Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của việt nam sang thị trường apec (Trang 54)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1.Giới thiệu chung

3.1.1.1. Sự ra đời của APEC

Trong bối cảnh quá trình liên kết và hợp tác kinh tế ở các khu vực và trên phạm vi toàn cầu phát triển mạnh, tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trở thành xu hướng bao trùm, APEC ra đời như một sự đáp ứng đúng lúc đối với yêu cầu và lợi ích của các nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương vốn đang ngày càng tuỳ thuộc lẫn nhau hơn. Từ chỗ ban đầu hoạt động như là một nhóm đối thoại không chính thức, APEC đã dần dần trở thành một thực thể khu vực đi đầu trong việc thúc đẩy tự do hóa mậu dịch, đầu tư và hợp tác kinh tế. Đến nay, APEC đã có 21 nền kinh tế thành viên với khoảng 2,5 tỷ dân; 19.000 tỷ đô la Mỹ GDP mỗi năm và chiếm 47% thương mại thế giới. Các nền kinh tế của các thành viên APEC cho thấy sự đa dạng, phong phú của khu vực cũng như các trình độ và phương thức phát triển khác nhau. Mặc dù giữa các nền kinh tế trong khu vực có nhiều điểm khác biệt nhưng việc họ hợp tác được với nhau trong một diễn đàn đã phản ánh mục đích và quyết tâm chính trị chung là thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững trong khu vực và trên thế giới. Mục đích chung của APEC đã được xác định ngay từ Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ nhất ở Can-bê-ra, Ôt-xtrây-lia năm 1989. Mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của khu vực đòi hỏi phải thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương mở, tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế nhằm tăng cường lợi ích chung thông qua việc khuyến khích các luồng hàng hoá, dịch vụ, vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ giữa các thành viên.

3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Liên minh châu Âu * Cơ cấu tổ chức

a. Cấp chính sách

Hội nghị các nhà Lãnh đạo cao nhất của các thành viên APEC được tổ chức hàng năm bắt đầu từ năm 1993. Tháng 11 năm 1993 tại Seattle (Mỹ) theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn, lần đầu tiên trong lịch sử, 14 vị nguyên thủ quốc gia và đứng đầu chính phủ của các thành viên APEC đã gặp gỡ và trao đổi về các vấn đề kinh tế. Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ nhất đã nâng vị thế của APEC lên tầm cao mới trên trường quốc tế, như Tuyên bố chung của các nhà Lãnh đạo khẳng định: "Cuộc họp của chúng ta phản ánh sự nổi lên của một tiếng nói mới cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong các vấn đề quốc tế"

- Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC

Hội nghị Bộ trưởng APEC quyết định phương hướng hoạt động của APEC và ấn định thời gian thực hiện chương trình hành động cho năm sau. Các quyết định của Hội nghị được thể hiện trong Tuyên bố chung, bao gồm:

+ Quyết định về các vấn đề tổ chức: xác định mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của APEC; thành lập các uỷ ban, hội đồng...; thành lập quỹ APEC và qui định tỷ lệ đóng góp của các thành viên; vấn đề kết nạp thành viên mới.

+ Quyết định nguyên tắc, mục tiêu, nội dung các chương trình hoạt động và đánh giá tiến trình hợp tác của APEC cũng như công tác của các Uỷ ban, các Nhóm công tác và các Nhóm đặc trách.

+ Xem xét và đánh giá việc thực hiện các sáng kiến của Hội nghị Cấp cao Không chính thức.

+ Thông qua dự thảo chương trình hành động về tự do hóa thương mại và đầu tư, sau đó đệ trình lên Hội nghị Cấp cao xem xét và quyết định cuối cùng.

b. Cấp làm việc

- Hội nghị các Quan chức Cao cấp (SOM)

Hội nghị này được tổ chức thường kỳ giữa hai Hội nghị Bộ trưởng hàng năm nhằm chuẩn bị và đưa ra các khuyến nghị trình Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề tổ chức, chương trình hoạt động của APEC, chương trình hành

động tiến tới tự do hóa thương mại và đầu tư, kế hoạch hành động của các nền kinh tế thành viên và các chương trình hợp tác kinh tế, khoa học - công nghệ của APEC, xem xét và điều phối ngân sách và chương trình công tác của các Uỷ ban, các Nhóm công tác và Nhóm đặc trách.

- Uỷ ban Thương mại và Đầu tư

Uỷ ban Thương mại và Đầu tư (CTI) được thành lập năm 1993 trên cơ sở Tuyên bố về "Khuôn khổ hợp tác và đầu tư" của Hội nghị Bộ trưởng. Uỷ ban Thương mại và Đầu tư có nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác về tự do hóa thương mại và tạo môi trường đầu tư cởi mở hơn giữa các nền kinh tế thành viên. Uỷ ban Thương mại và Đầu tư soạn thảo báo cáo hàng năm trình Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề liên quan tới thương mại và đầu tư trong khu vực đồng thời chỉ đạo các Tiểu ban và Nhóm chuyên gia trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể.

- Uỷ ban SOM về Hợp tác Kinh tế - Kỹ thuật

Tiểu ban SOM về Hợp tác Kinh tế - Kỹ thuật (ESC) được thành lập năm 1998 nhằm hỗ trợ Hội nghị Quan chức Cao cấp (SOM) trong việc phối hợp và quản lý các hoạt động hợp tác kinh tế-kỹ thuật (ECOTECH) và triển khai các sáng kiến hợp tác trong lĩnh vực này của các nền kinh tế thành viên APEC. Mới đầu đây chỉ là Tiểu ban về ECOTECH, năm 2002 đổi tên thành Uỷ ban SOM về Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật (ESC). Bằng việc thúc đẩy hợp tác và xác định những lĩnh vực ưu tiên trong khuôn khổ hợp tác ECOTECH, Uỷ ban SOM về Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật cùng với các diễn đàn khác trong APEC giữ vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của APEC.

- Uỷ ban Kinh tế

Uỷ ban Kinh tế (EC) được thành lập tại Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ sáu tháng 11 năm 1994 để thực hiện việc nghiên cứu các xu hướng và vấn đề kinh tế thông qua các chỉ số kinh tế cơ bản. Uỷ ban Kinh tế là một diễn đàn

thúc đẩy đối thoại giữa các nền kinh tế thành viên về các vấn đề kinh tế, dự báo, xu hướng kinh tế trong khu vực để tạo ra một khung cảnh rộng hơn cho sự hợp tác trong APEC. Hoạt động của Uỷ ban đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho việc soạn thảo chính sách trong các diễn đàn khác của APEC.

- Uỷ ban Ngân sách và Quản lý

Uỷ ban Ngân sách và Quản lý (BMC) được thành lập năm 1993, có chức năng tư vấn cho các quan chức cao cấp về những vấn đề ngân quỹ, quản lý và điều hành. Uỷ ban này được trao quyền đánh giá cơ cấu chung của ngân sách hàng năm và xem xét các ngân sách hoạt động do các Nhóm công tác, các Uỷ ban đưa ra, và ngân sách hành chính do Ban thư ký đưa ra. Uỷ ban có quyền đánh giá về hoạt động của các Nhóm công tác và khuyến nghị với các quan chức cao cấp APEC về các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả; xem xét các khoản chi tiêu của Nhóm công tác và dự án của các Nhóm đặc trách. Uỷ ban Ngân sách và Quản lý họp mỗi năm hai lần thường vào cuối tháng ba và tháng bảy.

- Các Nhóm công tác

Các Nhóm công tác có chức năng thực hiện nhiệm vụ do các nhà Lãnh đạo, Bộ trưởng và quan chức cao cấp giao cho. Cho tới nay trong APEC đã lập ra 11 Nhóm công tác phụ trách các lĩnh vực sau: Hợp tác Kỹ thuật Nông nghiệp, Năng lượng, Nghề cá, Phát triển Nguồn nhân lực, Khoa học và công nghệ, Bảo vệ tài nguyên biển, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Thông tin và Viễn thông, Du lịch, Xúc tiến thương mại, Vận tải. Phần lớn hoạt động của các Nhóm là khảo sát tiềm năng phát triển và thúc đẩy sự tăng trưởng trong các lĩnh vực do từng Nhóm phụ trách. Thông qua các hoạt động này, các thành viên APEC xây dựng những mối liên hệ thực sự giữa các đại diện chính giới, giới doanh nghiệp và học giả.

- Các Nhóm đặc trách của SOM

Bên cạnh các Nhóm công tác, Hội nghị Quan chức Cao cấp (SOM) đã lập ra ba Nhóm đặc trách nhằm xác định các vấn đề và đưa ra khuyến nghị về

những lĩnh vực quan trọng cần xem xét trong khuôn khổ hợp tác của APEC. Hiện đang có ba Nhóm đặc trách của SOM là: Nhóm đặc trách về Mạng các điểm liên hệ về giới (Gender Focal-Points Network), Nhóm chỉ đạo về thương mại điện tử (Electronic Commerce Steering Group) và Nhóm đặc trách về Chống khủng bố (Counter-Terroism Task Force).

c. Ban Thư ký APEC

Ban Thư ký APEC đứng đầu là một Giám đốc Điều hành, do nước giữ ghế Chủ tịch APEC cử với thời hạn một năm. Một phó giám đốc điều hành do nước sẽ giữ chức Chủ tịch APEC vào năm tiếp theo cử. Đây là các quan chức của Chính phủ mang hàm Đại sứ. Ngoài ra, Ban Thư ký APEC hiện có khoảng 20 Giám đốc chương trình do các nền kinh tế thành viên tiến cử, 25 nhân viên chuyên nghiệp (cũng được biệt phái từ các nước thành viên) và các nhân viên phục vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ban Thư ký APEC giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của APEC, có chức năng tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp các hoạt động của APEC; điều hành ngân sách hàng năm của APEC; cũng như quản lý thông tin và các dịch vụ thông tin tuyên truyền. Từ năm 1993, do vấn đề tài chính và ngân sách trở nên phức tạp, chức năng điều hành tài chính được chuyển giao cho Uỷ ban Ngân sách và Quản lý.

* Nguyên tắc hoạt động a. Nguyên tắc cùng có lợi

Việc duy trì nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của APEC vì diễn đàn này là tập hợp lực lượng của các nền kinh tế rất đa dạng về điều kiện địa lý, lịch sử và văn hoá, về chế độ chính trị - xã hội và đặc biệt có sự chênh lệch rất lớn về trình độ phát triển. Trong điều kiện APEC bao gồm cả những nền kinh tế lớn và phát triển nhất, cũng như những nền kinh tế nhỏ và kém phát triển hơn, APEC đã nhấn mạnh tới các mối quan tâm chung, lợi ích chung của các thành viên và tập trung vào

các vấn đề hợp tác kinh tế và phát triển. Nhờ vậy, APEC có sức hấp dẫn lớn đối với các nước trong và ngoài khu vực. Chỉ gần mười năm sau khi thành lập, APEC đã bao gồm 21 thành viên, trong đó có những nền kinh tế hùng mạnh bậc nhất thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc.

Các nước ASEAN đã thông qua nguyên tắc nhất trí Cun-ching (1989), trong đó nhấn mạnh: "Việc tăng cường APEC cần phải dựa trên cơ sở công bằng, bình đẳng và cùng có lợi, có chú ý đầy đủ đến sự khác biệt trong các giai đoạn phát triển kinh tế và hệ thống chính trị - xã hội của các nước trong khu vực".

b. Nguyên tắc đồng thuận

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của hợp tác trong APEC, như Tuyên bố Xê-un đã nêu rõ, là dựa trên "cam kết về sự đối thoại cởi mở và xây dựng sự đồng thuận, bình đẳng, tôn trọng quan điểm của tất cả thành viên tham gia"

Nguyên tắc đồng thuận thể hiện một mô hình hợp tác tương đối thành công trong khu vực do ASEAN khởi xướng. Do tính chất đa dạng của các nền kinh tế trong khu vực, nguyên tắc đồng thuận tỏ ra khá hiệu quả. Thông qua nguyên tắc này, APEC đã xây dựng được những nền tảng có ý nghĩa quan trọng và thực tế để đẩy mạnh hợp tác, một chương trình làm việc toàn diện và một thoả thuận lịch sử về tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực tới năm 2020.

c. Nguyên tắc tự nguyện

Xuất phát từ đặc điểm của các nền kinh tế thành viên và các mối quan hệ kinh tế quốc tế trong khu vực châu á - Thái Bình Dương, sự hợp tác giữa các thành viên trong APEC mang tính chất tự nguyện. Nguyên tắc tự nguyện thể hiện trên hai điểm:

Trước hết, APEC chỉ là một Diễn đàn tư vấn kinh tế, một cơ chế liên chính phủ nhằm xúc tiến sự hợp tác, tăng trưởng và phát triển của khu vực.

Ngay từ Hội nghị đầu tiên, các Bộ trưởng APEC đã nhất trí coi APEC như một Diễn đàn tham khảo ý kiến về các vấn đề kinh tế nhằm tăng cường trao đổi quan điểm giữa các nước châu á - Thái Bình Dương. Tính chất tự nguyện trong hoạt động của APEC được thể hiện trong nguyên tắc Cun-ching do các nước ASEAN đề xướng: "APEC cần cung cấp một Diễn đàn tư vấn kinh tế và không nhất thiết dẫn tới sự thông qua các quyết định có tính chất bắt buộc bất cứ thành viên nào phải chấp nhận hay thực hiện

Thứ hai, do APEC chỉ là một Diễn đàn tư vấn kinh tế nên nó không đưa ra những quyết định, nguyên tắc có tính bắt buộc đối với các thành viên. Mọi hoạt động hợp tác đều dựa trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với lợi ích của các bên. Điều này phản ánh tính đặc thù của quá trình hội nhập kinh tế trong khu vực

d. APEC là diễn đàn mở, hoạt động phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO

APEC là một diễn đàn "mở" theo nghĩa APEC ủng hộ chế độ thương mại đa phương, không tạo ra sự phân biệt đối xử giữa APEC với các nước và nhóm nước khác trên thế giới, đồng thời APEC mở cửa cho các nền kinh tế không phải thành viên APEC trong khu vực tham gia. Ủng hộ chế độ thương mại đa phương mở không chỉ là một nguyên tắc mà còn là một trong những mục tiêu của APEC. Ngay từ giai đoạn đầu của APEC (1989 - 1993), khi Vòng đàm phán U-ru-goay của GATT bị mất động lực và rơi vào bế tắc, APEC đã đặt việc phấn đấu để kết thúc thành công vòng đàm phán này thành một trong những mục tiêu chủ yếu của mình

3.1.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của APEC

APEC bao gồm cả hai khu vực kinh tế mạnh và năng động nhất thế giới: khu vực Đông Á và khu vực Bắc Mỹ (gồm Mỹ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô) với những nét đặc thù và vô cùng đa dạng về chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa. Chỉ trong mười năm đầu tồn tại và phát triển, các nền kinh tế thành viên APEC đã đóng góp gần 70% cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn cầu.

Nhìn vào bảng 3.1 dưới đây cho thấy, theo số liệu mới nhất năm 2012, GDP của APEC đạt 40,618 nghìn tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người toàn APEC đạt 23,946 nghìn USD/năm. Trong đó, nước có tổng GDP lớn nhất là Mỹ với trên 15,653 nghìn tỷ USD. Tiếp theo là Trung Quốc với 8,25 nghìn tỷ USD và đứng thứ 3 là Nga với 1,953 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, nước có thu nhập bình quân đầu người lớn nhất lại là Australia, với 67,982 nghìn USD/ng do dân số nước này chỉ gồm 22,68 triệu dân. Đứng thứ 2 là Canada với mức thu nhập bình quân đầu người là 50,826 nghìn USD/ng. Nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là Việt Nam, chỉ đạt 1,523 nghìn USD/ng

Qua các số liệu trong bảng 3.1 cho thấy. Tuy tổng giá trị GDP và GDP bình quân đầu người của APEC là khá cao nhưng sự phân bố lại không đồng đều. Có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước khu vực Đông Á và các nước khu vực Bắc Mỹ

Bảng 3.1: Các thông số của APEC năm 2012

STT Tên nước GDP (triệu USD) PGDP (USD/ng) Dân số (triệu ng) Diện tích (triệu km2) 1 Australia 1.542.060 67.982,74 22,68 7.686.850 2 Brunei 16.852 38.801,27 0,43 5.770 3 Canada 1.770.080 50.826,05 34,83 9.984.670 4 Chile 268.278 15.415,93 17,40 756.950 5 China 8.250.240 6.094,04 1.353,82 9.596.960 6 Hong Kong 257.953 35.960,60 7,17 1.104 7 Indonesia 894.854 3.660,42 244,47 1.919.440 8 Japan 5.984.390 46.895,74 127,61 377.835

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của việt nam sang thị trường apec (Trang 54)