Lĩnh vực chuyển giao khoa học – công nghệ và giáo dụ c đào tạo

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (Trang 70)

1 Theo tài liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Na mở nước ngoài tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị tổ chức ngày 4//200, hiện nay có khoảng hơn 4 triệu

2.2.2.Lĩnh vực chuyển giao khoa học – công nghệ và giáo dụ c đào tạo

đào tạo

Tha thiết với đất nước quê hương, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa nhiều trí thức người Việt rời bỏ vị trí được đãi ngộ ở các nước Tây Âu, về nước chung vai, góp sức cùng đồng bào trong nước tham gia kháng chiến kiến quốc, tiêu biểu như giáo sư Trần Đại Nghĩa, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ, Nguyễn Thái Bình... Sau khi đất nước thống nhất, nhiều trí thức kiều bào đăng ký về tham gia xây dựng đất nước, một số đã hồi hương. Trong những năm đất nước còn bị cấm vận, qua trí thức kiều bào nhiều thông tin, tài liệu, linh kiện, vật tư phục vụ cho nghiên cứu, đào tạo đã được chuyển về cho các đồng nghiệp trong nước. Chuyên gia, trí thức NVNONN còn giúp thiết lập các mối quan

hệ hợp tác, đào tạo của nước ngoài với trong nước. Trong nhiều dự án hợp tác, đầu tư của nước ngoài, chuyên gia, trí thức người Việt có vị trí quan trọng, góp phần vào sự thành công của dự án.

Một số trí thức kiều bào được mời tư vấn cho một số bộ, ngành, tham gia Ban Nghiên cứu của Thủ tướng và đã có những đóng góp tích cực. Đến nay hình thức tư vấn này ít được sử dụng hoặc chỉ mang tính hình thức. Gần đây, trí thức kiều bào quan tâm đến các vấn đề của đất nước đã có nhiều bài viết và xây dựng đề án về cải cách giáo dục và đại học Việt Nam, thông tin về khủng hoảng kinh tế và đóng góp cho kinh tế Việt Nam, về hội nhập, về tăng trưởng và phát triển bền vững.

Chuyên gia, trí thức NVNONN là nguồn lực quý có khả năng huy động đóng góp cho đất nước trên các mặt: chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ; huấn luyện, giảng dạy, đào tạo; tư vấn, thẩm định; cung cấp thông tin, hỗ trợ nghiên cứu và triển khai; làm cầu nối trong hợp tác khoa học, đào tạo, giúp tìm kinh phí, thị trường cho các sản phẩm, công trình nghiên cứu.

Từ năm 1998, một nhóm trí thức kiều bào tâm huyết, có trình độ cao, có uy tín trong giới khoa học, giáo dục - đào tạo, kinh tế trên thế giới đã tự hình thành, tập hợp nhau lại tổ chức các cuộc hội thảo mang tính trao đổi, tư vấn liên quan đến công cuộc phát triển của Việt Nam, với sự tham gia của một số chuyên gia, trí thức trong nước. Từ năm 2004 đến nay, hằng năm có khoảng 300 lượt chuyên gia, trí thức NVNONN về nước tham gia giảng dạy, hợp tác với trong nước. Nhiều hội nghị, hội thảo với sự tham gia, đóng góp tích cực, có chất lượng của chuyên gia trí thức người Việt như: Hội thảo “Nối vòng tay lớn” (6/2005), Hội thảo “Tiếp tục đổi mới kinh tế và xã hội để phát triển” (7/2005) tập hợp hơn 30 trí thức kiều bào (do Ban Nghiên cứu của Thủ tướng cùng Uỷ ban Nhà nước về NVNONN hỗ trợ tổ chức, Hội thảo “Chuyên gia trí thức NVNONN với sự nghiệp xây dựng quê hương” (8/2005), Hội thảo “Cộng đồng NVNONN với sự nghiệp

phát triển công nghệ thông tin nước nhà” (8/2005). Tháng 12/2005, Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật NVNONN thành phố Hồ Chí Minh được thành lập với gần 200 thành viên. Từ năm 2006, tổ chức VSVN (Vietnam Strategic Venture Network) với hơn 1500 chuyên gia trí thức, doanh nhân người Việt tại Silicon Valey và nhiều nước đã gửi hoàng chục ngàn cuốn sách về khoa học công nghệ về giúp các trường đại học. Tháng 4/2008, gần 50 trí thức NVNONN đã tham gia toạ đàm góp ý kiến xây dựng Nghị quyết Trung ương khoá 7. Trí thức kiều bào còn được mời tư vấn cho một số bộ, ngành, tham gia Ban nghiên cứu của Thủ tướng, đã có đóng góp tích cực, có nhiều bài viết, xây dựng đề án cải cách giáo dục, thông tin về khủng hoảng kinh tế, góp ý về phát triển kinh tế, hội nhập, tăng trưởng và phát triển bền vững.

Tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất (11/2009) đã tổ chức hai hội thảo chuyên đề quan trọng liên quan đến trí thức và doanh nhân kiều bào: “Chuyên gia, trí thức kiều bào góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước” và “Doanh nhân kiều bào góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước”. Đây không chỉ là dịp để vận động các chuyên gia, trí thức, doanh nhân kiều bào tư vấn, góp ý, nêu giải pháp cho nhiều vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo của đất nước, mà còn là cơ hội để các cơ quan trong nước lắng nghe các ý kiến của kiều bào đóng góp vào việc xây dựng, bổ sung hoàn thiện chính sách, biện pháp thu hút chuyên gia, trí thức NVNONN xây dựng đất nước (về chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc; các biện pháp, cơ chế thu hút và sử dụng chuyên gia, trí thức kiều bào…).

Trong những năm gần đây, cùng với những chuyển biến mới trong cộng đồng NVNONN, mối quan hệ của đội ngũ trí thức NVNONN với đất nước ngày càng tăng. Nhiều trí thức NVNONN đã hợp tác tích cực với các cơ quan trong nước dưới nhiều hình thức khác nhau như tham gia giảng dạy, tham gia đề tài nghiên cứu, các diễn đàn, hội nghị, hội thảo khoa học; giới thiệu chuyên gia nước ngoài vào hợp tác với trong nước, mời chuyên

gia trong nước dự các sinh hoạt khoa học quốc tế; xin học bổng đào tạo, nghiên cứu; quyên góp học bổng khuyến khích tài năng trẻ; kết hợp hoạt động sản xuất kinh doanh với áp dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ; tham gia các chương trình hợp tác quốc tế của Việt Nam...

Ngày 26-27/10/2010, Hội nghị góp ý của kiều bào vào Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, có hàng 100 kiều bào tham dự, đa số ý kiến của kiều bào đều kỳ vọng Đại hội XI sẽ tạo đà để đất nước tiếp tục đổi mới, mang lại sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp, từ đó đạt được mục tiêu lớn. Đây cũng chính là nguồn cổ vũ đối với kiều bào để ngày càng hướng về xây dựng quê hương, đất nước. Thống kê số liệu chuyên gia, trí thức kiều bào về nước làm việc trong năm 2009 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổng hợp căn cứ báo cáo chưa đầy đủ của các bộ, ngành, địa phương là “306 lượt người, trong đó từ Mỹ 49%, Pháp 17%, Canada 6%, Úc 5%, Đức 6%, các nước khác 17%. Trí thức, chuyên gia kiều bào về nước hoạt động tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực: Y tế chiếm 23%, nghiên cứu khoa học 19%, công nghệ thông tin 20%, giáo dục 11%, kinh tế tài chính 8% và các ngành còn lại chiếm 19%” [86]. Trí thức kiều bào được đánh giá là đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, có kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu, quản lý, có tâm huyết, nhiệt tình với dự nghiệp phát triển đất nước. Điển hình là GS.TS. Trần Thanh Vân cùng vợ là TS. Trần Thanh Kim Ngọc, GS.TS. Nguyễn Đăng Hưng, TS. Nguyễn Thành Mỹ, hay đoàn giáo sư, bác sỹ gồm 30 người Việt tại Hoa Kỳ về phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch, khám và cấp thuốc miễn phí tại 04 huyện của tỉnh Hà Nam theo chương trình Project Vietnam Foudation từ 07/3-14/3/2009.

