Các thông số của APEC năm 2012

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của việt nam sang thị trường apec (Trang 61)

STT Tên nước GDP (triệu USD) PGDP (USD/ng) Dân số (triệu ng) Diện tích (triệu km2) 1 Australia 1.542.060 67.982,74 22,68 7.686.850 2 Brunei 16.852 38.801,27 0,43 5.770 3 Canada 1.770.080 50.826,05 34,83 9.984.670 4 Chile 268.278 15.415,93 17,40 756.950 5 China 8.250.240 6.094,04 1.353,82 9.596.960 6 Hong Kong 257.953 35.960,60 7,17 1.104 7 Indonesia 894.854 3.660,42 244,47 1.919.440 8 Japan 5.984.390 46.895,74 127,61 377.835 9 Korea 1.151.270 23.020,91 50,01 98.480 10 Malaysia 307.178 10.578,45 29,04 329.750 11 Mexico 1.162.890 10.123,35 114,87 1.972.550 12 New Zealand 166.923 37.400,77 4,46 268.680

13 Papua New Guinea 15.393 2.254,95 6,83 462.840

14 Philippines 240.664 2.462,35 97,74 300.000 15 Peru 200.292 6.572,65 30,47 1.285.220 16 Russian 1.953.560 13.764,78 141,92 17.075.200 17 Singapore 267.941 49.936,31 5,37 693 18 Thailand 376.989 5.848,37 64,46 514.000 19 United States 15.653.370 49.802,15 314,31 9.826.630 20 Viet Nam 137.681 1.523,22 90,39 329.560 Tổng 40.618.858 478.925,03 2.758,29 62.793.181,70

3.1.2. Tình hình thương mại của APEC

Mặc dù tăng trưởng thương mại hàng hóa (tính theo giá trị danh nghĩa và bằng USD) của các nền kinh tế thành viên APEC đã chậm lại mức 4,6% trong tháng 5/2012, so với 12,1% trong tháng 12/2011, nhưng mức này cũng tạm đủ để khối duy trì vị trí dẫn đầu về phát triển so với các nền kinh tế khác trên thế giới. Trong khi đó, thương mại hàng hóa của phần cịn lại của thế giới giảm 5,6% trong tháng 5/2012.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trước đó đã dự báo kinh tế APEC tăng trưởng 4,2% trong năm 2012, cao hơn mức tăng 4,1% năm 2011, trước khi đạt nhịp độ tăng trưởng 4,5% năm 2013, vượt xa xu hướng tăng trưởng toàn cầu. Denis Hew, Giám đốc Bộ phận hỗ trợ chính sách APEC, nhận định mặc dù hoạt động thương mại trên toàn khu vực diễn ra không đồng đều trong 6 tháng đầu năm nay, do nhu cầu toàn cầu yếu và giá hàng hóa giảm mạnh, nhưng sự tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế thành viên APEC tương đối mạnh và mau phục hồi. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhìn chung đáng khích lệ, nhờ khu vực này chi phối khoảng gần một nửa mức tăng trưởng của luồng vốn FDI trên toàn cầu trong năm 2011.

Bảng 3.2: Cán cân thƣơng mại của APEC

(ĐVT: Tỷ USD)

STT Tên nƣớc Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thƣơng mại

1 Australia 246460,37 243628,74 2831,63 2 Brunei 12675,45 5774,38 6901,08 3 Canada 421670,46 451971,70 -30301,24 4 Chile 78276,98 79445,15 -1168,17 5 China 2047366,58 1606659,90 440706,68 6 Hong Kong 22280,66 553274,22 -530993,56 7 Indonesia 190029,98 189335,62 694,35 8 Japan 763057,40 873628,89 -110571,49 9 Korea 547786,80 519550,76 28236,04 10 Malaysia 226061,28 195344,33 30716,95 11 Mexico 366529,69 360306,06 6223,63 12 New Zealand 34522,51 37701,71 -3179,19 13 Papua New Guinea 7673,59 7670,76 2,83 14 Philippines 73857,95 83124,76 -9266,81 15 Peru 37224,60 31920,71 5303,89 16 Russian 489736,55 263322,49 226414,05 17 Singapore 374967,70 372897,93 2069,77 18 Thailand 229513,00 245292,60 -15779,60 19 United States 1224662,85 2267417,76 -1042754,92 20 Viet Nam 119280,06 115763,75 3516,31

3.1.3. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và APEC

Tháng 6/1996, Việt Nam chính thức nộp đơn xin gia nhập APEC và Hội nghị Thượng đỉnh thường niên APEC tại Vancuvo, Canada, tháng 11/1997 đã quyết định kết nạp Việt Nam, Nga, Peru là thành viên chính thức của APEC vào tháng 11/1998, nâng tổng số thành viên lên 21 nước và vùng lãnh thổ. Tại Hội nghị bộ trưởng APEC lần thú 10 tổ chức tại Kuala Lumpur, ngay 14/11/1999, Việt Nam chính thức trở thành thành viên APEC. Hiện nay APEC đã ngừng kết nạp thành viên mới để chấn chỉnh tổ chức.

