Đặc điểm nhân cách của giám đốc

Một phần của tài liệu Đặc điểm nhân cách của giám đốc công ty trong tập đoàn kinh tế Hòa Phát (Trang 43)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.4.2. Đặc điểm nhân cách của giám đốc

Nhân cách của người giám đốc là một vấn đề được các tổ chức quan tâm, bởi sự hoạt động và phát triển của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất và năng lực của người giám đốc. Khả năng đoàn kết mọi người, kích thích tiềm năng lao động sang tạo ở mọi người….không thể thiếu ở người giám đốc. Vì vậy, khi nói

39

đến nhân cách của người giám đốc cần phải xem các quan điểm và các khía cạnh đánh giá khác nhau về nhân cách người lãnh đạo, quản lý.

Để đề bạt người lãnh đạo, các nhà tâm lý học xã hội trong đó có A.Covaliov đã phân ra làm 4 nhóm phẩm chất:

1. Trình độ đào tạo

2. Phẩm chất đạo đức - chính trị 3. Phẩm chất công tác

4. Hiệu quả của hoạt động

- Nhóm trình độ đào tạo bao gồm:

1. Trình độ văn hoá chung và trình độ nghề nghiệp 2. Kinh nghiệm công tác trong nghề

3. Trình độ nghiệp vụ trong nghề (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo) - Nhóm phẩm chất đạo đức - chính trị gồm:

1. Niềm tin cộng sản chủ nghĩa 2. Tính nguyên tắc 3. Ý thức nghĩa vụ 4. Lòng yêu lao động 5. Tính kiên định - Nhóm các phẩm chất công tác: 1. Năng lực tổ chức

2. Yêu cầu cao đối với mọi người và đối với bản thân. 3. Thái độ sáng tạo trong lao động

4. Tính kỷ luật

5. Nguyện vọng nâng cao trình độ công tác của mình. - Hiệu quả của lao động:

1. Tinh thần đoàn kết của tập thể

2. Năng suất lao động (xét những chỉ tiêu chung) 3. Sự thuyên chuyển cán bộ

40

5. Uy tín của cán bộ lãnh đạo đối với tập thể

Trong ngành nghề khác nhau phải có những phẩm chất phù hợp với ngành nghề ấy, không thể áp đặt một cách máy móc cứng nhắc cho mọi người lãnh đạo của tất cả các lĩnh vực công tác. Giáo sư E.Xtaroxiac viết: "Việc không thể xác định một cách tỉ mỉ những phẩm chất của người lãnh đạo nói chung phải có, không có nghĩa là không thể ấn định những yêu cầu cụ thể đối với những cán bộ sẽ được bổ nhiệm vào các cương vị lãnh đạo trong một cơ quan cụ thể".

Chúng ta có thể nói rằng, khối lượng các kiến thức về các ngành khoa học khác nhau cần thiết cho người lãnh đạo phụ thuộc vào tính chất công việc quản lý ở các đơn vị khác nhau mà người đó chịu trách nhiệm. Chẳng hạn, đối với người cán bộ lãnh đạo nền kinh tế quốc dân, điều quan trọng là phải hiểu biết về kinh tế sâu rộng, còn đối với ngành sư phạm thì tính chất nó có khác đi nhiều so với tính chất của nền kinh tế, nó là nói về "tâm hồn" do đó cái quan trọng nhất của người lãnh đạo ngành này là tính nguyển tắc, là tính công bằng…

Các nhà tâm lý học Liên Xô trước đây cũng đã tiếp thu có phê phán, chọn lọc các công trình nghiên cứu của tâm lý học quản lý của các nhà tâm lý học Phương Tây về vấn đề các phẩm chất nhân cách của người lãnh đạo, phương pháp lựa chọn người lãnh đạo… chẳng hạn: S.Boocđơ khi tổng kết cuộc kiểm tra tâm lý để đề bạt ra người có thể làm công tác lãnh đạo thì Ông đã tính được 79 phẩm chất khác nhau được đưa ra làm phẩm chất nhân cách của người lãnh đạo, trong đó phẩm chất được nhấn mạnh và chú ý nhiều nhất là: Sáng kiến, tính nhân ái… Còn Stôclin lại cho rằng, người muốn giữ vị trí lãnh đạo thì phải có đặc điểm hơn hẳn các thành viên ở mấy đặc trưng sau: [46]

