Một số lý thuyết về đặc điểm nhân cách

Một phần của tài liệu Đặc điểm nhân cách của giám đốc công ty trong tập đoàn kinh tế Hòa Phát (Trang 32)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2. Một số lý thuyết về đặc điểm nhân cách

Dưới đây sẽ trình bày một số các lý thuyết truyền thống về đặc điểm nhân cách nhằm nêu lên các cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu đặc điểm nhân cách: các loại đặc điểm nhân cách, cơ sở của đặc điểm nhân cách, phương pháp nghiên cứu đặc điểm nhân cách.

1.3.2.1.Thuyết đặc trưng của Gordon W. Allport (1897-1967)

G.W. Allport xem xét những đặc điểm nhân cách như là những khuynh hướng thiên về việc phản ứng lại, theo cách tương tự, những loại kích thích khác nhau. Nói cách khác những đặc điểm là những cách nhất quán và lâu dài về phản ứng lại môi trường của chúng ta. Ông tóm tắt những đặc tính của những đặc điểm này như sau (Allport, 1937).

28

1. Đặc điểm nhân cách là thực và tồn tại trong mỗi chúng ta. Chúng không là những xây dựng hay nhãn mác mang tính lý thuyết được thiết lập để giải thích nguyên nhân của hành vi.

2. Những đặc điểm xác định hoặc là căn nguyên của hành vi. Chúng không chỉ bắt nguồn từ việc phản ứng lại một số kích thích. Chúng thúc đẩy chúng ta tìm kiếm những cách thức phù hợp và chúng tác động qua lại với môi trường để sản sinh ra hành vi.

3. Các đặc điểm có thể được giải thích theo thực nghiệm. Bằng cách quan sát hành vi theo thời gian, chúng ta có thể luận ra sự tồn tại của những đặc điểm trong sự ổn định về những phản ứng của một người đối với những kích thích giống nhau hoặc tương tự.

4. Các đặc điểm có liên quan lẫn nhau; chúng có thể chồng chéo lên nhau thậm chí chúng đại diện cho những đặc tính khác nhau. Chẳng hạn sự hung hăng hay thái độ thù địch là riêng biệt nhưng là những đặc điểm có liên quan và thường thấy cùng xảy ra trong hành vi của một người.

5. Những đặc điểm biến đổi theo tình huống. Chẳng hạn một người có thể thể hiện đặc điểm về sự tinh xảo trong một tình huống và đặc điểm sự lộn xộn trong một tình huống khác.

Lúc đầu Allport đề xuất hai loại đặc điểm: cá nhân và chung. Những đặc điểm cá nhân là duy nhất ở một người và định nghĩa tính cách của người ấy. Những đặc điểm chung được chia sẻ bởi nhiều người chẳng hạn như những thành viên của một nền văn hoá. Điều này có nghĩa là những người ở những nền văn hoá khác nhau sẽ có những đặc điểm chung khác nhau. Những đặc điểm chung cũng có thể thay đổi theo thời gian khi tiêu chuẩn và giá trị xã hội thay đổi. Điều này xác nhận rằng những đặc điểm chung chịu ảnh hưởng của xã hội, môi trường và văn hoá.

1.3.2.2 Cách tiếp cận của R.B.Catell về đặc điểm nhân cách.

R.B.Cattell định nghĩa các đặc điểm như là các xu hướng phản ứng dựa trên các đơn vị cấu trúc cơ sở của nhân cách. Ông đã phân loại đặc điểm bằng nhiều cách (xem Bảng).

29

Đặc điểm chung và đặc điểm đơn nhất

R.B.Cattell đã phân biệt giữa đặc điểm chung và đặc điểm đơn nhất. Đặc điểm chung một số mức độ mà mỗi người đều có được. Trí tuệ, hướng ngoại, thích giao du đàn đúm đó là ví dụ cho các đặc điểm chung. Mọi người đều có các đặc điểm đó, nhưng một số người có biểu hiện rõ hơn những người khác. Lý do R.B.Cattell đề xuất rằng các đặc điểm chung rất phổ biến đó là do chúng ta có tiềm năng di truyền và cùng chịu một sức ép xã hội giống nhau, ít nhất là trong cùng một nền văn hoá.

