Điều chỉnh cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của việt nam sang thị trường apec (Trang 103)

5. Bố cục của luận văn

4.2.7.Điều chỉnh cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Việt Nam cần chú trong vào công tác cập nhập thông tin, phân tích, dự báo một cách nhanh chóng, kịp thời nhằm đưa ra các chính sách điều chỉnh cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sao cho phù hợp với cơ cấu nhập khẩu hàng chế biến của các quốc gia thành viên APEC.

Để các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có thể thâm nhập mạnh hơn nữa vào thị trường APEC, những chiến lược sản xuất hướng đến tiêu chuẩn hoá và thích nghi hoá cần được quan tâm và phát triển. Chỉ có tiêu chuẩn hoá các sản phẩm xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể vượt qua được những rào cản thương mại ngày càng dày đặc hơn. Những tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường và xã hội cũng cùng với các hệ thống quản trị chất lượng nên được phổ biến rộng rãi hơn đến người dân lao động trực tiếp sản xuất, nhằm tạo ra những giá trị cao hơn, những lợi thế cạnh tranh tốt hơn cho sản phẩm của Việt Nam.

4.2.8. Cải thiện hạ tầng cơ sở

Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng là việc làm cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường APEC. Nâng cao vai trò điều phối của Nhà nước trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường biển, đường sông, đường bộ, đường hàng không, phát triển vận tải đa phương thức. Cần xây dựng quy hoạch tổng thể, đồng bộ hệ thống các cửa khẩu

đường bộ và đường thủy, cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia, để từ đó tập trung đầu tư đúng mức. Những ưu tiên về tài chính trước hết cần tập trung cho kết cấu hạ tầng như cừa khẩu, kho tàng, bến bãi, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và cụm dân cư biên giới. Ngoài ra, Để giảm thiểu chi phí thương mại thì việc cải thiện, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại là hết sức cần thiết. Chúng ta phải thực hiện đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên quan điểm “tập trung dứt điểm” không đầu tư dàn trải. Muốn vậy cần có quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thống nhất và hợp lý. Đầu tư cải thiện hệ thống cảng biển trên quan điểm “cảng biển Việt Nam cần chất lượng” vì vậy cần tiếp tục đầu tư cải tạo và nâng cấp hiệu quả hoạt động của cảng Sài Gòn, cảng Vũng Tàu và cảng Hải Phòng tạo lên khu vực cảng lớn, mặt khác tập trung đầu tư phát triển hệ thống cảng biển miền Trung như Đà Nẵng, Ba Ngòi…Đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc đặc biệt cần tăng số kênh thông tin quốc tế, tìm kiếm nguồn vốn để xây dựng hệ thống cáp quang biển hoà chung vào mạng cáp quang biên thông tin quốc tế khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của chủ đầu tư, điều chỉnh mức cước phí thông tin và bưu điện theo hướng phù hợp với nguồn sử dụng trong nước và hợp lý trong khu vực

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của việt nam sang thị trường apec (Trang 103)