Tham gia APEC, Việt Nam có thêm điều kiện tiếp cận thị trường rộng lớn và tiềm năng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực đầy năng động và theo nhiều nhận định là trung tâm của thế giới. Việc Việt Nam tham gia APEC đã đem lại lợi ích "vơ hình" nhưng cực kỳ quan trọng; đó là mơi trường quốc tế thuận lợi , vị thế quốc tế được nâng cao,có uy tín lớn hơn và tiếng nói có trọng lượng hơn, từ đó có điều kiện mở rộng và đa dạng hóa thị trường, tranh thủ thêm vốn và công nghệ để phát triển.

Tham gia APEC Việt Nam co cơ hội tham gia các Hội nghị bộ trưởng thương mại và ngoại giao hàng năm, và đặc biệt là Hội nghị Cấp cao của các nền kinh tế (từ năm 1993) đây là cơ hội quý báu để thực hiện các cuộc gặp song phương cấp cao và để tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng trong khu vực

Sự hợp tác trong khuôn khổ APEC giúp Việt Nam đổi mới một số cơ chế chính sách thương mại cho phù hợp luật lệ chung, tranh thủ được sự trợ giúp trong việc đào tạo nhân lực, thí dụ vừa qua đã tổ chức được các lớp tập huấn về khuôn khổ pháp lý cho thương mại điện tử.

Về kinh tế, Việt Nam tiếp cận tốt hơn với nhiều nguồn vốn hơn, với công nghệ hiện đại và kiến thức quản lý thông qua các hoạt động thương mại và đầu tư chặt chẽ hơn với các thành viên APEC khác, trong đó có cả những nền kinh tế lớn nhất thế giới (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ca-na-đa). Các sự kiện hàng năm của APEC như Hội nghị Thượng đỉnh CEO APEC,

Hội chợ Cơ hội Đầu tư, Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với Hội đồng tư vấn doanh nhân APEC (ABAC) đang kết nối một cách có hiệu quả các doanh nghiệp Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp khu vực để làm ăn cùng có lợi. Vào thời điểm tháng 12 năm 2004, 65,6% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là từ các nền kinh tế thành viên APEC, đồng thời các nền kinh tế thành viên APEC chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam và 80% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam

Đến tháng 11 năm 2008, vốn FDI đổ vào Việt Nam đạt 61 tỷ USD, trong đó khoảng 75% đến từ các nền kinh tế thành viên APEC. Đối với hoạt động xuất khẩu, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã và đang đóng vai trị quan trọng đối với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm nay sang thị trường khu vực này đạt khoảng 33,5 tỷ USD, chiếm quá nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

3.2. Tổng quan về tình hình xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam

3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường thế giới giai đoạn 2001-2011 được trình bày tại bảng 3.3. Số liệu tại bảng 3.3 cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam tăng nhanh qua các năm. Cụ thể là, kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam chỉ đạt 6,8 tỷ USD năm 2001. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam tăng lên 13,8 tỷ USD năm 2004, 26 tỷ năm 2007 và 62 tỷ USD năm 2011.

Bảng 3.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam

(ĐVT: Triệu USD)

Mã SITC Nhóm hàng 2001 2004 2007 2011

Tổng kim ngạch xuất khẩu 14,976,03 26,418,95 48,411,48 96,430,16

SITC 0-4 Hàng thô hoặc mới sơ chế 7,829,75 12,496,63 21,635,61 33,615,70

SITC 5-8 Hàng chế biến hoặc đã tinh chế 6,781,62 13,799,96 26,416,38 62,188,87

SITC 5 Hoá chất và sản phẩm liên quan 220,45 419,40 1,028,49 2,868,70 SITC 6 Hàng chế biến phân loại theo NVL 888,82 1,811,55 3,793,11 10,284,85 SITC 7 Máy móc, phương tiện vận tải,… 1,298,33 2,560,96 5,601,25 18,835,89 SITC 8 Hàng chế biến khác 4,374,01 9,008,06 15,993,52 30,199,42

SITC 9 Hàng hóa khơng thuộc các nhóm trên 364,67 122,36 359,49 625,59

Bảng 3.3 cũng cho ta thấy, hàng chế biến đã đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường thế giới. Điều này cho thấy trình độ phát triển của Việt Nam ngày càng được cải thiện.

