1 Theo tài liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Na mở nước ngoài tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị tổ chức ngày 4//200, hiện nay có khoảng hơn 4 triệu
1.2.2. Chính sách thời kỳ đổi mớ
Năm 1986, đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới với mục tiêu của Việt Nam là phá thế bao vây cấm vận của Mỹ và các lực lượng thù địch, mở rộng quan hệ đối ngoại và hoàn tất quá trình bình thường hoá quan hệ với các đối tác lớn trên thế giới và các tổ chức quốc tế quan trọng như Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới vào năm 1992. Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối Đổi mới nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, mở ra một giai đoạn phát triển mới về mọi mặt. Việc khởi xướng công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước với những mục tiêu rộng lớn như vừa nêu trên đã gây được tác động mạnh đến cộng đồng NVNONN và bà con kiều bào đều đón nhận công cuộc Đổi mới của đất nước một cách phấn khởi.
Về chính sách đối với cộng đồng NVNONN trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước kế thừa và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và thực hiện lời dạy của Bác Hồ, luôn coi kiều bào là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ, hữu nghị giữa nước ta với các nước; đồng thời mong muốn, khuyến khích NVNONN nêu cao tinh thần dân tộc, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng đất nước… Vấn đề cộng đồng NVNONN luôn được nhắc đến trong các Văn kiện của Đảng và các bài nói chuyện, diễn văn của các Lãnh đạo Đảng và Nhà nước nói về vấn đề xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vấn đề đoàn kết dân tộc, vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, vấn đề phát triển kinh tế, khoa học cộng nghệ của đất nước… Trên cơ sở quan điểm của Đảng đối với cộng đồng NVNONN, Nhà nước Việt Nam đã có hàng trăm các văn bản pháp lý từ hiến pháp, luật, sắc lệnh, nghị định, thông tư, quyết định,… về các lĩnh vực nhằm đảm bảo cho NVNONN có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước, tạo điều kiện tốt nhất cho cộng đồng NVNONN ổn định cuộc sống ở nước sở tại và có điều kiện
gắn bó với quê hương đất nước; tạo điều kiện để NVNONN về nước đầu tư, kinh doanh và đóng góp trí tuệ vào công cuộc đổi mới đất nước,…
Ngày 28/10/1988, Hội đồng Bộ trưởng (ngày nay là Chính phủ) đã ra Chỉ thị số 165- HĐBT công bố chủ trương mới đối với người Việt Nam định cư ở các nước xã hội chủ nghĩa. Theo chủ trương mới, họ được hưởng chế độ chính sách chung như đối với Việt kiều như: Được cấp hộ chiếu, gia hạn hộ chiếu, cấp các giấy tờ cần thiết để xin phép cư trú, xin việc làm ở sở tại, làm các thủ tục lãnh sự, kết hôn, khai sinh…; được giải quyết nguyện vọng về thăm gia đình hoặc về nước sinh sống; chấm dứt tình trạng xem họ như những kẻ đào ngũ, không được phép về thăm, gửi tiền, hàng về trong nước. Trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 75 ghi: “Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Nhà nước tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”[37, điều 75]. Luật Quốc tịch Việt Nam, Quốc hội thông qua năm 2008, Điều 3 quy định “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”[52, điều 3].
Trước tình hình thế giới có nhiều biến động và các phong trào Việt kiều gặp nhiều khó khăn, ngày 4/12/1990, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 67/CT-TU về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Chỉ thị nêu rõ: "Các phong trào Việt kiều yêu nước là lực lượng nòng cốt trong việc vận động kiều bào hướng về đất nước, đang đứng trước những khó khăn và thử thách mới. Hơn hai triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài có mối quan hệ gắn bó với hàng triệu thân nhân ở trong nước là một lực lượng đông đảo có ảnh hưởng và tác động nhiều mặt đến tình hình đất nước…. Động viên tình cảm dân tộc lòng yêu quê hương, đất nước; vận động kiều bào tự nguyện đóng góp ngày càng có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, kiên trì thuyết phục: cảm
hoá làm cho kiều bào hiểu rõ và ủng hộ sự nghiệp cách mạng mà nhân dân ta đã lựa chọn"[83, tr.25]. Đây là một trong những chỉ thị quan trọng nhất, trong đó nhấn mạnh những quan điểm mới về cộng đồng NVNONN, về những thách thức của tình hình mới và về nhiệm vụ cơ bản của công tác vận động kiều bào.
