Khái niệm giám đốc và vai trò của giám đốc

Một phần của tài liệu Đặc điểm nhân cách của giám đốc công ty trong tập đoàn kinh tế Hòa Phát (Trang 39)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.4.1.Khái niệm giám đốc và vai trò của giám đốc

Để làm rõ khái niệm giám đốc, chúng tôi tìm hiểu các khái niệm lãnh đạo, quản lý và thủ lĩnh. Người lãnh đạo, quản lý là người đứng đầu của một tổ chức và thực hiện chức năng điều hành tổ chức hoạt động và phát triển. Những người giám đốc được coi là đội ngũ cán bộ chủ chốt, đóng vai trò quyết định vận mệnh và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của các tổ chức đó.

Về khái niệm người cán bộ lãnh đạo, có nhiều quan điểm khác nhau. Đề cương giảng bài tâm lý học xã hội trong lãnh đạo quản lý định nghĩa: "Người cán bộ lãnh đạo là người chịu trách nhiệm tổ chức quần chúng thực hiện nhiệm vụ nhất định của xã hội giao cho". Cuốn một số khía cạnh tâm lý xã hội cần lưu ý đối với công tác lãnh đạo và quản lý trong cơ chế thị trường, viết "Người lãnh đạo và quản lý như một hệ thần kinh trung ương trong một cơ thể, có nhiệm vụ đảm nhận được, nhìn thấy được, nghĩ ra được mang hình tượng, những phản ứng để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm điều khiển những bộ phận khác nhau trong cơ thể tồn tại và phát triển.

Người lãnh đạo có vài trò quyết định nhất trong tổ chức, "công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém," "cán bộ là gốc của mọi công việc". "Vì vậy, vấn đề cán bộ là vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp", người lãnh đạo là người chỉ huy hoạt động của một tổ chức hành động theo kế hoạch đã định đi để đến mục

35

tiêu xác định. Chỉ huy là chức năng độc quyền của người lãnh đạo, bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động. Mác viết: "...trong tất cả những công việc mà có nhiều người hợp tác với nhau, thì mối quan hệ chung và sự thống nhất của quá trình phải hiện ra ở trong một ý chí điều khiển". Người cán bộ lãnh đạo theo yêu cầu của công cuộc đổi mới phải là một nhà lý luận - thực tiễn, là khâu trung gian của nhà khoa học và những người tác nghiệp - người vận dụng lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào một lĩnh vực cụ thể của công cuộc đổi mới; người cung cấp tri thức kinh nghiệm cho lý luận; đồng thời đóng góp vào việc phát triển và hoàn thiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chức năng chủ yếu của những người này là chỉ huy các tập thể và cá nhân hoạt động tác nghiệp theo những mục tiêu xác định.

Do vậy, nhân cách người cán bộ lãnh đạo theo yêu cầu của công việc đổi mới là một tổng thể các phẩm chất cá nhân tiêu biểu cho sự phát triển của con người mà đặc trưng cơ bản là chiều hướng chính trị (là cái hướng đích) và năng lực điều hành (cái trực tiếp thực hiện hóa) một tổ chức xác định thực hiện những mục tiêu nhất định của công cuộc đổi mới.

Nhân cách người lãnh đạo quản lý là một kiểu nhân cách xã hội đặc thù, là tổ hợp những đặc điểm, phẩm chất tâm lý ổn định tạo nên hai mặt Đức - Tài nhằm đảm bảo cho người lãnh đạo đạt được hiệu quả trong hoạt động khi thực hiện vai trò xã hội của mình.

Một tổ chức, một tập thể luôn có sự gắn kết của nhiều thành viên để cùng chung công sức thực hiện các hoạt động của tập thể. Trong cuốn “Tâm lý học về tập thể” của A.V. Petropxki và V.V. Spalinxki đã phân biệt rõ hai khái niệm “sự lãnh đạo” và “người lãnh đạo”, theo tác giả sự lãnh đạo là quá trình điều khiển hoạt động của các nhóm. Còn người lãnh đạo là người đứng trung gian giữa sự kiểm tra và quyền lực xã hội trên cơ sở đó có toàn quyền về quyền lực hành chính và các chuẩn mực về lối sống của xã hội.