Đứng trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng cho việc phát triển kinh tế - xã hội, phát huy thế mạnh của chuyên gia trí thức NVNONN trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, Chính phủ đã xây dựng chương trình quốc gia thu hút chuyên gia, trí thức

NVNONN tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam. Uỷ ban Nhà nước về NVNONN đã chủ trì nghiên cứu và tham khảo ý kiến của các bộ, ban, ngành để xây dựng Đề án “Chính sách, biện pháp thu hút chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài xây dựng đất nước”. Đề án chính là sự cụ thể hoá yêu cầu của chính sách nêu trong Nghị quyết 36 “Hoàn chỉnh và xây dựng mới hệ thống chính sách trọng dụng nhân tài, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào vào công cuộc phát triển đất nước. Xây dựng chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với những chuyên gia trí thức có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tư vấn về quản lý, điều hành, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cao cho đất nước, góp phần phát triển nền văn hoá, nghệ thuật của nước nhà”. Đề án đã xác định mục tiêu chung là tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về tiềm lực, vai trò và sự cần thiết huy động nguồn lực chuyên gia, trí thức NVNONN để phát triển đất nước. Đề án cũng xác định mục tiêu cụ thể là: xác lập cơ chế mới có thẩm quyền và hiệu lực để chỉ đạo, phối hợp triển khai việc thu hút, sử dụng chuyên gia, trí thức NVNONN có hiệu quả; xây dựng và ban hành một số chính sách có tính đột phá để tạo bước chuyển mạnh trong việc thu hút chuyên gia, trí thức về làm việc hợp tác với trong nước cũng như xây dựng, triển khai một số chương trình thí điểm trong một số ngành, lĩnh vực cần ưu tiên.

Sự kiện Giáo sư Ngô Bảo Châu, người đầu tiên của Việt Nam, cũng là Việt kiều ở Cộng hòa Pháp và của các nước đang phát triển được nhận giải thưởng Fields ngày 19/8/2010, được xem là một trong những đỉnh cao về trí tuệ đã mang lại niềm tự hào, nguồn động viên và tấm gương học tập, nghiên cứu khoa học cho mọi người Việt Nam. Việc Giáo sư. Ngô Bảo Châu đề nghị thành lập Viện Toán cao cấp và về làm việc 3 tháng mỗi năm sẽ góp phần nâng cao khả năng hợp tác nghiên cứu khoa học của người Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Hơn hai mươi năm qua đội ngũ trí thức kiều bào đã đóng góp không nhỏ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua nhiều kênh khác nhau, khó có thể thông kê hết được. Để minh chứng cho những đóng góp của trí thức Việt kiều trong những năm qua đối với công cuộc xây dựng đất nước, xin liệt kê một số ví dụ tiêu biểu sau:

Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tính toán: Là lĩnh vực khoa học công nghệ cơ bản thúc đẩy các ngành khoa học khác phát triển, đây cũng là lĩnh vực rất mới mẻ ở Việt Nam, với sự hỗ trợ của các nhà khoa học Việt kiều có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khoa học công nghệ tính toán tại Mỹ, Pháp, Đức, Canada. Thành phố Hồ Chí Minh đã phố hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai xây dựng Viện Khoa học Tính toán có sự tham gia lãnh đạo chuyên môn của các trí thức Việt kiều với phương thức chỉ đạo chuyên môn từ xa thông qua internet, thực hiện hướng dẫn nghiên cứu và đào tạo cán bộ của Viện tại nước ngoài, các nhà khoa học Việt kiều sử dụng thời gian nghỉ về nước trực tiếp làm việc khoảng 3 tháng trong 1 năm. Tháng 01 năm 2008, Viện Khoa học Tính toán Thành phố Hồ Chí Minh đã được thành lập và đi vào hoạt động, cơ cấu lãnh đạo của Viện có hai Viện trưởng, Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ Thành phố chịu trách nhiệm điều hành chính, một Viện trưởng và một Phó Viện trưởng nhà khoa học Việt kiều chịu trách nhiệm về chuyên môn. Hai nhà trí thức Việt kiều là Giáo sư, Tiến sĩ Trương Nguyệt Thành 49 tuổi ở Mỹ và Giáo sư, Tiến sĩ chuyên ngành cơ học kỹ thuật hàng không Trần Công Thành 54 tuổi ở Úc được bổ nhiệm làm Viện trưởng và Phó Viện trưởng. Nhân lực của Viện gồm 50 người trong đó có 9 nhà khoa học Việt kiều đang ở độ tuổi 40 đến 50 tuổi, sau 2 năm hoạt động Viện đã làm được một số kết quả ban đầu rất ấn tượng với các dự án nghiên cứu được triển khai trong các lĩnh vực vật liệu mới, biến đổi khí hậu, chíp xử lý, tính toán song song, bảo mật,… Viện đang xây dựng phòng thí nghiệm vi động

