Lĩnh vực chính trị

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (Trang 85)

1 Theo tài liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Na mở nước ngoài tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị tổ chức ngày 4//200, hiện nay có khoảng hơn 4 triệu

2.2.4. Lĩnh vực chính trị

2.2.4.1. Mở rộng quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và các nước sở tại

Cộng đồng NVNONN đã khẳng định được vị trí cơ bản ở nhiều nước sở tại, có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài và quốc tế. Nhiều trí thức có trình độ học vấn và chuyên môn cao, làm việc trong các cơ quan chính quyền các nước sở tại, trong các tổ chức quốc tế, một số người giữ vị trí quan trọng, có khả năng tạo dựng quan hệ với các cơ sở kinh tế, khoa học nước sở tại và quốc tế. Như ông Philipp Roesler đã

được lựa chọn đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Y tế trẻ nhất mới 36 tuổi của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức; ông Cao Quang Ánh là người Mỹ gốc Việt được bầu vào hạ viện liên bang Mỹ (năm 2008)… Nhiều người trong kiều bào làm việc trong các tổ chức quốc tế, các tập đoàn kinh tế quốc gia, là tổng lãnh sự quán của một số nước tại Việt Nam như: ông Lê Thành Ân, người Mỹ gốc Việt đầu tiên đảm nhận chức vụ tổng lãnh sự Mỹ tại TP. Hồ Chí Minh… họ sẽ trở cầu nối giữa tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với nước sở tại. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tham gia tích cực vào các hoạt động nhằm thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác giữa các nước sở tại với Việt Nam, thông qua việc đề xướng, tổ chức các chuyến thăm viếng lẫn nhau của các đoàn, cá nhân, lập các tổ chức hữu nghị, kết nghĩa.

Trong hơn 20 năm qua, cộng đồng NVNONN đã đóng đáng kể trong lĩnh vực mở rộng quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước sở tại thể hiện như: Góp phần tuyên truyền đường lối chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thực tế nhiều tổ chức, cá nhân NVNONN đã vận động làm cho chính quyền sở tại, làm cho nhân dân các nước đó hiểu Việt Nam hơn trên các mặt mà các thế lực thù địch đang chống phá Việt Nam về những vấn đề dân chủ nhân quyền, tự do tôn giáo, tự trị dân tộc,... nhiều cá nhân trong cộng đồng còn làm tư vấn cho ngành tuyên truyền của Việt Nam về nội dung, hình thức tuyên truyền ra nước ngoài sao đạt hiệu quả nhất. Bên cạnh đó còn có các hoạt động mang tính chất vận động hành lang để tác động vào chính sách của một số nước để có lợi cho Việt Nam, để quốc gia đó ủng hộ Việt Nam khi có tranh chấp những vấn đề kinh tế, biên giới, biển đảo với các nước trong khu vực.

2.2.4.2. Tăng cường tình đoàn kết dân tộc

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào cộng đồng quốc tế, một yếu tố có ý nghĩa quyết định đó là: Việt Nam phải có đủ sức mạnh nội lực để tham gia hội nhập một cách bình đẳng trong cộng

đồng quốc tế. Sức mạnh nội lực của đất nước được hình thành từ nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất lại bắt nguồn từ sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó cộng đồng NVNONN là một bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, Nhà nước Việt Nam đã tạo điều kiện để cho cộng đồng NVNONN có thể thực hiện quyền lợi chính trị tham gia đóng góp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nhất là những chính sách liên quan đến kiều bào; tham gia vào các hoạt động quan trọng ở trong nước, đóng góp vào các chương trình từ thiện trong nước.