Khi xem xét khái niệm người giám đốc cần phân biệt với khái niệm thủ lĩnh. Thủ lĩnh là người đứng đầu một nhóm bất kỳ (thường là nhóm không chính thức)

36

được các thành viên trong nhóm cử ta. Thủ lĩnh là người có uy tín nhất trong nhóm, một nhân vật được mọi người xung quanh tín nhiệm do phẩm chất cá nhân và được các thành viên trong nhóm đề cử. Phạm vi hoạt động của thủ lĩnh chỉ bó hẹp trong phạm vi nhóm nơi anh ta đứng đầu. Còn người giám đốc là người đứng đầu nhóm chính thức, là người được pháp luật thừa nhận có quyền hạn và nghĩa vụ nhất định và chịu trách nhiệm trước nhà nước vềc các hoạt động của nhóm mình.

Phân biệt khái niệm quản lý và lãnh đạo. Quản lý và lãnh đạo là những hoạt động giống nhau.Về thực chất lãnh đạo là một chức năng cơ bản của quản lý. Quá trình quản lý các khâu như dự đoán, lập kế hoạch, tổ chức, xác định biên chế, lãnh đạo, kiểm tra, nhận xét, đánh giá. Người quản lý là người chịu trách nhiệm về công việc về các thành viên trong nhóm. Nhiệm vụ của người lãnh đạo là vạch ra chủ trương, đường lối, động viên khuyến khích mọi người đóng góp có hiệu quả để hoàn thành mục tiêu quản lý và đáp ứng các nhu cầu, nguyên vọng của các thành viên đó.

Người giám đốc là người được giao các chức năng quản lý tập thể và tổ chức hoạt động của nó một cách chính thức. Người giám đốc dẫn dắt và điều khiển công việc của tập thể để đạt được mục tiêu mong muốn. Người giám đốc là người biết tìm hiểu mối tương quan giữa các cá nhân trong một nhóm người và dùng những động lực để thúc đẩy hoạt động theo đúng mục tiêu đã xác định. Người giám đốc là người tạo ra một viễn cảnh để có thể tập hợp được quần chúng, còn người quản trị là người tập hợp.

Trong doanh nghiệp nói chung và trong một công ty tư nhân nói riêng, người lãnh đạo cao nhất trong tập thể người lao động trong công ty đó được gọi là “giám đốc” hoặc “tổng giám đốc” tùy theo quy mô và hình thức của doanh nghiệp, của công ty.

Người giám đốc trong hoạt động lãnh đạo quản lý sản xuất kinh doanh thì họ lấy các hoạt động sản xuất kinh doanh làm đối tượng, dựa trên cơ sở phân tích kinh tế - kỹ thuật và lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm tiêu chuẩn cơ bản. Họ chịu sự lãnh đạo và quản lý của các cơ quan quản lý của Nhà nước.

37

Để đạt được những mục tiêu đặt ra cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó nguồn lực con người là yếu tố nổi lên hàng đầu. Trên thế giới hiện nay, then chốt của cạnh tranh kinh tế là cạnh tranh khoa học, kỹ thuật thực chất là cạnh tranh về nhân tài. Chủ nghĩa Mác cho rằng con người là nhân tố cách mạng nhất, năng động nhất trong lực lượng sản xuất nhưng rõ ràng con người ở đây không phải là con người trừu tượng mà là con người tri thức khoa học, có kinh nghiệm sản xuất và kỹ năng lao động nhất định, họ là những người giàu tính sáng tạo, ưu tú nhất trong số người lao động. Bởi vậy, vấn đề nhân tài, người giám đốc lãnh đạo quản lý trở thành vấn đề then chốt để đưa đất nước tiến vào một nền văn minh hiện đại.