Bảng 3.4 trình bày tốc độ tăng trưởng bình quân xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2004, 2004-2007, 2007-2011 và 2001-2011. Kết quả tính tốn ở bảng 4 cho thấy tốc độ tăng trưởng bình quân trong xuất khẩu hàng chế biến giai đoạn 2001-2011 đạt mức cao nhất (20,47%), cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân trong xuất khẩu hàng sơ chế (15,69%), tốc độ tăng trưởng bình quân trong xuất khẩu hàng hố khơng thuộc các nhóm trên (5,55%) và cao hơn cả tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của cả nước.

Bảng 3.4: Tốc độ tăng trƣởng bình quân xuất khẩu của Việt Nam

(ĐVT: %) Mã SITC Nhóm hàng 2001- 2004 2004- 2007 2007- 2011 2001- 2011

Tổng kim ngạch xuất khẩu 20,83 22,37 18,80 20,47

SITC 0-4 Hàng thô hoặc mới sơ chế 16,86 20,08 11,65 15,69

SITC 5-8 Hàng chế biến hoặc đã tinh chế 26,72 24,16 23,87 24,81

SITC 5 Hoá chất và sản phẩm liên quan 23,91 34,85 29,23 29,25

SITC 6 Hàng chế biến phân loại theo NVL 26,79 27,93 28,32 27,74

SITC 7 Máy móc, phương tiện vận tải,… 25,41 29,81 35,42 30,67

SITC 8 Hàng chế biến khác 27,23 21,09 17,22 21,31

SITC 9 Hàng hóa khơng thuộc các nhóm trên -30,51 43,23 14,85 5,55

Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng tốc độ tăng trưởng bình quân về xuất khẩu hàng chế biến có chiều hướng giảm dần, từ 26,72% giai đoạn 2001-2004 giảm xuống 24,16% giai đoạn 2004-2007 và 23,87% giai đoạn 2007-2011. Trong số các nhóm hàng chế biến thì máy móc, phương tiện vận tải (SITC-7) là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất, đạt trên 30% giai đoạn 2001-2011. Đứng thứ hai là hoá chất và sản phẩm liên quan (SITC-5), đạt 29,25%. Cuối cùng, hàng chế biến khác (SITC-8) là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân thấp nhấp, đạt 21,31%.

3.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Cơ cấu xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam được trình bày tại bảng 3.5. Theo số liệu ở bảng 3.5, hàng chế biến là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Về thực tế, tại thời điểm năm 2001, chất tỷ trọng của nhóm hàng này chỉ đứng thứ hai (sau hàng thô hoặc mới sơ chế). Tuy nhiên, tỷ trọng của hàng chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh qua các năm, trong khi đó tỷ trọng của nhóm hàng thơ hoặc mới sơ chế lại có xu hướng giảm nhanh. Điều này dẫn đến một cơ cấu xuất khẩu trong đó hàng chế biến chiếm trên 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2011.

Trong số hàng chế biến thì hàng chế biến khác (SITC-8) là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (31,32% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011). Tiếp đến là máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng (SITC-7), chiếm 19,53% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011. Cuối cùng là hoá chất và sản phẩm liên quan, chỉ chiếm 2,97% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2011.

Bảng 3.5: Cơ cấu xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam

(ĐVT: %)

SITC Nhóm hàng 2001 2004 2007 2011

SITC 0-4 Hàng thô hoặc mới sơ chế 52,28 47,30 44,69 34,86

SITC 5-8 Hàng chế biến hoặc đã tinh chế 45,28 52,24 54,57 64,49

SITC 5 Hoá chất và sản phẩm liên quan 1,47 1,59 2,12 2,97

SITC 6 Hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu 5,93 6,86 7,84 10,67 SITC 7 Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng 8,67 9,69 11,57 19,53

SITC 8 Hàng chế biến khác 29,21 34,10 33,04 31,32

SITC 9 Hàng hóa khơng thuộc các nhóm trên 2,43 0,46 0,74 0,65

Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả

3.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam được trình bày tại bảng 3.6. Số liệu tại bảng 3.6 cho thấy Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Liên Bang Đức, Vương Quốc ANh, Nam Phi, Hồng Kông, Hà Lan và Pháp là 10 thị trường xuất khẩu hàng chế biến lớn nhất của Việt Nam năm 2011.

Bảng 3.6: Thị trƣờng xuất khẩu hàng chế biến chủ yếu của Việt Nam (ĐVT: %) Quốc gia 2001 2004 2007 2011 Hoa Kỳ 3,16 26,42 30,12 22,56 Nhật Bản 21,33 15,39 14,24 11,62 Trung Quốc 1,62 2,96 2,78 6,37 Hàn Quốc 3,31 2,33 2,30 4,30 Liên Bang Đức 9,11 6,15 4,94 4,10

Vương Quốc Anh 6,63 6,24 4,70 3,30

Nam Phi 0,16 0,20 0,29 2,88

Hồng Kông 2,04 1,54 1,42 2,88

Hà Lan 4,18 3,29 3,18 2,52

Pháp 5,94 3,50 2,74 2,28

42,51 31,97 33,29 37,17

Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2011. Nếu như xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì đến năm 2011 xuất khẩu hàng chế biến sang thị trường này chiếm 22,56%. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến sang thị trường Hoa Kỳ có xu hướng giảm từ năm 2004.

Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến sang thị trường Nhật Bản có xu hướng giảm dần (từ 21,33% năm 2001 xuống 15,39% năm 2004, 14,24% năm 2007 và 11,62% năm 2011) nhưng Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu hàng chế biến lớn thứ hai của Việt nam. Trái lại, tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến sang thị trường Trung Quốc có xu hướng ngày càng tăng, từ 1,62% năm 2001 lên 2,96% năm 2004 và 6,37% năm 2011. Như vậy, thị trường Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng đối với xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam.

Một điểm cần lưu ý rằng, 10 thị trường xuất khẩu hàng chế biến lớn nhất của Việt Nam chiếm trên 62% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam. Mặc dù tầm quan trọng của những thị trường này có phần giảm dần từ năm 2004 (chiếm 68% năm 2004 và 66% năm 2007) nhưng với tỷ trọng 62% thì 10 thị trường này vẫn là những thị trường xuất khẩu hàng chế biến quan trọng của Việt Nam.

3.3. Thực trạng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trƣờng APEC trƣờng APEC

3.3.1. Kim ngạch và tăng trưởng xuất khẩu hàng chế biến sang thị trường APEC trường APEC

Kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường APEC giai đoạn 2001-2011 được trình bày tại Bảng 3.7. Quy mơ xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường APEC tăng từ 3,15 tỷ USD năm 2001 lên 8,4 tỷ USD năm 2004, 20 tỷ USD năm 2007 và 38,6 tỷ USD năm 2011. Như vậy, chỉ trong vòng 10 năm, kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường APEC tăng hơn 12 lần.

Kim ngạch xuất khẩu ngày càng phong phú và đa dạng. Nếu như năm 2001, Việt nam chưa có nhóm hàng chế biến (ở cấp 2 chữ số của SITC) đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD thì đến hết năm 2011 đã có 9 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD, trong đó có nhóm hàng may mặc và phụ kiện quần áo (SITC-84) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD và 2 nhóm hàng (SITC-77 và SITC-85) đạt trên 3 tỷ USD. Điều này cho thấy APEC ngày càng là thị trường quan trọng của Việt Nam.

Bảng 3.7: Kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trƣờng APEC

(ĐVT: Triệu USD)

Mã SITC Mơ tả hàng hố 2001-2004 2004-2007 2007-2011 2001-2011

Tổng số 3.151,23 8.373,02 16.950,41 38.566,31

SITC-5 Chất hóa học và sản phẩm liên quan 139,09 269,35 631,82 1.951,43

51 Hóa chất hữu cơ 28,58 54,83 90,96 215,48

52 Hóa chất vơ cơ 3,78 4,94 16,95 86,70

53 Sản phẩm nhuộm màu 3,52 2,74 9,12 32,06

54 Sản phẩm thuốc và dược phẩm 4,59 5,50 9,62 26,71

55 Tinh dầu, các chất tựa nhựa, nước hoa, và các chất tẩy rửa 37,71 61,57 79,31 188,22

56 Phân bón 0,53 2,36 4,39 184,09

57 Nhựa ở dạng thô 8,70 15,87 85,29 210,77

58 Nhựa không ở dạng thô 10,01 29,45 86,11 197,53

59 Vật liệu hóa chất và các sản phẩm liên quan 41,67 92,11 250,07 809,87

SITC-6 Hàng hóa sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu 430,70 949,46 2.031,62 6.247,47

61 Chế biến nguyên liệu da, lông 14,72 19,85 79,72 196,17

62 Sản phẩm, nguyên liệu cao su 14,55 162,85 139,06 634,30

63 Sản phẩm, nguyên liệu gỗ (không bao gồm đồ nội thất) 49,58 72,45 102,46 201,00

64 Giấy,và các sản phẩm bằng giấy hoặc bằng cáctôn 24,13 36,31 137,52 258,89

65 Sợi dệt, vải, và các sản phẩm liên quan 206,02 358,71 769,02 2.390,74

66 Khoáng sản phi kim loại 53,64 102,15 268,21 655,94

Mã SITC Mơ tả hàng hố 2001-2004 2004-2007 2007-2011 2001-2011

69 Sản phẩm kim loại 44,39 133,32 305,35 588,72

SITC-7 Máy móc và trang thiết bị vận tải 989,93 1.998,82 4.286,32 11.495,31

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của việt nam sang thị trường apec (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)