1. Khả năng tiếp xúc 2. Sáng kiến

3. Tính chịu đựng 4. Khả năng tổ chức 5. Lòng tin vào bản thân 6. Nhạy cảm tổ chức

41

7. Tính sẵn sàng giúp đỡ 8. Được mọi người biết đến 9. Biết thích ứng

10. Tài hùng biện

Theo công trình nghiên cứu của Sê pen trong cuốn "Tâm lý học trong quản lý sản xuất" đã đưa ra cấu trúc nhân cách của người lãnh đạo bao gồm 4 thành phần:

1. Những phẩm chất chính trị - đạo đức 2. Những phẩm chất nghề nghiệp 3. Những phẩm chất tổ chức 4. Những phẩm chất tâm - sinh lý

Gần đây, trong một cuốn sách khác về tâm lý học quản lý sản xuất Ông lại đưa ra một số nhóm cấu trúc bao gồm 3 thành phần:

- Nhóm 1: Những phẩm chất chung (chẳng hạn: trí sáng suốt, kinh nghiệm phong phú…)

- Nhóm 2: Những phẩm chất cụ thể về tư tưởng đạo đức, nghiệp vụ khoa học, tổ chức, tâm lý sư phạm, tâm - sinh lý.

- Nhóm 3: Những phẩm chất nhân cách đặc thù (do tính nghiệp vụ quản lý quy định).

Nhà tâm lý học Xô viết F.F.Aunapu đã nêu lên một số phẩm chất cần thiết của người lãnh đạo sản xuất cần phải có là:

1. Có nhãn quan chính trị sâu rộng, tuyệt đối tin tưởng vào chủ trương Mác - Lênin.

2. Có kiến thức đầy đủ về kinh tế và kỹ thuật, có kinh nghiệm công tác trong sản xuất.

3. Có khả năng tổ chức

V.I.Lêbêđep chuyên gia về tâm lý học quản lý đã tiến hành nhiều cuộc điều tra nghiên cứu bằng cách đưa ra câu hỏi phỏng vấn công nhân về những đặc điểm của người lãnh đạo mà công nhân thích nhất (xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới).

42

2. Có quan hệ bình đẳng với công nhân

3. Luôn sẵn sàng khuyên bảo, góp ý với anh em một cách đúng đắn 4. Có năng lực tổ chức

5. Công bằng hợp lý

6. Luôn luôn đòi hỏi với cấp dưới 7. Bình tĩnh

8. Lịch sự

9. Có khả năng bảo vệ quyền lợi của tập thể trước ban lãnh đạo cấp trên. 10. Tự kiềm chế

11. Có óc hài hước, vui nhộn 12. Chịu phê phán

- Những đặc điểm của người lãnh đạo mà quần chúng không thích: 1. Sự thô bạo, cư xử một cách thô bạo trong công tác lãnh đạo. 2. Lên giọng mệnh lệnh

3. Bàng quang với các tình cảnh của cấp dưới 4. Nóng nẩy

5. Không coi trọng ý kiến của tập thể 6. Cảm tình riêng cá nhân

7. Có thái độ phô trương

8. Ra mệnh lệnh không đúng nguyên tắc về nghiệp vụ [23]

Trước đây, khi ban lãnh đạo đất nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, V.I. Lênin đã chỉ rõ: "Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được truyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức lãnh đạo phong trào". Qua thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc". Trong quá trình lãnh đạo đất nước tiến hành công việc đổi mới, Đảng ta đã khẳng định: "Cán bộ cũng có vai trò cực kỳ quan

43

trọng, hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới"2. Đến hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, một lần nữa Đảng ta khẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng đảng"3

. Chính vì vậy vấn đề đào tạo bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ lãnh đạo có phẩm chất đạo đức và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao, thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Khi nói về tư cách (phẩm chất nhân cách) của người cách mạng thì đó là: "Nhân, nghĩa, trí, dũng liêm", trong đó "nhân" là gốc là nền tảng. "Nhân" là cái đạo làm người, đó là cách ứng xử với mình, với người. Hồ Chủ Tịch đã cụ thể hoá nội dụng đạo đức nhân cách của người cách mạng là: "Nhân, nghĩa, trí,dũng, liêm" như sau:

- Đối với mình phải

 Cần kiệm

 Hoà mà không tư  Cả quyết sửa đổi mình  Cẩn thận mà không nhát  Hay hỏi

 Nhẫn nại (chịu khó)  Hay nghiên cứu xem xét  Vị công vong tư

 Không hiếu danh  Không kiêu ngạo  Nói thì phải làm

 Giữ chủ nghĩa cho vững  Hy sinh

2

Đảng Cộng sản Việt Nam: một số văn kiện về đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, quốc gia, 197, tr. 66.

