Phân tích một số trường hợp điển hình minh hoạ về đặc điểm nhân cách của

Một phần của tài liệu Đặc điểm nhân cách của giám đốc công ty trong tập đoàn kinh tế Hòa Phát (Trang 123)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.8.Phân tích một số trường hợp điển hình minh hoạ về đặc điểm nhân cách của

giám đốc công ty trong Tập đoàn kinh tế Hoà Phát

3.8.1. Trường hợp thứ nhất: Ông Trần T. D

Chức vụ: Tổng giám đốc công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát

Sơ yếu lý lịch: - Tuổi 48

-Trình độ: Cử nhân kinh tế, Đại học kinh tế Quốc dân và Cử nhân báo chí, Đai học Tổng hợp.

- Vào Hoà Phát năm: 1992

- Quá trình công tác: Ông Trần T. D đã giữ nhiều vị trí lãnh đạo tại nhiều công ty thành viên của Tập đoàn như: Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát, Công ty Nội thất, Công ty Ống thép Hòa Phát. Từ tháng 1/2007 Ông giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐ QT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Đặc điểm nhân cách:

- Phẩm chất tư tưởng chính trị: được đánh gía rất cao trong việc thể hiện ý thức sống và làm việc theo pháp luật. Tổng giám đốc được đánh giá là người nắm vững đường lối, chính sách của nhà nước, thường xuyên đại diện cho công ty tham dự các buổi họp của các tổ chức, hiệp hội liên quan đến chính sách hoạt động ngành nghề của công ty. Tuy nhiên, lãnh đạo lại ít quan tâm đến hoạt động công đoàn của công ty, đây là một mặt hạn chế trong phẩm chất nhân cách của lãnh đạo và cần có những thay đổi trong việc đề ra các đường lối hoạt động công đoàn cho công ty, để qua đó phát huy sức mạnh tập thể của công ty.

Qua bài tập tình huống số 4, chúng ta có thể đánh giá tư tưởng lập trường của người lãnh đạo: Công ty nhận nhiệm vụ sản xuất một mặt hàng mới và giám đốc đã quyết định các công việc sau:

+ Mua thiết bị

119

+ Thay đổi cơ cấu cán bộ.

+ Giảm sản xuất mặt hàng cũ và nhân công lao động.

Khi muốn sản xuất một sản phẩm mới điều cơ bản là phải có trang thiết bị phù hợp và nhân công vận hành tốt trang thiết bị đó. Và khi đã có sản phẩm mới ra đời thì việc thay đổi, điều chuyển nhân công là điều đương nhiên, do vậy Tổng giám đốc cho rằng những việc trên là quyết định đúng đắn.

Sự thay đổi nào cũng dẫn đến những xáo trộn trong tổ chức, nhưng trong cương vị là người lãnh đạo thì cần phải biết truyền đạt kế hoạch, mục tiêu mới để CB CNV cấp dưới hiểu và thực hiện theo, vì khi họ không hiểu rõ thì tâm trí hoang mang và nảy sinh mâu thuẫn nhưng tôi tin chắc rằng khi họ hiểu rõ thì bản thân họ cũng muốn đóng góp công sức vào sự nghiệp phát triển chung của công ty”. Qua cách xử lý tình huống ta thấy Tổng giám đốc là người có lập trường tư tưởng kiên định và có lòng kiên nhẫn để truyền đạt và thuyết phục CB CNV thực hiện theo những kế hoạch sản xuất mới.

- Phẩm chất đạo đức: được đánh giá rất cao sự trung thực, liêm khiết trong quá trình làm việc. Để đảm bảo lợi ích của tập thể công ty thì người lãnh đạo phải tự kiểm soát hoạt động cuả mình. Trong giai đoạn đất nước đổi mới, chuyển đổi cơ chế và gia nhập WTO thì trong chính sách của nhà nước còn có nhiều “khe hở” vì vậy người giám đốc là người đứng đầu một công ty được xem là kim chỉ nam cho mọi hành động, không chỉ trung thực , liêm khiết trong nội bộ công ty mà cần phát huy với cả hệ thống chính sách của nhà nước và các mối quan hệ xã hội.

Trung thực, liêm khiết là phẩm chất cần thiết của người lãnh đạo. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân chính:

Một là: những người lãnh đạo bao giờ cũng mong muốn những người cấp dưới trung thực. Vì khi giao việc cho người quản lý cấp dưới giám đốc cảm thấy an tâm, tin tưởng.

