Kết quả của mơ hình hồi quy

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của việt nam sang thị trường apec (Trang 79 - 111)

Biến độc lập Hệ số Kiểm định z Giá trị P

Hệ số chặn 5,666 0,65 0,514 LogPGDPit 2,645* 2,49 0,013 LogPGDPjt 0,687** 5,62 0,000 LogDanSoit -5,032 -0,80 0,422 LogDanSojt -0,284 -1,87 0,061 LogKhoangCachij -1,618** -6,36 0,000 LogDienTichiDientichj 0,557** 6,32 0,000 ThuocDiaij 1,158** 4,54 0,000 BienGioiij 0,077 0,35 0,728 ĐoMoiĐoMoj 0,217* 2,26 0,024 AFTAijt 0,027 0,13 0,895

Số quan sát: 246

R2: within=0748; between: 0,615; overall: 0,640 Wald Chi2(10): 581,12

Prob>Chi2: 0,000 *

mức ý nghĩa 0,05; ** mức ý nghĩa 0,01

Kết quả phân tích cho thấy mơ hình bao gồm 246 quan sát. Hệ số xác định R2

biểu thị mức độ thích hợp của mơ hình đối với số liệu. Cụ thể là, 64% sự thay đổi của xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường APEC có thể được giải thích bằng mơ hình. Về cơ bản, hầu hết tất cả các biến quan trọng trong mơ hình đều có ý nghĩa về mặt thống kê, ngoại trừ biến dân số và có chung biên giới là khơng có ý nghĩa thống kê.

Hệ số của các biến đều mang dấu phù hợp với dự đoán về mặt lý thuyết. Theo kết quả phân tích của mơ hình thì thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là biến quan trọng nhất có ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường APEC. Cụ thể là hệ số của LnPGDPit mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05. Điều này cho thấy, khi GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường APEC. Tương tự như vậy, hệ số của LnPGDPjt mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê rất cao (ở mức 0,01). Như vậy, khi GDP bình quân đầu người của nước APEC tăng lên sẽ làm tăng sức mua của nền kinh tế các nước đối tác đó và sẽ kích thích nhập khẩu của các quốc gia này từ Việt Nam.

Biến LnDanSoit và LnDanSojt đều có hệ số âm và khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy việc đánh giá tác động của dân số đối với xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường APEC cần được phân tích một cách cẩn trọng. Tuy nhiên, hệ số của hai biên này mang giá trị âm cho thấy có thể là hiệu ứng hấp thu của thị trường trong nước lớn hơn hiệu ứng lợi thế theo quy mô làm cho quốc gia này ít phục thuộc vào thương mại quốc tế. Trong trường hợp

này, nếu hai biến LnPOPit và LnPOPjtLnDanSoit và LnDanSojt có ý nghĩa về mặt thống kê thì chúng ta có thể kết luận là dân số càng đơng thì càng có tác động làm giảm thương mại song phương.

Biến LnKhoangCachij có hệ số âm và có ý nghĩa thống kê rất cao (mức ý nghĩa 0,01). Điều này hoàn toàn phù hợp với dự đốn về mặt lý thuyết, đó là hai quốc gia có khoảng cách địa lý càng xa nhau thì càng trao đổi thương mại với nhau ít hơn. Trong trường hợp này, Việt Nam có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn sang những quốc gia có khoảng cách địa lý gần Việt Nam so với xuất khẩu sang các quốc gia có khoảng cách địa lý xa Việt Nam.

Biến ThuocDiaij có hệ số dương và có ý nghĩa về mặt thống kê rất cao. Về mặt lý thuyết, các quốc gia trước đây đây đã từng là thuộc địa của nhau thì có nhiều hiểu biết về tập quán văn hoá, kinh doanh của nhau hơn. Điều này sẽ làm giảm chi phí thương mại (tìm hiểu thị trường, tập qn văn hố, thị hiếu, sở thích,…). Do đó các quốc gia này thương có quan hệ trao đổi mậu dịch với nhau nhiều hơn.

Biến BienGioiij là biến có hệ số dương nhưng lại khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Hệ số có biến BienGioiij dương là hồn tồn phù hợp về mặt lý thuyết, đó là các quốc gia có chung biên giới sẽ giảm thiểu được chi phí thương mại (vận tải, thơng tin về thị trường của nhau, …). Chính vì vậy, các quốc gia này thường có quan hệ thương mại với nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, biến này khơng có ý nghĩa về mặt thống kê cũng là điều dễ hiểu. Một lý do giải thích về hiện tượng này là số mẫu đại diện chưa đủ lớn. Cụ thể là Việt Nam chỉ có chung biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuachia.

