Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hoá
1.1.3. Những yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá
Thương mại quốc tế giữa các quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Những yếu tố đó bao gồm quy mơ của nền kinh tế, dân số, khoảng cách về mặt địa lý, chính sách thương mại quốc tế, độ mở của nền kinh tế, và việc tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế.
1.1.3.1. Quy mơ của nền kinh tế
Dịng chảy thương mại giữa hai nước được giả định là tỷ lệ thuận với quy mô GDP của hai quốc gia đó. Lý do chính là các quốc gia có mức GDP cao hơn thường sẽ có xu hướng tập trung nhiều hơn vào chun mơn hố và khác biệt hố sản phẩm, và do đó họ có xu hướng thương mại với nhau nhiều hơn (Fujimura & Edmonds, 2006). Quy mô nền kinh tế của quốc gia nhập khẩu thể hiện khả năng nhập khẩu, trong khi đó quy mơ của nền kinh tế nước xuất khẩu thể hiện năng lực sản xuất và chế tạo hàng hoá phục vụ cho thị trường thế giới. Thêm vào đó, quy mơ của nền kinh tế cịn thể hiện trình độ phát triển kinh tế, và do đó quy định về cơ cấu cầu. Chính vì vậy mà các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế tương tự như nhau có xu hướng thương mại với nhau nhiều hơn.
1.1.3.2. Dân số
Cho đến thời điểm này, chưa có sự đồng thuận về tác động của dân số đối với thương mại hai chiều giữa hai quốc gia. Một mặt, quốc gia đơng dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thường nhập khẩu nhiều hơn để phục vụ nhu cầu cầu của người tiêu dùng trong nước. Nói cách khác, dân số có mối quan hệ tỷ lệ thuận với thương mại vì dân số càng lớn thì nhu cầu của quốc gia đó về hàng hóa và dịch vụ càng nhiều. Mặt khác, Frankel (1997) cho rằng quốc gia đơng dân có xu hướng hướng nội hơn so với quốc gia nhỏ bởi vì quốc gia đơng dân với thị trường trong nước rộng lớn có khả năng tận tận dụng lợi thế theo quy mơ. Điều này giải thích tại sao dân số có quan hệ tỷ lệ nghịch với thương mại hai chiều thường.
1.1.3.3. Khoảng cách giữa hai quốc gia
Lý thuyết mới về thương mại quốc tế đã kết hợp thêm khoảng cách giữa hai quốc gia vào nhóm các yếu tố tác động đến thương mại để giải thích thương mại hai chiều giữa hai quốc gia. Theo Filippini and Molini (2003) khoảng cách không chỉ là địa lý. Theo quan điểm của họ thì khoảng cách đại diện cho lịch sử, văn hố, ngơn ngữ, quan hệ xã hội và nhiều khía cạnh khác. Ngoài ra, Blum và Goldfarb (2006) nhận thấy rằng khoảng cách là một đại diện tốt cho sự khác biệt về thị hiếu và sở thích. Kết quả nghiên cứu của họ đã giải thích tác động của khoảng cách trong mơ hình hồi quy. Điều này cho thấy tác động của khoảng cách trong mơ hình trọng lực sẽ ln đúng với mọi hàng hoá ngay cả khi chi phí vận chuyển, chi phí tìm kiếm và các rào cản thương mại khác liên quan đến khoảng cách được giảm thiểu xuống bằng không như trong trường hợp thương mại thông qua Internet. Trên cơ sở về mặt lý luận, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện. Các kết quả cho thấy khoảng cách giữa các quốc gia càng xa nhau thì chi phí vận tải càng cao, và do đó càng hạn chế thương mại.
1.1.3.4. Mối quan hệ về thuộc địa trong quá khứ
Những quốc gia có mối quan hệ thuộc địa trong quá khứ với nhau thường là những quốc gia sử dụng chung ngơn ngữ, hoặc ít ra cũng hiểu biết ngôn ngữ của nhau nhiều hơn so với ngôn ngữ của các quốc gia khác. Điều này sẽ làm giảm bớt chi phí kinh doanh trong việc dịch các văn bản, tài liệu, hợp đồng. Thêm vào đó, những quốc gia có quan hệ thuộc địa trong quá khứ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thường hiểu biết lẫn nhau hơn về chính sách thương mại, tập quán kinh doanh, thể chế kinh tế, … Đây chính là những yếu tố làm giảm chi phí kinh doanh. Do đó, các quốc gia có mối quan hệ thuộc địa trong quá khứ thường trao đổi thương mại với nhau nhiều hơn.
1.1.3.5. Có chung biên giới
Trên phương diện lý thuyết, những quốc gia có chung biên giới đều là những quốc gia có khoảng cách về mặt địa lý gần nhau. Thậm chí khoảng cách về mặt địa lý giữa hai tỉnh biên giới của hai quốc gia còn gần hơn rất nhiều so với khoảng cách giữa tỉnh biên giới và thu đô của một quốc gia. Đây chính là yếu tố làm giảm thiểu chi phí vận chuyển giữa hai quốc gia. Ngồi ra, các quốc gia có chung biên giới thường có quan hệ trao đổi nhiều hơn, đồng thời hiểu nhau hơn về tập quán kinh doanh, sở thích, thị hiếu, những thông tin về thị trường, thể chế kinh tế và thương mại. Việc hiểu biết lẫn nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại giữa hai quốc gia. Trên thực tế, các quốc gia có chung biên giới thường trao đổi thương mại với nhau nhiều hơn.
1.1.3.6. Độ mở của nền kinh tế
Trong thương mại quốc tế, có rất nhiều các rào cản làm cản trở đến thương mại. Những rào cản này có thể được tạm chia thành hai nhóm. Nhóm đầu tiên là hàng rào thuế quan, và nhóm thứ hai là hàng rào phi thuế quan (ví dụ như hạn ngạch, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, trợ cấp xuất khẩu, yêu cầu về tỷ lệ nội địa hố, các biện pháp hành chính, …). Đây là những rào cản làm hạn chế thương mại hai chiều giữa các quốc gia. Một quốc gia càng mở cửa nền kinh tế bao nhiêu thì thương mại hai chiều của quốc gia đó càng lớn.
1.1.3.7. Hội nhập kinh tế khu vực
Chính sách của mỗi quốc gia cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu bởi lẽ các biện pháp khuyến khích xuất khẩu của chính phủ sẽ khơng chỉ đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu mà còn tác động đến nhập khẩu (ví dụ như xuất khẩu tạo nguồn thu phục vụ cho nhập khẩu). Bên cạnh đó, chính sách của các nước đối tác (nước nhập khẩu) cũng ảnh hưởng đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Việc tham gia của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN cũng tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN. Đối với Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu sang các nước thành viên ASEAN được hưởng thuế suất CEPT/AFTA trong khi phải chịu thuế suất MFN tại các thị trường khác. Trong nhiều trường hợp, mức chênh lệch giữa hai loại thuế suất này là đủ lớn để làm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào thị trường các nước ASEAN.