Hai là: Các thành viên trong công ty luôn mong muốn và yêu cầu người lãnh đạo của mình trung thực, liêm khiết. Điều này thể hiện ở chỗ người lãnh đạo quan tâm

120

đến lợi ích chung của các thành viên trong công ty, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đáp lại niềm tin khi đã lựa chọn họ vào cương vị lãnh đạo.

Tính trung thực của người lãnh đạo được thể hiện khác nhau ở mỗi lĩnh vực, nhưng có một điểm chung là lời nói phải thống nhất với hành động, qua đấy sẽ thể hiện nhân cách của lãnh đạo.

- Năng lực chuyên môn: Tổng giám đốc là người luôn xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu công việc của tập thể điều này giúp cho công ty hoạt động có định hướng rõ ràng.

Thông qua bài tập tình huống số 3 ta nhận thấy sự lựa chọn của Tổng giám đốc công ty đã khẳng định được vai trò và nhiệm vụ đi sâu, đi sát vào hoạt động trực tiếp của công ty, đáp ứng được năng lực của người quản lý.

1. Kiểm tra kết quả hoạt động của các phòng ban, phân xưởng sản xuất chức năng.

2. Chuẩn bị trả lời các thư đã nhận.

3. Lập kế hoạch phát triển sản xuất cho năm tới.

4. Nghiên cứu học tập kinh nghiệm của các cơ quan bạn.

Tổng giám đốc cho rằng trong một khoảng thời gian gắn cần giải quyết ngay các việc thì cần phải ưu tiên kiểm tra tình hình hoạt động của các phòng ban và phân xưởng để kịp thời xử lý các vấn đề thường trực và khi nắm bắt được thực tế hoạt động của cả công ty thì mới lập được kế hoạch sản xuất phù hợp.

Câu trả lời trong bài tập tình huống 2 của lãnh đạo như sau: “Trong trường hợp nhận được chỉ thị không rõ ràng, không xác định được mục tiêu cụ thể từ cấp trên thì sẽ phải hỏi lại cấp trên để thông tin được cụ thể, bên cạnh đấy phải tìm hiểu thêm các thông tin, kiến thức về chỉ thị mới đó, để khi tiếp nhận thông tin hoặc truyền đạt lại cho cấp dưới được chính xác và đầy đủ”. Điều này cho thấy khả năng nhận thức về năng lực chuyên môn trong quản lý của Tổng giám đốc công ty CP Tập đoàn Hoà Phát là rất sâu sắc, vững vàng, không nóng vội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năng lực tổ chức: đặc điểm thường xuyên biểu hiện của Tổng giám đốc công ty là sắp xếp và phân chia công việc phù hợp với năng lực của nhân viên, điều này cho

121

thấy khả năng lựa chọn, đánh giá nhân viên của lãnh đạo rất tốt, sẽ giúp cho năng lực của các nhân viên được phát huy tối đa, tạo ra một sự phát triển lành mạnh cho tập thể.

Bài tập 1 tình huống để đánh giá năng lực tuyển chọn nhân viên, khi ở vòng trung kết có 3 người ngang điểm nhau mà chỉ cần tuyển chọn một người vào vị trí cần tuyển thì lãnh đạo đã quyết định rằng: “ Cần phải có thêm một phần kiểm tra kiến thức nâng cao nữa để đánh giá được năng lực nổi bật, cần thiết đáp ứng cho vị trí công việc đó”, qua đây chúng ta nhận thấy trong năng lực tổ chức của lãnh đạo rất chú trọng đến trình độ chuyên sâu để sử dụng trong công việc.

- Năng lực giao tiếp: Khi được hỏi để sắp xếp thứ tự ưu tiên các giải pháp để tạo ra bầu không khi tâm lý cho công ty Tổng giám đốc đã sắp xếp như sau:

1. Phân công lao động cụ thể tới từng người, phù hợp với năng lực để mỗi cá nhân hoàn thành tốt công việc được giao.

2. Phân chia phúc lợi công bằng, hợp lí.

3. Tạo ra cơ hội để các cá nhân và phòng ban cạnh tranh, thi đua trong công việc.

4. Tổ chức các hoạt động tập thể (hội họp, tham quan, vui chơi….) để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.

5. Tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi và học hỏi kinh nghiệm.

“ Tổng giám đốc giải thích về sự ưu tiên lựa chọn trên là: để tạo bầu không khí cho cả công ty không phải là vấn đề đơn giản, CB CNV phải cảm thấy công việc và phúc lợi phù hợp và họ yêu thích công việc đó thì mới có được cảm giác vui vẻ, hào hứng khi đến công ty làm việc và chính bản thân họ sẽ đem theo tâm trạng của họ đến cho tập thể công ty, tạo nên một bầu không khí tâm lý chung cho công ty” điều này cho thấy lãnh đạo đánh giá cao công việc của mỗi nhân viên và chính khả năng làm việc của họ tạo nên bầu không khí tâm lý cho công ty.

Qua thăm dò ý kiến bằng bảng hỏi, chúng tôi đã thống kê được đặc điểm nhân cách của Tổng giám đốc được đánh giá là rất lịch thiệp, văn hóa trong môi

122

trường làm việc (ĐTB: 4.05). Tuy nhiên, trong quá trình giao tiếp Tổng giám đốc lại hiếm khi biểu hiện sự vui vẻ, hải hước (ĐTB: 2.73).

- Năng lực giáo dục: Qua thăm dò ý kiến đánh giá của CB CNV của công ty CP Tập đoàn Hòa Phát về các đặc điểm của năng lực giáo dục được biểu hiện ở Tổng giám đốc còn rất hạn chế, lãnh đạo chưa chú trọng đến việc tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho tập thể công ty, không tổ chức các lớp học ngắn hạn và dài hạn để nhân viên có cơ hội cập nhật thông tin chính thống, nâng cao trình độ chuyên môn.

3.8.2. Trường hợp thứ hai: Ông DOÃN G. C

Chức vụ: Giám đốc Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát

Sơ yếu lý lịch: - Tuổi 36

-Trình độ: Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân - Vào Hoà Phát năm: 1999

- Quá trình công tác: Khi gia nhập Hòa Phát, ông Doãn G. C được bổ nhiệm là Phó Giám đốc, sau đó là Giám đốc Công ty TNHH Nội thất Hòa Phát. Từ tháng 12/2006, ông kiêm vị trí Phó Chủ tịch HĐ QT.

Đặc điểm nhân cách:

- Phẩm chất tư tưởng chính trị: Giám đốc là người có khả năng khai thác nắm vững đường lối, chính sách của nhà nước và chỉ đạo công ty thực hiện theo. Các đặc điểm của phẩm chất tư tưởng chính trị được CB CNV đánh giá mức độ biểu hiện thường xuyên ở giám đốc. Giám đốc trẻ tuổi nhưng khả năng lĩnh hội và truyền đạt đường lối tư tưởng của của các cấp các ngành rất tốt.

Qua bài tập tình huống 4, Ông Doãn G. C cho rằng: “khi sản xuất một mặt hàng mới thì việc mua thiết bị, tổ chức học và sử dụng thiết bị mới, thay đổi cơ cấu cán bộ và tăng sản lượng mặt hàng mới là đúng đắn, cần thiết.

Khi tập thể lao động xảy ra mẫu thuẫn với giám đốc trong trường hợp thực hiện một quyết định mới thì người lãnh đạo cần phải biết lắng nghe ý kiến của tập thể người lao động, qua đó bổ sung và hoàn thiện cho kế hoạch mới. Khi lắng nghe mọi

123

người cũng chính là cách để hiểu nhu cầu của mọi người, từ đó người lãnh đạo sẽ biết sắp xếp công việc phù hợp, tạo ra động lực cho người lao động. Và việc sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kết hợp với trang thiết bị hiện đại sẽ giúp tăng năng suất và bộ máy sản xuất không cồng kềnh, việc cắt giảm nhân công thừa sẽ giúp cho người lao động tăng thu nhập và giảm chi phí cho công ty”. Qua cách xử lý tình huống ta thấy Giám đốc là người có lập trường tư tưởng vững vàng, có khả năng lắng nghe và thu nhận những ý kiến tích cực, bên cạnh đấy giám đốc còn chú tâm đến trình độ chuyên môn của người lao động để phân công lao động hợp lý.

- Phẩm chất đạo đức: Giám đốc thể hiện các đặc điểm của phẩm chất đạo đức ở mức độ khác nhau, được đánh giá mức độ biểu hiện thường xuyên là: sự nhiệt tình, năng động và tinh thần trách nhiệm đối với công việc của công ty, thể hiện tính trung thực, liêm khiết trong quá trình làm việc và thể hiện tính nguyên tắc trong giải quyết các vấn đề công việc. Tuy nhiên, giám đốc cũng còn một số hạn chế trong phầm chất đạo đức như: ít quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí.