3

Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành trung ương, Khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, 1997, tr.66.

44

 Ít lòng ham muốn về vật chất  Bí mật.

- Đối với người phải:

 Với từng người thì khoan thứ  Với đoàn thể thì nghiêm  Có lòng bầy vẽ cho người  Trực mà không táo bạo  Hay xem xét người.

- Làm việc phải:

 Xem xét hoàn cảnh kỹ càng  Quyết toán

 Dũng cảm

 Phục tùng đoàn thể [28]

Ngoài những phẩm chất cơ bản nói trên Hồ Chủ Tịch còn nói nhiều về các phẩm chất cơ bản của người cách mạng là" "Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư". Vì sao người cách mạng cần phải có 5 phẩm chất đạo đức cách mạng đó? Nội dung của các phẩm chất đó là gì? Hồ Chủ Tịch chỉ rõ: "Cần: là năng suất trong công tác, trong lao động, biết khuyến khích vá giúp đỡ người khác làm tốt công việc", "Kiệm: là không hoang phí thì giờ, của cải của mình và của dân", "Chính: là việc phải dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh". "Liêm: là không tham ô, luôn tôn trọng giữ của công và của dân". [29].

Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết thực hiện đường lối chính trị và đường lối tổ chức của Đảng: “Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng và kiên quyết chống tham nhũng. Trung thực, không cơ hội, không lạm dụng chức quyền để mưu lợi. Có tác phong dân chủ, khoa học, biết phát huy đội ngũ cán bộ.

Ngoài ra Hồ Chí Minh còn kêu gọi người cách mạng phải thấm nhuần sâu sắc hai chữ "trung và hiếu" Hồ Chủ Tịch nói: " Trung: là trung với Đảng, trung với nước", "Hiếu: Là hiếu với dân". Đó là đạo đức nhân cách của người cách mạng

45

chân chính. Hai chữ này là phẩm chất không thể thiếu được của người cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, con người Xã hội chủ nghĩa là con người "Trung với Đảng, Hiếu với dân", Chủ Tịch hồ Chí Minh nói tiếp: " Đạo đức sách mạng là tuyệt đối trung thành với cách mạng, với nhân dân, quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng". Người dặn cán bộ: "Người cán bộ phải lấy đạo đức cách mạng làm nền tảng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng.

Trong khi bàn về việc lựa chọn và cách đối xử với cán bộ, Hồ Chủ Tịch đã nêu lên một số tiêu chuẩn về những phẩm chất nhân cách của những người làm công tác lãnh đạo là:

- Những người đã tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc, trong lúc đấu tranh.

- Những người liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng, luôn chú ý đến lợi ích của dân chúng. Như thế thì dân chúng mới tin cậy cán bộ và nhận cán bộ đó là người lãnh đạo của họ.

- Những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề trong những hoàn cảnh khó khăn.

Ai sợ phụ trách và không có sáng kiến thì không phải người lãnh đạo.

Người lãnh đạo đứng đắn cần phải: khi thất bại không hoang mang khi thắng lợi không kiêu ngạo, khi thi hành các nghị quyết gan góc không sợ khó khăn.

- Những người luôn giữ đúng kỷ luật [30]

Chủ Tịch Hồ Chí Minh nêu lên 5 phẩm chất của người lãnh đạo là:

1. Chỉ đạo: thả cho họ làm, thả cho họ phụ trách, dù sai lầm chút gì cũng không sợ. Nhưng phải luôn luôn tuỳ theo hoàn cảnh mà bầy vẽ cho họ về phương hướng công tác, cách thức công tác của họ, phát triển năng lực và sáng kiến của họ đúng với đường lối của Đảng.

2. Nâng cao: luôn luôn tìm cách cho họ học thêm lý luận và cách làm việc, làm cho tư tưởng, năng lực của họ ngày càng tiến bộ.

