Mô hình phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của việt nam sang thị trường apec (Trang 49)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2. Mô hình phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá

2.2.2.1. Mô tả mô hình

Để phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường APEC tác giả sử dụng mô hình lực vạn vật hấp dẫn. Đây là mô hình do Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963) đề xướng và được áp Linnemann (1966) bổ sung. Mô hình hồi quy chuẩn có dạng sau đây:

ijt ij jt it jt it

ijt GDP GDP POP POP DIST u

E 0 1 2 3 4 5

Eijt là giá trị xuất khẩu từ quốc gia i sang quốc gia j tại thời điểm t.  GDPit là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia i tại thời điểm t.  GDPjtlà tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia j tại thời điểm t.  POPit là dân số của quốc gia i tại thời điểm t.

POPjt là dân số của quốc gia j tại thời điểm t.

DISTij là khoảng cách giữa quốc gia i và quốc gia j.  uijt là phần sai số

Kể từ đó đến nay, mô hình lực vạn vật hấp dẫn ngày càng được cải thiện và áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm nhằm lượng hóa các yếu tố tác động đến thương mại hai chiều. Nhằm phục vụ mục đích ước tính, mô hình trọng lực sử dụng trong bài viết này được biểu diễn dưới dạng sau đây:

ijt j ijt jt it j i ij jt it jt it ijt Landlock Techgap Openness Openness Area Area DIST POP POP PGDP PGDP E 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 log log log log log log log log

- Biến phụ thuộc (Eijt): Là giá trị xuất khẩu từ quốc gia i sang quốc gia j

tại thời điểm t. Trong đề tài nghiên cứu này Eijt là giá trị xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang quốc gia thành viên của APEC tại năm t.

- GDPit: Là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia i tại thời điểm t.

Trong đề tài nghiên cứu này GDPit là GDP của Việt Nam tại năm t (Đơn vị tính: Triệu USD).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- GDPjt: Là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia j tại thời điểm t.

Trong đề tài nghiên cứu này GDPit là GDP của nước thành viên APEC tại năm t (Đơn vị tính: Triệu USD).

- POPit: Là dân số của quốc gia i tại thời điểm t. Trong đề tài nghiên

cứu này POPit là dân số của Việt Nam tại năm t (Đơn vị tính: Triệu người).

- POPjt: Là dân số của quốc gia j tại thời điểm t. Trong đề tài nghiên cứu này POPjt là dân số của nước thành viên APEC tại năm t (Đơn vị tính:

Triệu người).

- DISTij: Là khoảng cách giữa quốc gia i và quốc gia j. Trong đề tài

nghiên cứu này DISTij là khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội và thủ đô của nước thành viên APEC, tính theo đường chim bay (Đơn vị tính: km).

- Areai: Là diện tích của quốc gia i. Trong đề tài nghiên cứu này Areait là diện tích đất đai của Việt Nam (Đơn vị tính: km2

).

- Areaj: Là diện tích của quốc gia j. Trong đề tài nghiên cứu này Areajt là diện tích đất đai của nước thành viên APEC (Đơn vị tính: km2

).

- Opennessit: Là độ mở của nền kinh tế nước i tại thời điểm t. Trong đề tài nghiên cứu này Opennessit là độ mở nền kinh tế Việt Nam được tính toán theo công thức sau:

it it it it GDP M X Openness

- Opennessjt: Là độ mở của nền kinh tế nước j tại thời điểm t. Trong đề tài nghiên cứu này Opennessjt là độ mở nền kinh tế nước thành viên APEC được tính toán theo công thức sau:

jt jt jt jt GDP M X Openness

- Landlockj: Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu quốc gia j (nước thành viên

APEC) không tiếp giáp với biển và ngược lại nhận giá trị 0 nếu quốc gia j tiếp giáp với biển.

- AFTAijt: Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu cả Việt Nam và nước thành viên APEC thuộc ASEAN tại năm t, và ngược lại nhận giá trị 0 nếu Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nam hoặc quốc gia thành viên APEC hoặc cả hai không phải là thành viên của ASEAN tại năm t.

