gravity Equation. American Economic Review, 69, 106-16.
11. Anderson, J.E. and E. van Wincoop (2003) Gravity with Gravitas: A Solution to the Border Puzzle. American Economic Review,93, 1,
12. Bac, N. X. (2010). The Determinants of Vietnamese Export Flows: Static and Dynamic Panel Gravity Approaches. International Journal of Economics and Finance 2(4): 122-129.
13. Disdier, A.-C. và K. Head. 2008. “The Puzzling Persistence of the
Distance Effect on Bilateral Trade.” Review of Economics and Statistics,
90(1): 37-48.
14. Filippini, C. & Molini, V. (2003), “The Determinants of East Asian Trade Flows: A Gravity Equation Approach, “ Journal of Asian Economics 14(5), 695-711.
15. Frankel, J. (1997), Regional Trading Blocs in the World Economic System, Washington, DC: Institute for International Economics.
16. Fujimura, M. & Edmonds, C. (2006), Impact of Cross-border Transport
Infrastructure on Trade and Investment in GMS, Discussion Paper No.
48, Asian Development Bank.
17. Filippini, C. và Molini, V. (2003). The Determinants of East Asia Trade Flows: A Gravity Equation Approach. Journal of Asian Economics 14: 695-711.
18. Gourdon, J. (2009). Explaining Trade Flows: Traditional and New Determinants of Trade PatternsJournal of Economic Integration 24(1): 53-86
19. Harrigan, J. (1996), “Openness to Trade in Manufactures in the OECD, "Journal of International Economics, 40(1-2), 23-39.
20. Hummels, D. & Levinsohn, J. (1995), “Monopolistic Competition and International Trade: Reconsidering the Evidence, " Quarterly Journal of Economics, 110(3), 799-836.
21. Jafari, Y. Ismail, M. A. và Kouhestani, M. S. (2011). Determinants of Trade Flows among D8 Countries: Evidence from the Gravity Model.
22. Linnemann, H. (1966). An Econometric Study of International Trade Flows. Amsterdam: North Holland Publishing Co.
23. Majeed, M. T. và Ahmad, E. (2006). Determinants of Exports in Developing Countries The Pakistan Development Review 45: 1265-1276 24. Musila, J. W. (2005), „The Intensity of Trade Creation and Trade
Diversion in COMESA, ECCAS and ECOWAS: A Comparative Analysis,‟ Journal of African Economies 14 (1): 117-141.
25. Tadessea, B. và White, R. (2010). Cultural distance as a determinant of bilateral trade flows: do immigrants counter the effect of cultural differences?. Applied Economics Letters 17 (2): 147-152
26. Tinbergen, J. (1962), Shaping the World Economy: Suggestions for an International Economic Policy, The Twentieth Century Fund, New
York.
27. Wang, C., Wei, Y. và Liu, X. (2010). Determinants of Bilateral Trade Flows in OECD Countries: Evidence from Gravity Panel Data Models.
PHỤ LỤC