Từ năm 1990 đến nay, Nhà nước ta đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo mời và đón tiếp kiều bào đóng góp ý kiến về phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, văn hóa… cho đất nước. Hàng năm Nhà nước Việt Nam đã tổ chức đón kiều bào về ăn Tết truyền thống của dân tộc. Trước yêu cầu đẩy mạnh công cuộc đổi mới và tăng cường công tác đối với người NVNONN phục vụ phát triển đất nước, ngày 29/11/1993, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08- NQ/TW về chính sách và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
Nghị quyết số 08-NQ/TW là nghị quyết đầu tiên của Bộ Chính trị với những quan điểm mới rất cơ bản và có ý nghĩa chỉ đạo chiến lược lâu dài về NVNONN và công tác đối với NVNONN nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và các cấp, các ngành và địa phương về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Những quan điểm cơ bản của Nghị quyết khẳng định: Một là, NVNONN là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của cộng động NVNONN trên cơ sở luật pháp nước sở tại, luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế; chính sách đại đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hai là, tiềm lực của cộng đồng NVNONN là một lợi thế và một nguồn lực quan trọng cần phải phát huy và hỗ trợ cho sự phát triển của đất nước; Ba là, chính sách và công tác vận động phải đáp ứng những yêu cầu chính là: nâng cao ý thức cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng luật pháp, hòa nhập với xã hội và nhân dân sở tại; giúp kiều bào hiểu tình hình đất nước, góp phần xây dựng quê hương; mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác của nhân dân và chính phủ nước sở tại với nhân dân và Chính phủ Việt Nam;
không sử dụng cộng đồng NVNONN vào mục đích can thiệp vào công việc nội bộ và chủ quyền của nước khác, đồng thời không cho phép nước ngoài làm như vậy đối với Việt Nam; Bốn là, việc tập hợp và đoàn kết kiều bào phải thông qua nhiều hình thức hoạt động linh hoạt, thiết thực, thích hợp với từng đối tượng. Công tác vận động NVNONN vừa thuộc chức năng quản lý Nhà nước vừa là hoạt động mang tính quần chúng, không tách rời công tác vận động thân nhân của họ ở trong nước.
Về tổ chức bộ máy làm công tác đối với NVNONN, để phản ánh đúng đối tượng, nội dung và thực chất của công tác này trong tình hình mới, Nghị quyết 08-NQ/TW đã quyết định thành lập Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài thay thế Ban Việt kiều Trung ương. Ngày 6/11/1995, Chính phủ ra Nghị định số 77-CP đặt Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao.
Từ năm 1995, đất nước ta bước sang một giai đoạn mới, công cuộc đổi mới của đất nước ta thu được nhiều những thành tựu to lớn, đặc biệt là là vấn đề đối ngoại, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, gia nhập ASEAN và ký kết hiệp định khung về hợp tác kinh tế - thương mại với Liên minh châu Âu. Trong bối cảnh đó, công tác về NVNONN trong tình hình mới phải hỗ trợ cao nhất có thể được cho việc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước, con người và nền văn hóa Việt Nam ra thế giới, phát huy cao nhất vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong những năm cuối thập kỷ 1990, do sự phát triển mới của tình hình một trong những hướng quan trọng được Nhà nước ta quan tâm là cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga và các nước Đông Âu. Cộng đồng này ngày càng tăng về số lượng, tiềm lực kinh tế nhưng cũng gặp nhiều khó khăn về quy chế pháp lý, cư trú, hình thức kinh doanh... Lần đầu tiên vào tháng 2/1998, Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị về người Việt Nam ở Đông Âu và Liên
Xô (cũ) với sự tham dự của nhiều đại biểu người Việt định cư tại khu vực này. Đến đầu năm 2002, Hội nghị chuyên đề về người Việt Nam ở Liên bang Nga và các nước Đông Âu cũng được tổ chức. Các hội nghị trên đều nhằm mục đích tìm hiểu rõ tình hình cộng đồng, đưa ra những gợi ý chính sách để hỗ trợ đồng bào về mặt pháp lý đối với các nước sở tại, đồng thời hướng đồng bào gắn bó với quê hương, đất nước.
Sau mười năm thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về chính sách và công tác đối với NVNONN, tình hình cộng đồng NVNONN đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ theo hướng ngày càng gắn bó với quê hướng, đất nước, trước tình hình mới đòi hỏi phải tạo bước chuyển mạnh mẽ hơn nữa trong công tác này nhằm xây dựng, củng cố cộng đồng NVNONN phát triển ổn định và hội nhập tốt với xã hội sở tại, bảo hộ lợi ích chính đáng của đồng bào, động viên và hỗ trợ đồng bào giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, khuyến khích sự tham gia đóng góp của kiều bào cho công cuộc CNH-HĐH đất nước. Để đáp ứng yêu cầu công tác đó và tạo sự nhận thức, tư duy mới về cộng đồng NVNONN và công tác vận động cộng đồng, ngày 26/3/2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác đối với NVNONN. Nghị quyết 36-NQ-TW có ý nghĩa rất lớn đối với công tác về NVNONN.
