Một số nghiên cứu về các yếu tố tác động đến thương mạ

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của việt nam sang thị trường apec (Trang 38)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Một số nghiên cứu về các yếu tố tác động đến thương mạ

Trong nửa thế kỷ qua, mô hình lực vạn vật hấp dẫn đã được ứng dụng một cách rộng rãi trong phân tích thương mại quốc tế. Bắt đầu với nghiên cứu của Tinbergen (1962), mô hình lực hấp dẫn đã được ứng dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm và đã cho ra hàng ngàn ấn phẩm và tài liệu nghiên cứu. Chẳng hạn Disdier và Head (2008) phân tích của ảnh hưởng của khoảng cách đối với thương mại bao gồm 1052 phép tính với 78 bài viết. Bằng cách gắn kết dòng chảy thương mại với quy mô của nền kinh tế và chi phí thương mại (thường được đại diện bởi khoảng cách về mặt địa lý) mô hình lực vạn vật hấp dẫn nắm bắt được một số quy luật của thương mại quốc tế và sản xuất.

Filippini và Molini (2003) sử dụng mô hình lực vạn vật hấp dẫn để phân tích thương mại giữa các quốc gia Đông Á (bao gồm cả Trung Quốc) và một số quốc gia phát triển nhằm giải thích thành tích nổi bật về thương mại trong hơn 30 năm qua. Hai tác giả nói trên đã điều chỉnh mô hình lực vạn vật hấp dẫn bằng cách đưa vào mô hình một biến mới đó là khoảng cách về công nghệ với mục đích hiểu được tầm quan trọng của khoảng cách về công nghệ giữa các quốc gia đối với thương mại. Thêm vào đó mô hình được mở rộng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhằm bao gồm xu hướng xuất, nhập khẩu của một số khu vực (Đông Á, Trung Quốc) và những biến giả này được tương tác với biến thời gian và khoảng cách về công nghệ. Trong nghiên cứu này kinh nghiệm của châu Mỹ la tinh được so sánh với châu Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối các quốc gia công nghiệp hoá ở châu Á - nhà nhập khẩu hàng chế biến, mối tương quan là dương đối với tất cả các quốc gia công nghiệp châu Á (bao gồm cả Trung Quốc). Đối với các quốc gia này, khoảng cách về công nghệ không phải là một rào cản mà là một sự kích thích để bắt kịp và cạnh tranh với các quốc gia phát triển. Một điều quan trọng nữa là các quốc gia châu Á bắt đầu từ cuối thập niên 70 và Trung Quốc bắt đầu từ giữa thập niên 90 là những quốc gia xuất khẩu chính sang các quốc gia phát triển. Sau làn sóng xuất khẩu đầu tiên xuất phát từ Nhật Bản, tiếp đến là các nước công nghiệp mới ở châu Á và thứ ba là Trung Quốc.

Trong một nghiên cứu về các yếu tố tác động đến xuất khẩu của các nước đang phát triển, Majeed và Ahmad đã sử dụng mô hình hiệu ứng cố định để ước lượng mối quan hệ giữa xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu (Majeed và Ahmad, 2006). Nghiên cứu đã lấy mẫu với số liệu hỗn hợp gồm 75 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1970-2004. Kết quả nghiên cứu có thể được tóm tắt như sau. Một là, cần phải duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững bởi lẽ bằng chứng cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế kích thích xuất khẩu hàng hoá. Hai là, phát triển một hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông là đặc biệt quan trọng bởi vì nó không những kích thích tăng trưởng kinh tế mà còn kích thích xuất khẩu. Nghiên cứu này càng củng cố thêm cho cho trường hợp trợ cấp ngành công nghiệp viễn thông. Ba là, cần đảm bảo một chính sách tỷ giá hối đoái ổn định nhằm giảm thiểu rủi ro về tỷ giá hối đoái liên quan đến tài sản, giá nhập khẩu và lợi nhuận của nhà đầu tư trực tiếp tại các quốc gia đang phát triển. Bốn là, các quốc gia đang phát triển cần thay thế xuất khẩu nông sản bằng xuất khẩu hàng công nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Điều này cần có giá ổn định và hợp lý trên thị trường thế giới. Hơn thế nữa, quá trình công nghiệp hoá sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu thông qua việc bắt đầu quá trình thay thế nhập khẩu.

Trong nghiên cứu của mình, Gourdon (2009) đã sử dụng ước lượng phi tuyến nhằm kiểm định xem liệu các biến mới được sử dụng trong phiên bản hàm lượng các yếu tố sản xuất của mô hình H-O-V (sự khác biệt về năng suất, lợi ích theo quy mô hoặc sở thích của người tiêu dùng) nhằm cải thiện ước lượng về mô hình thương mại hàng hoá. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các nhân tố truyền thống là vẫn là những nhân tố quan trọng trong việc xác định cơ cấu thương mại, có thể là bởi vì nghiên cứu có một thước đo tốt hơn về sự sẵn có các yếu tố sản xuất và phân loại nhóm tốt hơn. Thứ hai, các nhân tố mới ví dụ như sự khác biệt về năng suất, sở thích của người tiêu dùng, và lợi ích theo quy mô) cần được kết hợp vào mô hình để xác định lợi thế so sánh, đặc biệt là đối với hàng chế biến. Khi kiểm soát các yếu tố nguồn lực, công nghệ tốt hơn hoặc lợi thế theo quy mô nâng cao lợi thế so sánh của hàng chế biến. Hơn nữa, khi thu nhập trung bình tăng lên sẽ làm cho người tiêu dùng thích hàng hóa chất lượng cao (hàng hoá thâm dụng vốn hoặc hàng hoá thâm dụng khoáng sản) hơn là hàng hàng hóa chất lượng thấp (hàng hoá thâm dụng lao động phổ thông và thực phẩm chế biến). Điều này làm thay đổi cơ cấu xuất khẩu. Việc cải thiện công nghệ thông tin và truyền thông hoặc cải thiện cơ sở hạ tầng cũng giúp một quốc gia để giảm sự phụ thuộc vào sản phẩm thô.