46

3. Kiểm tra: không phải ngày nào cũng kiểm tra. Nhưng thường thường kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm.

4. Cải tạo: khi học sai lầm thì dùng cách "thuyết phục" giúp cho học sửa chữa. Không phải một sai lầm to lớn, mà đã vội cho họ là "Cơ hội chủ nghĩa đã" "Cảnh báo" đã "tạm khai trừ". Những cách quá đáng như thế đều không đúng.

5. Giúp đỡ: phải cho họ điều kiện sinh sống đầy đủ mà làm việc. Khi họ đau ốm phải có thuốc thang. Tuy theo hoàn cảnh mà giúp họ giải quyết vấn đề gia đình. Những điều đó rất quan hệ với tính thần của cán bộ và sự ân ái đoàn kết trong Đảng [30].

Bên cạnh đấy, trong thực tế quản lý chúng ta nhận thấy mặt tâm lý - sinh lý, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có thể lực tốt, có hệ thần kinh vững vàng để luôn sáng suốt, bình tĩnh trước mọi công việc, kể cả khi gặp các tình huống đặc biệt, ít được chuẩn bị nhưng vẫn đối phó đúng và có hiệu quả. Tầm cỡ, vóc dáng con người cũng là yếu tố có thể tạo thêm thuận lợi cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý dễ dàng trong giao tiếp, khi họ có đầy đủ các điều kiện khác.

Chính vì vậy, một số nhà nghiên cứu đã bổ dung thêm thành phần thể lực (thần kinh, một số giác quan, tuổi…) vào cấu trúc nhân cách của người lãnh đạo, quản lý.

Người cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi đòi hỏi có một số giác quan tinh tế. Phải có con “mắt tinh” để quan sát con người và sự vật, để dùng người đúng việc, dùng vật đúng chỗ, tạo ra hiệu quả quản lý cao… Phải có “tai thính” để nghe tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, phát hiện đúng dư luận xã hội, để điều chỉnh hoạt động quản lý của mình.

Một số chuyên gia nghiên cứu về nhân tài còn cho rằng việc sử dụng nhân tài nói chung và nhân tài lãnh đạo, quản lý nói riêng cần chú ý đến khoảng thời gian mà người đó đang giầu sáng tạo, có cống hiến nhiều cho tổ chức, cho xã hội. Nói chung, đường cong tuổi tác đạt đỉnh cao của cán bộ lãnh đạo, quản lý khoảng trên dưới 50 tuổi, của công tác kỹ thuật khoảng 45 tuổi… Chính vì vậy, song song với

47

xu thế tri thức hoá, chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng nổi lên xu thế trẻ hoá đội ngũ này.

Gần đây, trên thế giới người ta rất quan tâm đến yếu tố sáng tạo, sở dĩ như vậy vì, trước các xu thế của thời đại, việc cạnh tranh “chất xám’ sẽ diễn ra ác liệt trên trường quốc tế, mà yếu tố quyết định thắng lợi trong cuộc cạnh tranh đó là sự sáng tạo. Người ta coi sáng tạo là yếu tố đặc trưng nổi bật của con người trong thế kỷ XXI.

Qua sự tổng hợp các sách về tâm lý học quản lý, lãnh đạo, chúng tôi thấy có sự thống nhất về quan điểm các đặc điểm nhân cách của người giám đốc, lãnh đạo như sau:

1. Phẩm chất tư tưởng, chính trị.

Tư tưởng chính trị là linh hồn của người lãnh đạo, nó thể hiện lập trường chính trị, khuynh hướng hoạt động của người lãnh đạo và được cụ thể hóa qua các mặt:

* Thế giới quan của người cán bộ lãnh đạo:

Trong công cuộc đổi mới hiện nay người lãnh đạo cần phải có thế giới quan theo quan điểm Mác - Lênin. Muốn có được thế giới quan này người lãnh đạo phải tích cực học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan niệm của Đảng Cụ thể là:

+ Phải kiên định, kiên trì với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc; tin tưởng vững chắc vào chủ nghĩa xã hội. Phẩm chất này có vai trò chỉ đạo vì người lãnh đạo

Một phần của tài liệu Đặc điểm nhân cách của giám đốc công ty trong tập đoàn kinh tế Hòa Phát (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)