5. Bố cục của luận văn
4.2.2. Chính sách về phát triển thị trường xuất khẩu
HIện nay, với điều kiện nền kinh tế rất phức tạp, có nhiều biến động khó dự đoán, trong đó có sự biến động về xuất khẩu. Thị trường thế giới biến động, làm chính sách thương mại của các quốc gia nhập khẩu cũng có sự thay đổi sao cho phù hợp. Việt Nam là một thành viên của WTO. Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên phải từng bước thuế quan hoá các hàng rào phi thuế quan. Tuy nhiên, song song với quá trình này, các quốc gia lại sử dụng linh hoạt các biện pháp, công cụ khác. Những quy định mới của các nước về ngày càng tinh vi, phức tạp và đang là vấn đề khá mới mẻ, đầy thách thức đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Để nhanh chóng nắm bắt và đối phó với những thay đổi về giá cả, chính sách của các nước, đặc biệt là các nước bạn hàng quan trọng thì việc cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời về thị trường xuất khẩu là việc hết sức cần thiết . Vì vậy, cần đưa ra các giải pháp trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất, đổi mới không ngừng về cả hình thức tổ chức và hệ thống cơ quan tham gia hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường. Phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, các tổ chức xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp thương mại. Các tổ chức xúc tiến thương mại cần tăng cường cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp như cung cấp thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, tư vấn pháp lý, giúp giải quyết vướng mắc trong quan hệ thương mại. Các cơ quan thương vụ, tham tán thương mại ở các Đại sứ quán của Việt Nam cần phát huy vai trò tích cực của mình trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước về tìm hiểu và tiếp cận thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp cần thường xuyên cung cấp cho các cơ quan quản lý những thông tin cập nhật về bản than doanh nghiệp cũng như sản phẩm của mình, chủ động hơn nữa trong công tác nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu và xây dựng chiến lược sản phẩm.
Cần phải chú trọng đến việc phát triển hệ thống thông tin thương mại điện tử cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm giải quyết việc giảm giá thành và tạo điều kiện liên lạc tốt hơn giữa chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở pháp lý thông thoáng để tạo môi trường cho thương mại điện tử phát triển.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp vào việc tìm kiếm thị trường, khách hàng và tổ chức sự phối hợp hành động giữa các chủ thể ấy trong việc xử lý các tình hưống khác nhau trên cùng một thị trường và cùng một loại hàng hoá.
Thông qua các hoạt động như tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước nhằm thu hút các bạn hàng từ đó đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại hàng chế biến. Quảng bá hàng hoá và doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, tiến tới thành lập các trung tâm giao dịch ở các vùng sản xuất hàng hoá tập trung.