2.2.2.2. Phương pháp ước lượng

Trong đề tài này, tác giả sử dụng phối hợp hai mô hình số liệu mảng: mô hình hiệu ứng cố định và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên. Việc lựa chọn sử dụng mô hình trên thể hiện sự bất cập trong việc áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất.

Mô hình hiệu ứng cố định cho phép kết hợp sự khác nhau giữa các quan sát chéo bằng cách cho phép hệ số chặn thay đổi. Điều đó có nghĩa là hệ số chặn của từng cặp quốc gia là khác nhau, nhưng mỗi một hệ số chặn lại không đổi theo thời gian. Mô hình này cho rằng hệ số chặn của từng cặp quốc gia là khác nhau bởi lẽ mỗi một quốc gia đều có những đặc điểm riêng biệt. Như vậy, tất cả sự khác nhau giữa các quan sát chéo sẽ được thể hiện ở hệ số chặn, và mô hình hiệu ứng cố định cho phép các đường hồi quy có độ dốc như nhau. Với phương pháp này thì tất cả các số liệu chéo có thể được sử dụng trong một mô hình hồi quy, cùng với số liệu chuỗi. Để ứng dụng mô hình này, các biến giả sẽ được sử dụng cho các hệ số chặn. Do đó, mô hình hiệu ứng cố định có thể được biểu diễn dưới dạng sau:

ijt j ijt jt it j i ij jt it jt it i ijt Landlock Techgap Openness Openness Area Area DIST POP POP GDP GDP E 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 log log log log log log log 1 log

Trong đó: 0icho thấy rằng mỗi một cặp quốc gia sẽ có một hệ số chặn riêng. Ngoài ưu điểm nêu trên (cho phép phối hợp sự khác nhau giữa các quan sát chéo), mô hình hiệu ứng cố định giúp chúng ta giảm thiểu được những sai sót kỹ thuật khi có biến độc lập quan trọng mà lại không được đưa vào mô hình. Trong đề tài này, chúng tôi còn sử dụng hiệu ứng thời gian (time effect) bởi lẽ các yếu tố tác động đến xuất khẩu có thể thay đổi qua các năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy nhiên, nhược điểm căn bản của mô hình này là các biến không thay đổi theo thời gian sẽ bị loại bỏ ra khỏi phương trình một cách mặc nhiên. Chính vì vậy mà chúng tôi phối hợp sử dụng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên nhằm mục đích so sánh kết quả.

Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên cho phép chúng ta phối hợp sự khác nhau giữa các quan sát chéo bằng cách cho phép hệ số chặn thay đổi (giống như mô hình hiệu ứng cố định), nhưng mức độ thay đổi này lại là ngẫu nhiên (random). Khác với mô hình hiệu ứng cố định, mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên cho rằng sự khác nhau giữa các hệ số chặn là do sự chọn mẫu ngẫu nhiên. Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên được biểu thị dưới dạng sau đây:

ijt j ijt jt it j i ij jt it jt it ijt w Landlock Techgap Openness Openness Area Area DIST POP POP GDP GDP E 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 log log log log log log log 1 log

Trong đó: 0 là hệ số chặn bình quân, còn wit là sai số đa phức (wijt = μij + uijt). μij là hiệu ứng ngẫu nhiên (sai số chéo), và uijt là phần sai số còn lại (bao gồm sai số chuỗi và sai số chéo). Mô hình hiệu ứng cố định đòi hỏi μij ~ (0, 2

), uijt ~ (0, 2

),μij hoàn toàn độc lập với uijt, và các biến giải thích phải độc lập với μij và uijt đối với tất cả các quan sát chuỗi và quan sát chéo. Lợi thế của mô hình này là cả thay đổi giữa quan sát theo chuỗi (time-series) và giữa các quan sát chéo (cross-sectional) đều được sử dụng trong mô hình. Mô hình này đặc biệt thích hợp khi các quan sát chéo được lựa chọn một cách ngẫu nhiên từ một quần thể lớn hơn.