Khi xét đến sự thay đổi qua thời gian, kết quả cho thấy sự khác biệt về sự sẵn có các yếu tố sản xuất không hề giảm đi theo thời gian: có sự gia tăng trong chuyên môn theo sự sẵn có kỹ năng. Do đó, sự khác biệt về năng suất, lợi ích theo quy mô hoặc về sở thích của người tiêu dùng không phải là những yếu tố mới ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại (Những yếu tố này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cũng từng là quan trọng trước năm 1980). Đây là một kết luận quan trọng vì trước đây chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu khía cạnh này.

Ước tính về cường độ thương mại cũng mang lại kết quả đáng tin cậy. Thứ nhất, quy mô của một quốc gia là quan trọng vì cường độ thương mại giảm dần theo dân số. Thứ hai, việc giảm thiểu đại diện cho rào cản thương mại làm tăng cường độ thương mại cho cả quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó không giống nhau giữa các ngành. Thứ ba, việc giảm rào cản thương mại tăng cường thương mại, hiệu ứng mạnh hơn đối với các chi phí liên quan đến cơ sở hạ tầng so với các chi phí liên quan đến giao dịch Cuối cùng, đối với hàng chế biến, việc tăng năng suất yếu tố tổng hợp sẽ làm tăng xuất khẩu ròng và giảm nhập khẩu ròng hàng chế biến.

Wang và các cộng sự (2010) nghiên cứu các yếu tố tác động đến thương mại hai chiều giữa các quốc gia OECD sử dụng mô hình lực vạn vật hấp dẫn với số liệu hỗn hợp. Đặc điểm nổi bật của nghiên cứu này là: (i) mở rộng mô hình lực vạn vật hấp dẫn bằng cách đưa yếu tố nghiên cứu và phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào mô hình; (ii) sử dụng kiệm định đơn vị dựa trên số liệu hỗn hợp (panel unit root test) để xác định mối quan hệ dài hạn giữa dòng chảy thương mại và các biến giải thích; (iii) quan tâm đến vấn đề nội sinh của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khoảng cách về mặt địa lý vẫn là một yếu tố quan trọng quyết định đến thương mại. Ngoài yếu tố về khoảng cách về mặt địa lý thì những yếu tố như chi cho nghiên cứu và phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại.

Nghiên cứu của Bắc (2010) sử dụng mô hình lực vạn vật hấp dẫn để đánh giá các yếu tố quyết định đến xuất khẩu của Việt Nam, sử dụng mô hình số liệu hỗn hợp tĩnh và động. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, cả mô hình động và mô hình tĩnh, nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa xuất khẩu của năm trước và năm sau, và mô hình động phù hợp với số liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hơn so với mô hình tĩnh. Tăng trưởng trong xuất khẩu của Việt Nam có quan hệ mật thiết với quy mô GDP của Việt Nam và quy mô GDP của nước đối tác. Ngoài ra, chi phí giao thông cũng có ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam. Các yếu tố khác bao gồm tỷ giá hối đoái và thành viên của ASEAN.

Jafari và các cộng sự (2011) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại giữa các nước D8, sử dụng mô hình lực vạn vật hấp dẫn. Kết quả nghiên cứu cho thấy GDP, dân số của các quốc gia tham gia thương mại, tỷ giá hối đoái, khoảng cách về mặt địa lý giữa các quốc gia là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thương mại giữa các quốc gia này. Ngoài ra, các quốc gia có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn sang các nước trong nhóm và các quốc gia thực hiện biện pháp giảm thiểu chi phí giao thông. Cuối cùng, việc giảm giá đồng tiền trong nước có có ảnh hưởng đến thương mại giữa các quốc gia trong khối liên kết.

Tadessea, B. và White, R. (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của sự khác biệt về văn hoá đối với thương mại. Trong nghiên cứu này, Tadessea và White đã giới thiệu sự khác biệt về văn hoá như là thước đo mức độ mà các chuẩn mực và giá trị tại một quốc gia khác với các chuẩn mực và giá trị ở quốc gia khác. Hai tác giả này đã sử dụng mô hình lực vạn vật hấp dẫn để kiểm định xem liệu khác biệt văn hóa có ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại hay không. Sử dụng số liệu xuất khẩu cấp Bang tại Hoa Kỳ xuất khẩu sang 75 đối tác thương mại mà theo đó thước đo sự khác biệt về văn hóa có thể được xây dựng. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt văn hóa giữa Hoa Kỳ và đối tác thương mại càng lớn bao nhiêu thì càng làm giảm xuất khẩu của các Bang ở Hoa Kỳ sang quốc gia đó. Kết quả này hoàn toàn đúng trong trường hợp sử dụng số liệu tổng kim ngạch xuất khẩu (xuất khẩu các sản phẩm văn hóa và phi văn hoá) nhưng với mức độ khác nhau đáng kể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Người nhập cư phát huy tác dụng kích thích xuất khẩu, một phần bù đắp lại tác động hạn chế thương mại do sự khác biệt về văn hoá gây ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 số liệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của việt nam sang thị trường apec (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)