Đánh giá về vai trò của cộng đồng người Việt Na mở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (Trang 90)

1 Theo tài liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Na mở nước ngoài tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị tổ chức ngày 4//200, hiện nay có khoảng hơn 4 triệu

3.1. Đánh giá về vai trò của cộng đồng người Việt Na mở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước trong thời gian qua

ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước trong thời gian qua

3.1.1. Ưu điểm

Hơn hai mươi năm qua, công cuộc Đổi mới của đất nước đã đạt được nhiều những thắng lợi hết sức to lớn. Những thành tựu chung của dân tộc hôm nay đã khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và ý chí của dân tộc, khẳng định sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong những thành quả của hơn 20 năm đổi mới đất nước đã có sự đóng góp của cộng đồng NVNONN và thể hiện được vai trò không nhỏ của kiều bào trong sự nghiệp phát triển đất nước ở những mặt sau đây.

Một là, thái đội chính trị của cộng đồng NVNONN đã có sự thay đổi tích cực về cách nhìn nhận về Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong cộng đồng NVNONN có khoảng ¾ số người thuộc diện di tản vào cuối cuộc chiến tranh chống Mỹ - Ngụy (4/1975) hoặc vượt biên vào thời điểm đất nước khó khăn nhất (1978-1982). Phần lớn số người ra nước ngoài định cư có gắn bó hoặc liên quan đến chế độ Sài Gòn. Do vậy, nhiều người vẫn còn mặc cảm với quá khứ, thành kiến nặng nề với chế độ mới hoặc không hiểu biết về chế độ mới. Trong khi đó các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng cộng đồng kiều bào ta thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình chống Nhà nước Việt Nam. Nhưng với chính sách đổi mới, mở cửa đã tạo thuận lợi cho kiều bào đi lại, hướng về Tổ quốc, cộng đồng NVNONN đã nhìn nhận rõ bản chất ưu việt của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đại bộ phận kiều bào rất hoan nghênh chính

sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam, ủng hộ công cuộc Đổi mới vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Những người mang tư tưởng hận thù chế độ Nhà nước ta chỉ còn là bộ phận nhỏ. Do vậy, hàng năm số lượng kiều bào về quê hương không ngừng tăng lên và tham gia cùng với đồng bào trong nước nhiều hoạt động đầy ý nghĩa của dân tộc. Có thể nói kiều bào đã góp phần quan trọng trong việc thức hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Hai là, nhiều kiều bào và doanh nghiệp kiều bào đã về nước đầu tư và hợp tác kinh doanh tại Việt Nam và có nhiều hoạt động đóng góp xây dựng đất nước. Doanh nhân NVNONN ngày càng phát huy vai trò quan trọng hỗ trợ các hoạt động ngoại giao chính trị, kinh tế, văn hoá, hỗ trợ thương mại, đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư của cộng động NVNONN về nước ngày càng nhiều. “Đến nay, theo thống kê đã có 3.228 doanh nghiệp của kiều bào đang kinh doanh ở trong nước với tổng vốn khoảng 5,7 tỉ đô la Mỹ”[86] . Trong vòng 6 năm trở lại đây, lượng kiều hối hàng năm tăng đáng kể và kiều hối ngày càng trở thành một nguồn ngoại tệ quan trọng của Việt Nam góp phần cân đối ổn định cung - cầu ngoại tệ cho đất nước. Đặc biệt, sự ra đời của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài vào tháng 8/2009 là mốc quan trọng trong việc xây dựng một mạng lưới tập hợp doanh nghiệp Việt Nam trên toàn thế giới, hướng tới một cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài hùng mạnh, có vị thế xứng đáng và đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của đất nước.

Thứ ba là, về đội ngũ trí thức kiều bào trong thời gian qua, sự đóng góp vào xây dựng đất nước ngày càng tăng, thể hiện chủ yếu trong các lĩnh vực sau: Tư vấn trong hoạch định chính sách phát triển đất nước, nhất là trong các ngành kinh tế, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và các giải pháp thực hiện; trực tiếp tham gia hoặc hỗ trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ,

kinh nghiệm quản lý tiên tiến nhằm phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ đất nước; tham gia hoạt động giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng những đòi hỏi của công cuộc CNH-HĐH đất nước; làm cầu nối cho các hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, giữa các nhà khoa học trong nước và ngoài nước; tìm kiếm các nguồn lực quốc tế hỗ trợ cho việc đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam; cung cấp thông tin cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường..., kể cả cảnh báo nguy cơ khủng hoảng kinh tế, các vấn đề môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, những động thái của các nước đối với việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam và tư vấn về cách thức xử lý; quảng bá hình ảnh đất nước, con người và thương hiệu Việt Nam ra thế giới. tìm kiếm các nguồn đầu tư hoặc tham gia đầu tư trực tiếp vào phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo… Hiện nay, hằng năm có hơn 300 lượt trí thức kiều bào về nước đóng góp chuyên môn và tham gia các chương trình hợp tác nghiên cứu và triển khai (R&D) khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo.