mạnh với mục tiêu đóng góp vào sự phát triển khoa học thiết kế của Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong lĩnh vực thiết kế vi mạnh và bán dẫn, năm 2010, các nhà khoa học Việt Nam đã thành công trong lĩnh vực công nghệ vi mạnh đã thiết kế Chíp vi xử lý 32 XVN 1632 thành công này có sự đóng góp rất lớn của các nhà khoa học Việt kiều, đặc biệt là Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Dương Mô, Việt kiều ở Nhật, Giáo sư Bùi Ngọc Châu ở Thụy Sỹ và Tiến sĩ Trần Thắng ở Mỹ. Với sự giúp đỡ của Giáo sự Đặng Dương Mô năm 1998 phòng thí nghiệm mô phỏng và thiết kế vi mạnh tại khoa Điện tử, tin học Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh được thành lập và trên cơ sở đó năm 2005, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạnh ra đời, giáo sư Bùi Ngọc Châu và Tiến sĩ Trần Thắng làm cố vấn cho các nhóm thiết kế tham gia đào tạo cùng nghiên cứu sau một thời gian thành lập và đi vào hoạt động, Trung tâm đã thành công với chíp vi xử lý 8X (năm 2008); chíp quản lý năng lượng TH7150 (năm 2009); chíp vi xử lý VN1632 (năm 2010).

Trong lĩnh vực điện hạt nhân, để có đủ năng lực tiếp nhận công nghệ, vận hành an toàn và có hiệu quả nhà máy điện hạt nhân các quốc gia nhập công nghệ hạt nhân, trong đó có Việt Nam, phải chuẩn bị sẵn sàng đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Việt Nam trong hơn 4 thập kỷ thông qua đào tạo ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu ta đã có một đội ngũ các nhà khoa học hạt nhân, nhưng còn thiếu các chuyên gia công nghệ điện hạt nhân, qua sự tìm hiểu và giới thiệu của đồng nghiệp, Bộ Khoa và Công nghệ đã mời Giáo sư Trần Nhật Phúc người Pháp gốc Việt, là cháu của Cố Giáo sư Trần Đại Nghĩa là một chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực điện hạt nhân, với hơn 40 năm kinh nghiệm đã giúp Việt Nam đào tạo cán bộ trẻ về điện hạt nhân, Giáo sư đã nhận lời về giảng dạy và trong một năm qua Giáo sư đã tổ chức được 3 kỳ đào tạo, mỗi một kỳ là 3 tháng, không chỉ vậy Giáo sư đã tặng cho Việt Nam 1500 cuốn sách,

tài liệu mà Giáo sư đã sưu tầm trong suốt cuộc đời làm việc của mình, đây là những tài liệu chuyên ngành vô cùng quý giá.

Trong lĩnh vực quản lý chất lượng của doanh nghiệp, năm 2007, Bộ khoa học đã chủ động gặp gỡ đề xuất hợp tác với một trí thức Việt kiều năng động Nguyễn Dư Thái Toàn 39 tuổi, quốc tịch Canada đã làm tổng giám đốc về quản lý chất lượng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của một tập đoàn đa quốc gia ở Hồng Công (Trung Quốc), với sự hợp tác của ông dự án nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp thông qua việc áp dụng các giải pháp tiên tiến công cụ cải tiến năng xuất chất lượng đã được hình thành với tiêu chí vươn tới đỉnh cao cho các doanh nghiệp Việt Nam. Dự án đã được triển khai thí điểm tại 2 doanh nghiệp Việt Nam có tham vọng vươn lên tầm khu vực là doanh nghiệp Gạch Đồng Tâm Long An và Công ty phần mền FPT, sau hai năm thực hiện hai doanh nghiệp này đã có chuyển biến cơ bản về quản lý sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt. Cách đây hai năm, tổn thất của Gạch đồng tâm Long An được tính là 25%, sau hai năm giảm xuống còn 12% và đang tiếp tục nghiên cứu để tổn thất giảm xuống dưới 10%. Mô hình quản lý này sẽ được nhân rộng đến hàng loạt các doanh nghiệp trong nước. Các ví dụ trên là minh chứng rất thực tế về tiềm năng và những đóng góp hiệu quả của các trí thức Việt kiều trong công cuộc xây

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (Trang 70)