Trong những năm qua cộng đồng NVNONN đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác đại đoàn kết dân tộc như: Các tổ chức hội đoàn và cá nhân NVNONN đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động vì sự ổn định và phát triển cộng đồng tại nơi sinh sống, đồng thời luôn hướng về quê hương đất nước, tiến hành các hoạt động từ thiện, nhân đạo ở trong nước như: tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, mổ từ thiện miễn phí cho trẻ em bị di tật môi miệng; cung cấp trang thiết bị y tế cho các bệnh viện, trạm xá, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa... Nhiều đợt vận động quyên góp từ các nguồn khác nhau đã được tổ chức để ủng hộ đồng bào bị thiên tai, quyên góp xây dựng "Quỹ vì người nghèo", giúp đỡ thương binh và người tàn tật nghèo, nạn nhân chất độc da cam. Số tiền và hiện vật quyên góp được lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm. Ví dụ như “nhóm kiều bào do ông Nguyễn Văn Công, kiều bào ở Pháp đã hồi hương thành lập năm 2004, đã quyên góp tiền xây dựng hơn 100 cây cầu ở các vùng nông thôn miền Tây Nam Bộ; Bà Suzanne Thi Hien Hook, kiều bào ở Vương Quốc Anh, đã quyết định bán toàn bộ tài sản rất lớn của mình để trở về Việt Nam sinh sống và thức hiện các dự án nhân đạo” [86].

Một trong những nét nổi bật trong hoạt động của cộng đồng NVNONN là sự quan tâm, chú ý đến thế hệ trẻ để bồi dưỡng tình cảm gắn bó với cộng

đồng, quê hương và truyền thống yêu nước. Các hội đoàn, những thế hệ cha anh có ý thức hướng thế hệ trẻ NVNONN vào nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm xây dựng tình cảm và sự đoàn kết trong cộng đồng, đồng thời hướng về quê hương, đất nước. Ngoài việc tham gia các hoạt động chung của cộng đồng, các hội thanh niên, sinh viên, học sinh còn tổ chức hoạt động quyên góp từ thiện, tham gia các câu lạc bộ văn nghệ, dạy và học tiếng Việt, tìm hiểu văn hoá Việt Nam. Hằng năm, có hàng trăm thanh thiếu niên kiều bào từ nhiều nước trên thế giới về nước tham gia "Trại hè Việt Nam" hoặc các trại hè, các cuộc gặp gỡ thanh niên, sinh viên người Việt ở nước ngoài… Năm 2010, cộng đồng NVNONN đã gửi quà cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa, bao gồm 21.882 USD, 10.230 HKD, 1960 bảng Anh (khoảng 500 triệu VNĐ) là quà tặng của cộng đồng NVNONN; tháng 5/2010, Đoàn đại biểu kiều bào đã dự Đại lễ cầu siêu anh linh các anh hùng, liệt sỹ tại Quảng Bình; dâng hương ở Thành Cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Đường 9 và Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn, địa đạo Vĩnh Mốc. Nhân dịp Đoàn đại biểu kiều bào về nước dự Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã quyên góp hơn “500 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Trung đang chịu nhiều tổn thất do lũ lụt đầu tháng 10 và ủng hộ 1060 USD chương trình Trái tim cho em và 13 triệu VNĐ cho chùa Tiêu (Bắc Ninh) để trùng tu, tu bổ di tích lịch sử này [44, tr.50]. .

Đảng và và Nhà nước Việt Nam với chính sách đại đoàn kết luôn giang tay chào đón kiều bào về thăm Tổ quốc ngay cả một số nhân vật trước đây từng phục vụ chế độ Sài Gòn đã được Nhà nước ta cho phép về thăm quê hương. Sau khi về nước họ đã về nước xin gặp một số bộ, ngành tìm hiểu khả năng đưa các công ty nước ngoài vào hợp tác đầu tư tại Việt Nam.

Đến nay, kiều bào đã tham gia trong nhiều tổ chức đoàn thể trong nước như “Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII có 17 vị là NVNONN“ [82, tr.32]; ở mặt trận Tổ quốc ở các địa phương có 33 kiều bào tham gia; kiều bào con tham gia ở Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Sự tham gia của kiều bào vào các tổ chức xã hội trong nước

đã giúp hiều rõ hơn về tình hình chính trị - xã hội trong nước, góp phần quan trọng cho khối đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Có thể nói thực tế khách quan trên cho thấy, NVNONN tuy sống xa tổ quốc vẫn mang trong mình tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, luôn hướng về Tổ quốc, nếu được thông tin đầy đủ, có điều kiện trở lại Việt Nam thì hầu hết NVNONN đều có cách nhìn và nhận thức đúng đắn hơn về bản chất ưu việt đất nước của mình.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)