2.2.2.3. Kiểm định lựa chọn mô hình

Kiểm định Hausman có thể được sử dụng để phân biệt giữa mô hình hiệu ứng cố định và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên trong phân tích số liệu hỗn hợp. Khi giả thiết H0 đúng thì người ta áp dụng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (RE) do mô hình này mang lại hiệu quả cao hơn. Ngược lại, khi giả thiêt H1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đúng thì người ta thường áp dụng mô hình hiệu ứng cố định bởi lẽ mô hình này ít nhất cũng phù hợp. Như vậy, với mô hình và số liệu cho trước, trong đó ước lượng hiệu ứng cố định là phù hợp, kiểm định Hausman cho phép chúng ta biết được liệu ước lượng hiệu ứng ngẫu nhiên cũng hiệu quả không kém ước lượng hiệu ứng cố định. Trong trường hợp hiệu ứng cố định, kiểm định Hausman là kiểm định giả thiết H0: hiệu ứng ngẫu nhiên cũng phù hợp và hiệu quả, ngược lại với giả thiết H1: hiệu ứng ngẫu nhiên không phù hợp. Nếu thống kê kiểm định lớn thì chúng ta bắt buộc phải sử dụng hiệu ứng cố định. Nếu thống kê kiểm định nhỏ thì chúng ta có thể sử dụng hiệu ứng ngẫu nhiên.

Bảng 2.2: Các kịch bản trong lựa chọn mô hình

Trƣờng hợp H0 đúng Trƣờng hợp H1 đúng

b1 (ước lượng RE) Phù hợp, hiệu quả Không phù hợp b0 (ước lượng FE) Phù hợp, không hiệu quả Phù hợp

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Giới thiệu về thị trƣờng APEC

3.1.1. Giới thiệu chung

3.1.1.1. Sự ra đời của APEC

Trong bối cảnh quá trình liên kết và hợp tác kinh tế ở các khu vực và trên phạm vi toàn cầu phát triển mạnh, tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trở thành xu hướng bao trùm, APEC ra đời như một sự đáp ứng đúng lúc đối với yêu cầu và lợi ích của các nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương vốn đang ngày càng tuỳ thuộc lẫn nhau hơn. Từ chỗ ban đầu hoạt động như là một nhóm đối thoại không chính thức, APEC đã dần dần trở thành một thực thể khu vực đi đầu trong việc thúc đẩy tự do hóa mậu dịch, đầu tư và hợp tác kinh tế. Đến nay, APEC đã có 21 nền kinh tế thành viên với khoảng 2,5 tỷ dân; 19.000 tỷ đô la Mỹ GDP mỗi năm và chiếm 47% thương mại thế giới. Các nền kinh tế của các thành viên APEC cho thấy sự đa dạng, phong phú của khu vực cũng như các trình độ và phương thức phát triển khác nhau. Mặc dù giữa các nền kinh tế trong khu vực có nhiều điểm khác biệt nhưng việc họ hợp tác được với nhau trong một diễn đàn đã phản ánh mục đích và quyết tâm chính trị chung là thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững trong khu vực và trên thế giới. Mục đích chung của APEC đã được xác định ngay từ Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ nhất ở Can-bê-ra, Ôt-xtrây-lia năm 1989. Mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của khu vực đòi hỏi phải thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương mở, tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế nhằm tăng cường lợi ích chung thông qua việc khuyến khích các luồng hàng hoá, dịch vụ, vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ giữa các thành viên.

3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Liên minh châu Âu * Cơ cấu tổ chức

a. Cấp chính sách

Hội nghị các nhà Lãnh đạo cao nhất của các thành viên APEC được tổ chức hàng năm bắt đầu từ năm 1993. Tháng 11 năm 1993 tại Seattle (Mỹ) theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn, lần đầu tiên trong lịch sử, 14 vị nguyên thủ quốc gia và đứng đầu chính phủ của các thành viên APEC đã gặp gỡ và trao đổi về các vấn đề kinh tế. Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ nhất đã nâng vị thế của APEC lên tầm cao mới trên trường quốc tế, như Tuyên bố chung của các nhà Lãnh đạo khẳng định: "Cuộc họp của chúng ta phản ánh sự nổi lên của một tiếng nói mới cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong các vấn đề quốc tế"

- Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC

Hội nghị Bộ trưởng APEC quyết định phương hướng hoạt động của APEC và ấn định thời gian thực hiện chương trình hành động cho năm sau. Các quyết định của Hội nghị được thể hiện trong Tuyên bố chung, bao gồm:

+ Quyết định về các vấn đề tổ chức: xác định mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của APEC; thành lập các uỷ ban, hội đồng...; thành lập quỹ APEC và qui định tỷ lệ đóng góp của các thành viên; vấn đề kết nạp thành viên mới.