Chúng ta thường nói mọi người đều khác nhau, bởi họ có các mức độ các đặc điểm chung này khác nhau. Họ khác nhau còn do các đặc điểm đơn nhất khác nhau. Các đặc điểm đơn nhất được bộc lộ rõ ràng trong hứng thú và thái độ. Ví dụ, một người có quan tâm tới bảng phả hệ (sinh vật), trong khi đó người khác lại quan tâm tới rất mạnh tới các trận đánh trong chiến tranh nội chiến hoặc bóng rổ hoặc nghệ thuật thượng võ của Trung Quốc.

Các cách phân loại đặc điểm

Đặc điểm chung Mỗi người đều có đặc điểm chung, ở mức độ nào đó. Ví

dụ: mỗi người đều có số đo trí tuệ hoặc số đo hướng ngoại.

Đặc điểm đơn nhất Mỗi người trong chúng ta đều có đặc điểm đơn nhất để có thể so sánh như là những cá nhân; ví dụ thích chính trị hoặc bóng rổ.

Đặc điểm năng lực Các kĩ năng và năng lực của chúng ta xác định chúng ta có thể làm việc thực hiện mục đích đã đề ra thế nào. Đặc điểm khí chất Xúc cảm và tình cảm của chúng ta (ví dụ: dứt khoát, cáu

kỉnh, thoải mái, vô tư) cho phép xác định chúng ta sẽ phản ứng với những người và tình huống xung quanh như thế nào.

Đặc điểm năng động Đó là những động lực làm cơ sở cho động cơ và sự nỗ lực hành vi.

30

Đặc điểm bề mặt Các đặc điểm này là những thành tố đơn lẻ, ổn định, bền vững trong hành vi của chúng ta.

Đặc điểm nguồn gốc Các đặc điểm này bao gồm một số các đặc điểm nguồn gốc hoặc cấc phần tử hành vi, có thể không ổn định hoặc bền vững, phản ứng mạnh hay yếu đối với các tình huống khác nhau.

Các đặc điểm thể chất Là các đặc điểm có nguồn gốc sinh lý, như các hành vi sau khi uống quá nhiều rượu.

Đặc điểm xuất phát từ môi trường

Là các đặc điểm có nguồn gốc từ môi trường, ví dụ: hành vi do ảnh hưởng từ bạn bè, từ môi trường làm việc từ hàng xóm láng giềng bên cạnh.

Năng lực, Khí chất, và các đặc điểm năng động

Cách chia đặc điểm thứ hai là phân chia chúng thành đặc điểm năng lực, đặc điểm khí chất và đặc điểm năng động. Đặc điểm năng lực xác định khả năng chúng ta có thể làm việc theo mục tiêu đề ra. Trí tuệ là một đặc điểm năng lực, mức độ năng lực ảnh hưởng rất lớn tới cách thức theo đuổi mục đích của chúng ta. Đặc điểm khí chất mô tả kiểu loại và màu sắc xúc cảm của hành vi chúng ta. Ví dụ, sự quyết đoán, sự thoải mái, vô tư, hoặc dễ cáu kỉnh của con người. Các đặc điểm này ảnh hưởng tới cách thức mà chúng ta hành động và phản ứng với các tình huống. Các đặc điểm năng động là những động lực thúc đẩy hành vi. Chúng xác định động cơ, hứng thú và khát vọng của chúng ta.

Đặc điểm bên ngoài và đặc điểm nguồn gốc

Loại thứ ba của đặc điểm là đặc điểm bên ngoài ngược lại về mặt tính ổn định và bền vững so với đặc điểm nguồn gốc. Đặc điểm bên ngoài là các đặc điểm nhân cách tương quan lẫn nhau nhưng không tạo thành một yếu tố vì nó không được xác định bởi một nguồn duy nhất. Do đặc điểm bên ngoài bao gồm một số phần tử ít ổn định và bền vững hơn so với các đặc điểm đã mô tả ở trên. Chẳng hạn nhiều yếu tố hành vi như lo âu, do dự và sợ hãi kết hợp lại tạo ra đặc điểm bề ngoài được cho

31

là chứng loạn thần kinh chức năng. Như vậy chứng loạn thần kinh chức năng không phải sinh từ một nguồn duy nhất. Do những đặc điểm bên ngoài bao gồm nhiều yếu tố, chúng không ổn định và thường xuyên, như vậy chúng cũng ít quan trọng trong mô tả nhân cách.