Vai trò của người giám đốc là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh và của đường lối phát triển kinh tế của tổ chức, của quốc gia.

Trong các nước xã hội chủ nghĩa, đường lối chủ trương phát triển kinh tế xã hội của đất nước do Đảng và nhà nước vạch ra và nó chỉ trở thành hiện thực khi từng cá nhân, từng đơn vị, từng địa phương tiến hành các hoạt động kinh doanh sản xuất, một mặt nó đem lại lợi ích trực tiếp cho tập thể hoặc cá nhân thuộc đơn vị này mặt khác nó góp phần làm cho đất nước ngày một giầu mạnh [45]

Vị trí của người giám đốc công ty, họ là cầu nối liền các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài của hệ thống thành một khối thống nhất trong phạm vi chức trách của mình.

Về mặt phối hợp lao động và công việc chung, người giám đốc phải là người kết nối mọi cá nhân, mọi yếu tố của xản xuất trong hệ thống và các thông tin thị trường bên ngoài thành một khối. Họ phải lường trước mọi tình thế có thể xảy ra cho hệ thống tổ chức, họ phải biết phân công chỉ rõ công việc phải làm cho từng bộ phận, từng cá nhân. Họ có trách nhiệm dẫn dắt để đưa hệ thống tổ chức đạt tới các mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra.

Về mặt lợi ích, Giám đốc công ty kinh doanh là cầu nối liền giữa các loại lợi ích của xã hội trong khuôn khổ của hệ thống tổ chức, lợi ích giữa các thành viên

38

trong tổ chức, lợi ích giữa các chủ thể cùng nhau tham gia kinh doanh và cạnh tranh.

Nếu chỉ vì lợi ích của các cán bộ lãnh đạo trong tổ chức thì tập thể những người nhân viên trực tiếp làm việc, chịu sự quản lý của người lãnh đạo cũng sẽ không làm việc tốt được và các mẫu thuẫn sẽ nảy sinh.

Nếu chỉ vì lợi ích của tổ chức, của hệ thống mà quên đi lợi ích của nhà nước thì sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật và thể chế quản lý kinh tế, xâm phạm đến lợi ích của các tổ chức khác và của nhà nước.

Nếu chỉ lo giải quyết lơi ích của nhà nước, của tổ chức mà không nghĩ tới lợi ích của khách hàng thì việc kinh doanh sớm muộn cũng sẽ bị đình trệ…

Xét về mặt nhận thức và vận dụng quy luật, người giám đốc, cán bộ quản lý kinh doanh là những người trực tiếp trong khâu nhận thức các quy luật để đề ra các quyết định buộc hệ thống tổ chức hoặc bản thân phải thực hiện. Vì vậy, trong các cán bộ quản lý kinh doanh trong từng phạm vi chức trách của mình phải có trình độ để có thể nắm bắt được các yêu cầu của các quy luật khách quan và tự giác tuân thủ nó. Nếu người giám đốc công ty, người quản lý lãnh đạo không đủ trình độ nhận thức quy luật thì họ sẽ không đề ra được các quyết định chung cho hệ thống một cách có căn cứ khoa học đảm bảo tính hiện thực và tính hiệu qủa.

Trên cơ sở phân tích tài liệu về người lãnh đạo, quản lý và vai trò chức trách nhiệm vụ của người giám đốc, chúng tôi nhận thấy: Người giám đốc là người quản lý, lãnh đạo giữ chức vụ và có trách nhiệm cao nhất trong một tổ chức chính thức, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chức và bộ máy, có vai trò tham gia định hướng, điều khiển hoạt động của cả bộ máy đó.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nhân cách của giám đốc công ty trong tập đoàn kinh tế Hòa Phát (Trang 39)