Thứ tư là, cộng đồng NVNONN mặc dù sống xa quê hương song kiều bào luôn nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, luôn hướng về cội nguồn, gắn bó với quê hương đất nước. Cộng đồng NVNONN đóng góp không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam với thế giới; là cầu nối tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các nước sở tại và nhiều tổ chức quốc tế. Trong những năm qua kiều bào tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, giúp đỡ đồng bào trong nước gặp khó khăn do thiên tai, bệnh dịch...

3.1.2. Hạn chế

Vai trò của cộng đồng NVNONN trong công cuộc xây dựng đất nước thời gian qua là không nhỏ và có bước phát triển đáng khích lệ. Nhưng so với tiềm năng, thế mạnh của kiều bào hiện có là rất hạn chế:

tác với các cơ quan, doanh nghiệp trong nước là quá ít so với tổng số lượng gần 400 nghìn trí thức kiều bào, các chuyên gia trí thức kiều bào.

(ii) Những trí thức kiều bào về nước cộng tác đa số là những người đã đến tuổi nghỉ hưu, chưa có nhiều nhà khoa học kiều bào có uy tín và trình độ chuyên môn cao đang làm việc trong các cơ quan khoa học và công nghệ mũi nhọn của thế giới hợp tác với trong nước. Và chưa thu hút được đội ngũ trí thức trẻ có trình độ chuyên môn cao của kiều bào về nước cộng tác, hoặc làm việc.

(iii) Cộng đồng doanh nghiệp của kiều bào với vai trò làm cầu nối cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước cũng chưa được phát huy hiệu quả. Việc hợp tác, đầu tư và kinh doanh của kiều bào về nước vẫn còn rất nhỏ so với tiềm lực kinh tế của kiều bào.

Có thể việc chưa phát huy được thế mạnh của bà con kiều bào trong công cuộc xây dựng đất nước trong thời qua bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Một là, hiện nay một số vấn đề liên quan đến cộng đồng NVNONN vẫn còn vướng mắc về cơ chế, chính sách. Cụ thể:

Về việc lập hội: Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội có hiệu lực từ ngày 1/7/2010 cũng vẫn quy định hội viên phải là công dân hay tổ chức của Việt Nam. Như vậy NVNONN vẫn không phải là đối tượng được phép lập hoặc tham gia hội tại Việt Nam. Quy định này sẽ hạn chế sự tham gia đóng góp của nhiều NVNONN với đất nước, bởi lẽ hiện nay, ngoài Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài dành cho doanh nghiệp, không có tổ chức nào dành cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, những NVNONN có trình độ để tham gia.

Về Quốc tịch: Hiện nay Nhà nước Việt Nam đã cho phép công dân được mang hai quốc tịch. Nhiều bà con NVNONN mong muốn được quay trở lại quốc tịch Việt Nam, tuy nhiên các thủ tục pháp lý về vấn đề này còn

nhiều bất cập Mặc dù Chính phủ đã ban hành Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/-BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam nhưng hiện nay nhiều bà con vẫn kiến nghị việc quay trở lại hoặc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam còn nhiều khó khăn. Về thủ tục cấp Giấy xác nhận gốc Việt Nam: Đây là một loại giấy tờ có ý nghĩa thiết thân với kiều bào cả về mặt pháp lý và giá trị tinh thần. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở pháp lý cho việc cấp loại giấy này không còn giá trị.

Hai là, công tác thông tin tuyên truyền những chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến với kiều bào chưa được hiệu quả, chưa kịp thời. Do vậy, một bộ phận không nhỏ kiều bào do thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch nên vẫn còn có những việc làm đi ngược lại lợi ích của cộng đồng và dân tộc.

Ba là, trong lĩnh vực đầu tư về nước, nhiều người Việt Nam định cư ở nước ngoài, mang quốc tịch nước ngoài, có gốc Việt Nam muốn đầu tư về nước vẫn bị xem như nhà đầu tư nước ngoài, không được hưởng ưu đãi gì so với nhà đầu tư trong nước. Điều này vừa không phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách với NVNONN, vừa tạo tâm lý nghi ngại không đáng có của kiều bào khi đầu tư về nước khiến lượng đầu tư về Việt Nam của kiều bào chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.

Bốn là, đối với trí thức kiều bào thì hầu như chưa có chính sách, biện pháp nào cụ thể nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ cho trí thức ở ngoài nước khi về làm việc tại Việt Nam. Nhiều trí thức có trình độ cao, ngay cả thế hệ trí thức người Việt trẻ tuổi có mong muốn về Việt Nam đóng góp cho đất nước nhưng còn nhiều nghi ngại do chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng. Công tác thu hút trí thức NVNONN cần có một chiến lược ổn định và lâu dài, có sự tham gia phối hợp của nhiều bộ, ban, ngành chức năng.

nhỏ đến những đóng góp của cộng đồng kiều bào trong thời gian qua. Cộng đồng NVNONN chưa thể hiện rõ được vai trò thực sự của mình trong sự nghiệp phát triển đất nước đúng với tiềm lực của cộng đồng NVNONN đang có.

3.2. Một số kinh nghiệm của Việt Nam trong việc phát huy vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong công cuộc phát triển

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)