Biến DoMoitDoMojt có hệ số dương và có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0,05. Như vậy, Việt Nam sẽ xuất khẩu hàng chế biến nhiều hơn khi độ mở của nền kinh tế Việt Nam tăng lên. Tương tự như vậy, khi độ mở của nền kinh tế quốc gia APEC tăng lên thì nhập khẩu hàng chế biến từ các quốc gia này cũng tăng lên. Kết quả này hoàn tồn phù hợp về mặt lý thuyết, đó là khi

nền kinh tế mở cửa ra thị trường thế giới, giảm thiểu các rào cản thương mại thì thương mại hai chiều của quốc gia đó sẽ tăng lên.

Hệ số của biến AFTAijt mang giá trị dương. Tuy nhiên biến AFTAijt lại chưa đủ ý nghĩa về mặt thống kê (có thể do mẫu nghiên cứu cần phải lớn hơn, bao gồm tất cả các quốc gia trên thê giới). Tuy vậy, hệ số của biến AFTAijt mang giá trị dương cho thấy rằng Việt Nam có xu hướng xuất khẩu sang các quốc gia thành viên ASEAN. Như vậy, khi Việt Nam tham gia vào liên kết kinh tế khu vực thì các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của Việt Nam cũng như của các quốc gia thành viên ASEAN sẽ dần dần giảm thiểu và được loại bỏ theo lộ trình. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng chế biến của Việt Nam có thể thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường các quốc gia thành viên ASEAN.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG CHẾ BIẾN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG APEC 4.1. Một số quan điểm cơ bản

4.1.1. Quan điểm phát triển xuất khẩu ở Việt Nam thời kỳ 2012-2020

Phát triển kinh tế của Việt Nam thời kỳ 2012-2020 cần phải phát triển nhanh đồng thời kết hợp với phát triển bền vững. Tăng trưởng phải đảm bảo cả về yếu tố số lượng và chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kết hợp khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng và cả theo chiều sâu. Phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển tồn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với xố đói, giảm nghèo. Các vùng trong cả nước sẽ dần dần rút ngắn khoảng cách phát triển. Chú trọng đến việc bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển, khơng để xảy ra tình trạng ơ nhiễm và huỷ hoại môi trường. Phát triển kinh tế phải đi đơi với việc bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; ổn định chính trị - xã hội là tiền đề, điều kiện để phát triển nhanh và bền vững. Đây là quan điểm định hướng cho các ngành, các lĩnh vực xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển bền vững.

Trong những năm qua, phát triển xuất khẩu đã có những đóng góp to lớn vào cơng cuộc đổi mới của đất nước. Xuất khẩu đã trở thành một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế, xã hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Trên cơ sở quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế thời kỳ 2012-2020, quan điểm cụ thể để phát triển xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới là:

(a) Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và

lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Trong những năm sắp tới, xuất khẩu được xác định và coi là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, chủ trương hàng đầu cần được quán triệt trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế Việt Nam là kiên trì định hướng cơng nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Trong bối cảnh hiện nay, do cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu khiến cho tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sụt giảm, nên đã có nhiều quan điểm cho rằng, cần chuyển định hướng phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa. Thực tế cho thấy rằng, nhiều nước trên thế giới đã làm như vậy thông qua các biện pháp như tăng cường bảo hộ thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng... Tuy nhiên, đối với nước ta, một nước đang ở giai đoạn đầu của cơng nghiệp hóa, thị trường trong nước vẫn chưa phát triển, cần tranh thủ nguồn lực bên ngoài, nhất là FDI, để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, phát triển xuất khẩu chính là con đường để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới

Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu thì nhiệm vụ cần nhanh chóng thực hiện chính là thay đổi mơ hình tăng trưởng. Nước ta với sự phong phú về tài nguyên và nguồn lao động dồi dào với giá rẻ, chính là lợi thế so sánh để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian qua. Trong thời gian tới đây, những lợi thế này có ý nghĩa cho việc phát triển của Việt Nam. Mặc dù vậy, những hạn chế mang tính cơ cấu về lợi thế tự nhiên như khả năng khai thác, đánh bắt, nuôi trồng, những tác động tiêu cực đến môi trường sẽ làm cho nguồn lực tự nhiên ngày càng cạn kiệt, từ đó trong dài hạn có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Trong bối cảnh hiện nay, lợi thế lao động rẻ cũng ngày càng giảm dần khi mà chênh lệch tiền lương lao động ở nước ta

và các nước ngày càng rút ngắn lại và nhu cầu trên thị trường thế giới về những hàng hóa có hàm lượng công nghệ và khoa học ngày càng tăng cao. Do đó, dựa vào mơ hình tăng trưởng theo chiều rộng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh sẵn có, xuất khẩu Việt Nam khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Bên cạnh đó, việc chuyển sang mơ hình tăng trưởng mới cũng chính là việc tất yếu trong cạnh tranh quốc tế do bối cảnh suy thoái kinh tế tồn cầu, đó là tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào việc khai thác lợi thế cạnh tranh động để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh cải cách thể chế, sử dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại. Chuyển từ phát triển xuất khẩu theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ việc dựa chủ yếu vào lợi thế so sánh sẵn có (tĩnh) sang lợi thế cạnh tranh động là nhân tố quyết định chất lượng tăng trưởng xuất khẩu; duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường, do đó, hạn chế được rủi ro khi thị trường thế giới biến động bất lợi và cũng chính là giải pháp để đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khắc phục nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình, nâng cao vị thế quốc gia, đảm bảo phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Trong giai đoạn tiếp theo, cần đặt mục tiêu chất lượng phát triển lên hàng đầu. Đẩy lùi mạnh mẽ tư tưởng coi trọng số lượng, chạy theo thành tích cục bộ và ngắn hạn. Nhiều chỉ tiêu xuất khẩu trong giai đoạn vừa qua chỉ phản ánh về mặt số lượng mà chưa phản ánh được hiệu quả đầu tư, các tác động về mặt xã hội, môi trường. Theo kết luận của nhiều chuyên gia, trong thời gian qua, Việt Nam đã đầu tư quá mức cho xuất khẩu mà chưa tính tốn đến hiệu quả của nó. Điều này dẫn đến hậu quả về sự hao phí nguồn lực, sử dụng không hiệu quả vốn đầu tư, làm nảy sinh hành vi tiêu cực như tham nhũng, gian lận thương mại. Cần phải tính tốn xem mỗi một đô la giá trị xuất

khẩu mà ta mang về đem lại bao nhiêu lợi nhuận đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Chủ trương phát triển xuất khẩu kết hợp với chiến lược phát triển đúng hướng, tập trung vào các ngành có lợi thế sẽ đưa các sản phẩm của nước ta ra thị trường quốc tế và có sức cạnh tranh cao, khắc phục tình trạng sản phẩm có được sự nổi tiếng do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên như thời gian trước đây.

(b) Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác và sử dụng một cách hợp

lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế một cách tối đa ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn mơi trường của hàng hóa xuất khẩu nước ta.

Xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua phát triển chưa bền vững. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu cịn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Chính sách phát triển xuất khẩu trong thời gian qua quá chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu. Chúng ta chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào cơng nghệ, trình độ lao động, quản lý… để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, có khả năng tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị tồn cầu. Bên cạnh đó, mở rộng xuất khẩu đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Tăng trưởng xuất khẩu của nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào việc khuyến khích khai thác các nguồn lợi tự nhiên và sử dụng ngày càng nhiều các yếu tố đầu vào làm gia tăng áp lực gây ô nhiễm

Để phát triển xuất khẩu trên cơ sở bền vững,, chúng ta phải khai thác một cách hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm sốt có hiệu quả ơ nhiễm mơi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ được các vườn quốc gia, khu bảo tồn

thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học; khắc phục suy thối và cải thiện chất lượng mơi trường. Trong thời gian tới, đây chính là định hướng phát triển bền vững về mơi trường cho các ngành kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng của nước ta. Trên cơ sở đó, quan điểm phát triển xuất khẩu và bảo vệ mơi trường được khái qt ở những khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, tăng trưởng xuất khẩu nhất thiết phải dựa trên cơ sở khai thác

hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Cơ sở của sự phát triển bền vững này chính là việc bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên. Việt Nam là nước được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên nhưng trình độ phát triển của chúng ta cịn thấp, vì vậy việc khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên sẽ tạo thuận lợi để tích lũy ban đầu cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhờ có sự ưu đãi này của thiên nhiên mà hiện nay nước ta xếp thứ hạng cao về xuất khẩu một số sản phẩm như gạo (thứ hai thế giới), cà phê (thứ hai thế giới), hạt tiêu (số một thế giới), hạt điều (thứ ba thế giới). Bên cạnh đó, chúng ta cịn có một số mặt hàng khác như dầu thơ, thủy sản đang có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, trong thời gian qua chúng ta chưa khai thác một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đây thực sự là một hạn chế cần phải khắc phục nhanh chóng . Mặc dù chúng ta tăng trưởng xuất khẩu một số mặt hàng như cà phê, hạt điều, cao su, chè nhưng lại để lại hậu quả là sự suy giảm về diện tích rừng

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của việt nam sang thị trường apec (Trang 79 - 111)