Quan trọng hơn là đặc điểm nguồn gốc, đó là các yếu tố đơn nhất, ổn định và bền vững nhất của nhân cách. Mỗi yếu tố nguồn gốc sẽ phát triển một khía cạnh nào đó của hành vi. Các yếu tố nguồn gốc nhận được từ phân tích yếu tố và sau đó chúng được hoà vào các yếu tố bên ngoài.

1.3.2.3. Những quan điểm chính trong lý thuyết ĐĐNC của H.J.Eysenck (1916 - 1997).

Phương pháp cơ sở để H.J.Eysenck tiến hành đo đạc và phát triển cách phân loại các đặc điểm nhân cách là phép phân tích yếu tố (factor analysis). Theo lý thuyết đặc điểm nhân cách, trong nhân cách có các cấu trúc tự nhiên và phân tích yếu tố cho phép chúng ta có thể phát hiện ra chúng. Nếu các biến số được quan sát cùng xuất hiện hoặc biến mất cùng một lúc thì ta có thể suy luận rằng chúng có cùng một đặc điểm nhất định, chúng tạo nên sự thống nhất về chức năng nhân cách . Phép phân tích yếu tố còn cho thấy các hành vi vận hành cùng với nhau là có liên hệ với nhau.

* Quan điểm về đặc điểm và kiểu loại nhân cách.

Theo H.J.Eysenck thì nhân cách là một tổ chức có tính thứ bậc. Cấp độ đơn giản nhất của hành vi là những phản ứng đặc biệt. Tuy nhiên, một số những phản ứng này liên hệ với nhau và tạo nên thói quen tổng hợp. Tiếp đến, một nhóm các thói quen kết hợp với nhau tạo nên đặc điểm. Chúng tổng hợp nên yếu tố bậc cao nhất, được gọi là các siêu yếu tố.

H.J.Eysenck xác định các chiêu cạnh cơ bản của nhân cách nằm sâu các yếu tố hoặc đặc điểm đã tìm được. Các chiều cạnh cơ bản này ông gọi là các loại hình này kiểu loại (types) nhân cách. Đầu tiên ông đưa ra hai chiều cạnh cơ bản của nhân cách là Tính hướng nội - Hướng ngoại (Introversion - Extroversion) và Tính nhạy cảm, dễ bị kích thích (Neuroticism) hay là ổn định và bất ổn định. Các chiều cạnh

32

cơ bản này có quan hệ với 4 loại khí chất mà các thầy thuốc Hy lạp Hyppocrát và Galen đưa ra là ưu tư, nóng nảy, bình thản và hăng hái.

Sau này ông bổ xung thêm một chiều cạnh thứ 3 gọi là Tính tâm thần (Psychoticism). Người có điểm cao theo chiều cạnh này có xu hướng sống một mình, vô cảm, không quan tâm tới người khác, phản đối việc chấp nhận các phong tục xã hội. Eysenck ghi nhận là có rất nhiều nghiên cứu trong các nền văn hoá khác nhau hỗ trợ cho những gì họ đã phát hiện và có bằng chứng của một bộ phận cấu thành được di truyền đối với mỗi chiều cạnh. Theo Eysenck thì người hướng ngoại điển hình là người cởi mở, thích hội họp, có nhiều bạn bè, dễ bị kích động, hành động tức thì và năng động. Ngược lại, người hướng nội lại trầm tĩnh, nội tâm, nhiều suy tư, thích cuộc sống an bài.

Để đo các đặc điểm của nhân cách H.J.Eysenck đã phát triển hai bảng hỏi theo trục Introversion - Extroversion là Mausley Personality Inventory và Eysenck Personality Inventory.

Theo H.J.Eysenck thì sự khác biệt giữa Hướng nội - Hướng ngoại mang nhiều cơ sở sinh lý. Eysenck cho rằng sự khác nhau của các cá nhân theo trục Hướng nội - Hướng ngoại phản ánh sự khác biệt về quá trình vận hành của sinh lý thần kinh của mỗi người.