- Năng lực chuyên môn: Nhìn một cách tổng thể thì năng lực chuyên môn của giám đốc được đánh giá mức độ biểu hiện thường xuyên xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu công việc, linh hoạt nhạy bén với thị trường kinh tế và đưa ra các quyết định nhanh chóng, kịp thời. Nhưng do thâm niên công tác chưa nhiều nên việc chú trọng áp dụng kinh nghiệm của giám đốc còn bị hạn chế.

Câu trả lời trong bài tập tình huống 2 của lãnh đạo như sau: “Trong trường hợp nhận được chỉ thị không rõ ràng, không xác định được mục tiêu cụ thể từ cấp trên thì sẽ phải hỏi lại cấp trên cho cụ thể, không được triển khai vội vàng, hấp tấp”.

điều này cho thấy khả năng nhận thức về năng lực chuyên môn trong quản lý của giám đốc công ty CP Nội thất Hoà Phát là rõ ràng, cụ thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua tình huống 3, giám đốc đã có ý kiến cho các công việc cần giải quyết ngay khi có ít thời gian là: lựa chọn những công việc cần thiết trong một loạt các công việc

124

để giải quyết trước, không nhất thiết phải theo một trình tự nào. Điều này cho thấy giám đốc là người linh hoạt trong cách xử lý công việc.

- Năng lực tổ chức: nhằm đánh giá khả năng sắp xếp và phân công công việc cho CB CNV, đồng thời tiến hành kiểm tra, động viên nhân viên thực hiện các quyết định của lãnh đạo.

Bài tập tình huống 1, yêu cầu giám đốc lựa chọn một người trong số 3 người thi tuyển đạt điểm ngang nhau ở vòng trung kết, giám đốc trả lời rằng: “ Cần phải phỏng vấn cả 3 người đó thêm một lần nữa, từ đó đánh gía khả năng của mỗi người phù hợp với vị trí cần tuyển”, qua đây chúng ta nhận thấy trong năng lực tổ chức của lãnh đạo rất chú trọng đến khả năng ứng xử, giao tiếp và bộc lộ bản thân qua ngôn ngữ.

Bên cạnh những mặt mạnh trong năng lực tổ chức, thì giám đốc công ty nội thất còn hạn chế trong đặc điểm tổ chức các sự kiện (chương trình nói về công ty với các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, truyền hình…

- Năng lực giao tiếp: Các biểu hiện trong năng lực giao tiếp của giám đốc biểu hiện không tương đồng nhau. Biểu hiện thường xuyên là thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và trong quá trình giao tiếp giám đốc đã thể hiện những chuẩn mực, lịch thiệp. Bên cạnh đấy trong giao tiếp cũng có một số điểm giám đốc hạn chế biểu hiện là: thiện trí, lòng bao dung nhân đạo và sự vui vẻ, hài hước.

Khi được hỏi để sắp xếp thứ tự ưu tiên các giải pháp để tạo ra bầu không khi tâm lý cho công ty đã được giám đốc trả lời như sau:

1. Tổ chức các hoạt động tập thể (hội họp, tham quan, vui chơi….) để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.

2. Tạo ra cơ hội để các cá nhân và phòng ban cạnh tranh, thi đua trong công việc.

3. Phân công lao động cụ thể tới từng người, phù hợp với năng lực để mỗi cá nhân hoàn thành tốt công việc được giao.

4. Phân chia phúc lợi công bằng, hợp lí.

125

“Giám đốc cho rằng để tạo ra bầu không khí tâm lý cho công ty thì phải tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi giải trí, để mọi người có cơ hội tìm hiểu hoàn cảnh và tâm tư của nhau. Bên cạnh đấy, trong công việc thì tạo ra sự thi đua gữa các phòng ban, từ đó hình thành một bầu tâm lý làm việc tích cực cho công ty.”. Điều này cho thấy giám đốc đánh giá cao vai trò các hoạt động tập thể, hoạt động theo nhóm để tạo nên bầu không khí tâm lý cho công ty.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nhân cách của giám đốc công ty trong tập đoàn kinh tế Hòa Phát (Trang 123)