+ Quyết định nguyên tắc, mục tiêu, nội dung các chương trình hoạt động và đánh giá tiến trình hợp tác của APEC cũng như công tác của các Uỷ ban, các Nhóm công tác và các Nhóm đặc trách.

+ Xem xét và đánh giá việc thực hiện các sáng kiến của Hội nghị Cấp cao Không chính thức.

+ Thông qua dự thảo chương trình hành động về tự do hóa thương mại và đầu tư, sau đó đệ trình lên Hội nghị Cấp cao xem xét và quyết định cuối cùng.

b. Cấp làm việc

- Hội nghị các Quan chức Cao cấp (SOM)

Hội nghị này được tổ chức thường kỳ giữa hai Hội nghị Bộ trưởng hàng năm nhằm chuẩn bị và đưa ra các khuyến nghị trình Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề tổ chức, chương trình hoạt động của APEC, chương trình hành

động tiến tới tự do hóa thương mại và đầu tư, kế hoạch hành động của các nền kinh tế thành viên và các chương trình hợp tác kinh tế, khoa học - công nghệ của APEC, xem xét và điều phối ngân sách và chương trình công tác của các Uỷ ban, các Nhóm công tác và Nhóm đặc trách.

- Uỷ ban Thương mại và Đầu tư

Uỷ ban Thương mại và Đầu tư (CTI) được thành lập năm 1993 trên cơ sở Tuyên bố về "Khuôn khổ hợp tác và đầu tư" của Hội nghị Bộ trưởng. Uỷ ban Thương mại và Đầu tư có nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác về tự do hóa thương mại và tạo môi trường đầu tư cởi mở hơn giữa các nền kinh tế thành viên. Uỷ ban Thương mại và Đầu tư soạn thảo báo cáo hàng năm trình Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề liên quan tới thương mại và đầu tư trong khu vực đồng thời chỉ đạo các Tiểu ban và Nhóm chuyên gia trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể.

- Uỷ ban SOM về Hợp tác Kinh tế - Kỹ thuật

Tiểu ban SOM về Hợp tác Kinh tế - Kỹ thuật (ESC) được thành lập năm 1998 nhằm hỗ trợ Hội nghị Quan chức Cao cấp (SOM) trong việc phối hợp và quản lý các hoạt động hợp tác kinh tế-kỹ thuật (ECOTECH) và triển khai các sáng kiến hợp tác trong lĩnh vực này của các nền kinh tế thành viên APEC. Mới đầu đây chỉ là Tiểu ban về ECOTECH, năm 2002 đổi tên thành Uỷ ban SOM về Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật (ESC). Bằng việc thúc đẩy hợp tác và xác định những lĩnh vực ưu tiên trong khuôn khổ hợp tác ECOTECH, Uỷ ban SOM về Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật cùng với các diễn đàn khác trong APEC giữ vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của APEC.

- Uỷ ban Kinh tế

Uỷ ban Kinh tế (EC) được thành lập tại Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ sáu tháng 11 năm 1994 để thực hiện việc nghiên cứu các xu hướng và vấn đề kinh tế thông qua các chỉ số kinh tế cơ bản. Uỷ ban Kinh tế là một diễn đàn

thúc đẩy đối thoại giữa các nền kinh tế thành viên về các vấn đề kinh tế, dự báo, xu hướng kinh tế trong khu vực để tạo ra một khung cảnh rộng hơn cho sự hợp tác trong APEC. Hoạt động của Uỷ ban đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của việt nam sang thị trường apec (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)