Thứ nhất, Nghị quyết đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với công tác này và khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng luôn coi cộng đồng NVNONN là bộ phận không thể tách rời, một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nghị quyết đã nêu trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ lợi ích chính đáng của đồng bào ta: “Nhà nước có trách nhiệm thỏa thuận với các nước hữu quan về khuôn khổ pháp lý để đồng bào ổn định cuộc sống, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”. Bên cạnh việc đề cao vai trò, trách nhiệm của Nhà nước đối với cộng đồng NVNONN, Nghị quyết cũng đã xác định rõ trách nhiệm của bà con như: “Đảng và Nhà nước mong muốn,
khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của nước sở tại, chăm lo xây dựng đời sống ấm no, làm ăn thành đạt, nâng cao tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam, đoàn kết đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương... tùy theo khả năng và điều kiện của mỗi người góp phần xây dựng quê hương đất nước, chủ động đấu tranh với các biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc”[05, tr. 60].
Thứ hai, Nghị quyết là cơ sở chính trị, pháp lý cho việc kiện toàn bộ máy, cơ chế phối hợp trong xây dựng và thực thi các thể chế pháp luật nhằm thúc đẩy công tác về NVNONN.
Thứ ba, Nghị quyết góp phần tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, khơi dạy trong cộng đồng NVNONN lòng yêu nước, tự hào dân tộc, cùng chung sức xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, hùng cường, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Thứ tư, Nghị quyết đã chỉ rõ cộng đồng Người Việt Nam ở nước ngoài là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước. Nghị quyết đã chỉ rõ trách nhiệm của bà con, trước hết là yên tâm làm ăn, ổn định cuộc sống, đoàn kết đùm bọc lẫn nhau... phải được đặt lên trước, sau đó tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người mà đóng góp xây dựng quê hương đất nước. Trước đây, trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đã có thời điểm, có người hiểu không đúng về vấn đề này. Do đó, Nghị quyết khẳng định: Mong muốn của Đảng, Nhà nước ta là bà con yên tâm làm ăn, hội nhập... rồi tùy theo khả năng và điều kiện của mỗi người góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Một số năm gần đây, các bộ, ban, ngành đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng về cộng đồng NVNONN nhất là Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị đã được thể chế hoá trong nhiều văn bản pháp luật, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới những văn bản pháp quy liên quan tới NVNONN
quan trọng như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, nhà ở, đất đai, cư trú, pháp lệnh ngoại hối, quy chế miễn thị thực cho NVNONN..., góp phần ngày càng khuyến khích bà con về nước đầu tư kinh doanh, giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tri thức, công nghệ, đóng góp tư vấn cho những dự án kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Cụ thể như: Quy chế miễn thị thực xuất nhập cảnh (có hiệu lực từ ngày l/9/2007) đã tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào về nước, tìm hiểu và mở rộng cơ hội kinh doanh, hợp tác giáo dục, khoa học kỹ thuật. Ngày 13/11/2008, Luật Quốc tịch sửa đổi đã được Quốc hội thông qua cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong khi có quốc tịch nước ngoài, vẫn được giữ quốc tịch Việt Nam. Trong lĩnh vực nhà ở, Quốc hội đã thông qua Luật số 34/2009/QH 12 ngày 18/6/2009 về sửa đổi bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai liên quan đến sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo đó, NVNĐCONN bao gồm người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam được sở hữu nhà như công dân trong nước. Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở đã bắt đầu có hiệu lực, thời gian tới chắc chắn sẽ phát huy tác dụng khuyến khích đồng bào ta thêm gắn bó với nguồn cội, thuận lợi khi về nước hợp tác khoa học và đầu tư kinh doanh. Nhiều Đề án đã được các bộ, ngành xây dựng để tạo điều kiện cho chuyên gia, trí thức NVNONN về xây dựng đất nước. Nhìn chung đến nay, Việt Nam đã bước đầu hình thành được một hệ thống khung luật pháp và chính sách đáp ứng tốt hơn những lợi ích thiết thân của NVNONN, tạo điều kiện để bà con kiều bào gắn bó hơn với quê hương, thể hiện được tinh thần người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng