Nhóm giải pháp thứ nhất: Xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước đối với cộng đồng NVNONN phù hợp vớ

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (Trang 98)

1 Theo tài liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Na mở nước ngoài tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị tổ chức ngày 4//200, hiện nay có khoảng hơn 4 triệu

3.3.1.Nhóm giải pháp thứ nhất: Xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước đối với cộng đồng NVNONN phù hợp vớ

của Đảng và pháp luật Nhà nước đối với cộng đồng NVNONN phù hợp với sự nghiệp đổi mới. Việc thực hiện các công tác liên quan đến cộng đồng NVNONN kịp thời, đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng của kiều bào.

Đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới: đẩy mạnh CNH- HĐH và hội nhập quốc tế sâu rộng. Vận hội mới và thách thức mới đòi hỏi phải củng cố và phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó có cộng đồng NVNONN. Trong hơn 20 năm qua, việc thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đối với kiều bào, nhất là qua 6 năm thực hiện Nghị quyết 36 NQ/TW của Bộ Chính trị, từ thực tiễn công tác cho thấy những quan điểm, chủ trương và phương hướng chỉ đạo công tác về NVNONN của Đảng và Nhà nước đến nay đã đạt được nhiều những kết quả quan trọng. Trước yêu cầu

của tình hình mới, Nhà nước cần tiếp tục triển khai toàn diện, mạnh mẽ hơn các chính sách đối với kiều bào để tạo điều kiện và phát huy những tiềm năng của cộng đồng kiều bào trong công cuộc xây dựng đất nước cần phải thực hiện những giải pháp sau:

Cần tiếp tục quán triệt sâu rộng các chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là Nghị quyết 36 NQ/TW, trước hết trong cấp lãnh đạo các cơ quan Đảng, Quốc hội, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác về NVNONN. Kiên quyết xóa bỏ tư tưởng thành kiến, hẹp hòi, coi nhẹ nguồn lực quý báu của kiều bào; cần có nhận thức sâu sắc kiều bào là bộ phận máu thịt của dân tộc, là đối tượng quan trọng trong khối đại đoàn kết dân tộc, vì vậy Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cũng như hỗ trợ, tạo thuận lợi để bà con xây dựng cuộc sống ổn định ở nước sở tại và luôn hướng về đất nước.

Cần nhanh chóng rà soát lại, hoàn thiện và bổ sung các chính sách, pháp luật, để tạo điều kiện cho kiều bào về nước thăm quê hương, tạo điều kiện cho kiều bào về nước đầu tư và hợp tác kinh doanh. Kiên quyết loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết đối với kiều bào; minh bạch hoá các thủ tục về nhập xuất cảnh, đăng ký công dân, đăng ký thường trú cho người hồi hương…; tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho các dự án đầu tư của kiều bào; sớm hoàn thiện các quy định tạo thuận lợi cho cộng đồng NVNONN được mua và sở hữu nhà ở trong nước, đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, cấp Giấy xác nhận gốc Việt Nam.

Để tạo bước đột phá trong xây dựng chính sách, trước mắt cần tập trung nghiên cứu đề xuất việc xây dựng chính sách pháp luật hướng dẫn cụ thể về công tác đối với cộng đồng NVNONN nhằm bảo đảm thực thi nghiêm túc và hiệu quả Nghị quyết 36 NQ/TW cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước liên quan đến kiều bào.

Nhà nước cần có chiến lược phát triển công tác xây dựng và phát triển hội, đoàn kiều bào ở nước sở tại, với phương châm nơi nào có kiều

bào, nơi đó có tổ chức. Tập trung nghiên cứu việc thành lập Hội người Việt Nam tại các địa bàn có đông người Việt như Mỹ, Canada, Úc… Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể từng nơi, vận động tiến tới thành lập Hội hoặc Tổng hội người Việt Nam thống nhất ở địa bàn có đông người Việt định cư; đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động liên kết giữa các Hội người Việt Nam, các tổ chức doanh nhân kiều bào ở từng khu vực và trên toàn thế giới. Huy động lực lượng lao động, sinh viên, nghiên cứu sinh, doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài tham gia công tác vận động cộng đồng. Chú trọng phát triển lực lượng nòng cốt trong các hội đoàn và kiến nghị có chính sách với đối tượng này. Thường xuyên động viên, khen thưởng những người có thành tích trong xây dựng cộng đồng và đóng góp phát triển đất nước.

Cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại hướng tới kiều bào một cách hiệu quả bằng nhiều hình thức khác nhau như: Truyền hình, truyền hình Cáp, internet… Tăng cường đưa sách, báo, tạp chí ở trong nước đến cộng đồng và các thư viện sở tại nhằm cung cấp nguồn thông tin chính thống của Nhà nước Việt Nam. Chủ động nghiên cứu biện pháp tích cực, từng bước hạn chế và đẩy lùi sự khống chế của bọn phản động trong lĩnh vực truyền thông tiếng Việt ở ngoài nước. Phát triển các hình thức hoạt động giao lưu văn hoá, nghệ thuật, hội thảo, hội chợ, triển lãm Việt Nam...; đầu tư phát huy hiệu quả các “Trung tâm văn hóa Việt Nam” ở các địa bàn có đông người Việt. Chú ý phối hợp giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng trên cơ sở phù hợp luật pháp, phong tục, tập quán dân tộc và sở tại.

Tăng cường tính chủ động trong công tác bảo hộ công dân và pháp nhân NVNONN. Đẩy mạnh hơn nữa việc đàm phán, ký kết các Hiệp định và thỏa thuận song phương, đa phương (trong đó có Hiệp định kiều dân) và tác động ở cấp cao trong quan hệ với các nước có đông người Việt nhằm hỗ trợ bà con có vị trí pháp lý ổn định, bảo đảm cuộc sống lâu dài ở nơi cư trú.

Đồng thời, các cơ quan chức năng trong nước cần phối hợp chấn chỉnh công tác quản lý lao động và du học sinh, ngăn chặn việc vi phạm hợp đồng và pháp luật nước sở tại; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn các hoạt động đưa người xuất cảnh trái phép, lừa đảo trong xuất khẩu lao động, trong vấn đề nhận con nuôi và kết hôn với người nước ngoài; kịp thời phát hiện và đấu tranh ngăn chặn mọi âm mưu, ý đồ nhằm lợi dụng các vấn đề trên để chống ta.

Các cơ quan đại diện Việt Nam cần mạnh dạn mở rộng diện tiếp xúc cộng đồng, kết hợp tăng cường cử các đoàn công tác liên ngành thường xuyên đến các địa bàn có đông kiều bào để làm công tác vận động, chủ động trực tiếp đối thoại với các tổ chức và cá nhân còn định kiến với Nhà nước Việt Nam, kể cả số đang hoạt động chống đối nhằm phân hoá cô lập số cực đoan. Đồng thời thường xuyên tổ chức cho kiều bào tham gia hoạt động vào các sự kiện chính trị, xã hội lớn của đất nước, với nhận thức sâu sắc rằng mỗi một hoạt động hiệu quả sẽ góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hạn chế sự phá hoại của các thế lực thù địch. Tăng cường phối hợp, chủ động trong công tác đấu tranh với các phần tử lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để chống phá đất nước.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (Trang 98)