Lý thuyết nhân cách của H.J.Eysenck liên hệ trực tiếp với lý thuyết của tâm lý học bệnh học và thay đổi hành vi. Các dạng triệu chứng như khó khăn tâm lý, bệnh tim mạch, bệnh ung thư có xu hướng phát triển ở một số người có liên hệ với đặc điểm nhân cách cơ bản và các nguyên tắc của sự vận hành hệ thành kinh của người đó.

* Quan điểm về cơ sở sinh học của đặc điểm nhân cách.

Eysensk nhấn mạnh rằng các đặc điểm nhân cách có cơ sở sinh học và luôn tìm cách chứng minh cho luận điểm của mình trong nhiều nghiên cứu khác nhau: các nghiên cứu ở trẻ song sinh, ở động vật, ở những nghiên cứu giao thoa văn hoá, và những nghiên cứu theo chiều dọc.

33

Với quan điểm về bản chất xã hội của nhân cách của tâm lý học Xô viết nói riêng và tâm lý học Mác Xít nói chung thì kết luận về cơ sở duy nhất của nhân cách là yếu tố sinh học của Eysensk rõ ràng là rất phiến diện. Ông đã phủ định vai trò của yếu tố xã hội trong sự hình thành nên các đặc điểm nhân cách. Ngoài ra ngay trong các chứng minh cho các luận điểm của mình, ông đã lái các hướng chứng minh theo cách rất chủ quan của mình. Bằng chứng là: (1) trẻ song sinh nhưng không phải là chúng đã có cùng một môi trường xã hội để phát triển; (2) Đi tìm sự tồn tại của một số đặc điểm khí chất mang tính bản năng lại kết luận về sự tồn tại của đặc điểm nhân cách ở động vật; (3) sự thể hiện các đặc điểm nhân cách qua hành vi là rất khác nhau ở các vùng văn hoá khác nhau.

1.3.2.4. Lý thuyết về nhân cách của A.N. Lêônchiev (1903-1979)

A.N. Lêônchiev coi nhân cách là một cấu tạo tâm lý mới được hình thành trong các mối quan hệ sống của cá nhân do kết quả cải tạo hoạt động của con người [6,tr.130] và các đặc điểm nhân cách của con người luôn được thể hiện trong các hoạt động, nhất là hoạt động chủ đạo. trong hoạt động của con người luôn thể hiện nhu cầu, mục đích và có động cơ thúc đẩy.

A.N.Lêônchiev xem cấu trúc của nhân cách là một dạng thức tương đối ổn định của những hướng động cơ chủ đạo được sắp xếp theo những thứ bậc giữa chúng với nhau [6, tr.136] khi bàn về “cá nhân và nhân cách” ông khẳng định không thể coi các đặc điểm bẩm sinh, các đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao của cá nhân là những đặc điểm nhân cách của họ [40]

1.3.2.5. Cấu trúc đặc điểm nhân cách của J.Stêfanôvic

J.Stêfanôvic coi cấu trúc nhân cách là sự sắp xếp các đặc điểm nhân cách thành một chỉnh thể trong mối tác động qua lại giữa chúng.

Ông đưa ra năm nhóm đặc điểm của nhân cách được thể hiện trong các hoạt động của con người cũng như trong chính bản thân và sự tự điều chỉnh của họ:

- Đặc điểm tính tích cực động cơ của nhân cách thể hiện tính chất xu hướng của nhân cách như: hứng thứ, nguyện vọng, khuynh hướng…

34

- Đặc điểm lập trường quan hệ của nhân cách thể hiện giá trị của nhân cách ở các mặt như: lập trường, lý tưởng và quan hệ sống.

- Đặc điểm về mặt hành động của nhân cách thể hiện khả năng hoạt động có thành tích của nhân cách bao gồm tri thức, kỹ xảo thói quen.

- Đặc điểm tự điều chỉnh của nhân cách thể hiện sự điều chỉnh và kiểm tra những rung cảm và hành vi của mình trong việc tự ý thức, tự đánh giá, tự phê bình của nhân cách.

- Đặc điểm về động thái của nhân cách thể hiện ở khí chất của nhân cách.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nhân cách của giám đốc công ty trong tập đoàn kinh tế Hòa Phát (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)