Nhóm giải pháp thứ hai: Về phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân cộng đồng NVNONN trong công cuộc xây dựng đất nước.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (Trang 101)

1 Theo tài liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Na mở nước ngoài tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị tổ chức ngày 4//200, hiện nay có khoảng hơn 4 triệu

3.3.2. Nhóm giải pháp thứ hai: Về phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân cộng đồng NVNONN trong công cuộc xây dựng đất nước.

doanh nhân cộng đồng NVNONN trong công cuộc xây dựng đất nước.

Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ về chất khi đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế. Trước vận hội mới lại này cũng có nhiều thách thức mới, đòi hỏi mỗi ngành, mỗi địa phương, tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, khai thác tối đa tiềm lực của người Việt Nam trên toàn thế giới vào công cuộc xây dựng đất nước, để vị thế nước ta lên một tầm cao mới. Để phát huy hiệu quả vai trò của cộng đồng NVNONN nói chung và đội ngũ doanh nhân kiều bào nói riêng trong công cuộc CNH-HĐH đất nước cần thực hiện một số giải pháp sau:

Nhà nước Việt Nam cần thỏa thuận với các nước hữu quan về khuôn khổ pháp lý để các doanh nghiệp Việt kiều ổn định sản xuất, kinh doanh và bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ theo luật pháp, công ước và thông lệ quốc tế, xây dựng cuộc sống ổn định, thành đạt, tạo lòng tin với nước sở tại. Hỗ trợ công việc kinh doanh của doanh nhân kiều bào thông qua các thoả thuận với hệ thống phân phối lớn của nước ngoài, đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng địa phương (không qua trung gian); ủng hộ việc thành lập trung tâm trung chuyển hàng hoá tại một số địa bàn đầu mối để chủ động nguồn hàng cung cấp cho thị trường; các hoạt động xúc tiến thương mại như giới thiệu hàng hóa Việt Nam với người dân nước sở tại thông qua các hệ thống kinh doanh của kiều bào.

Các cơ quan hữu quan trong nước trực tiếp hoặc thông qua Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, tạo mọi cơ hội, bằng các phương tiện, tổ chức tuyên truyền rộng rãi, động viên họ nêu cao khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, có nhiều sáng kiến, đoàn kết, vận động đồng nghiệp hướng về đất mẹ, chung tay vì sự phát triển của đất nước; giúp kiều bào hiểu rõ pháp luật, tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cơ hội đầu tư; hiểu đúng chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước Việt Nam cho kiều bào về nước đầu tư và hợp tác kinh doanh, yên tâm làm ăn lâu dài; tổ chức thu thập ý kiến của Khối doanh nhân này trước khi ban hành các văn bản pháp quy, chính sách có liên quan tới đối tượng này, đồng thời tiếp thu ý kiến, thăm dò nguyện vọng của họ để tiếp tục tạo môi trường hoạt động ngày càng tốt hơn.

Tiếp tục thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khuyến khích kiều bào và doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài hướng về quê hương bằng các chính sách đồng bộ, đặc biệt là các cơ chế về thương mại - đầu tư - tài chính - tiền tệ - kiều hối - giá cả dịch vụ - khoa học công nghệ - nhà đất… cởi mở hơn nữa và cơ chế đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nhân kiều bào, tạo mọi điều kiện để bà con tham gia xây dựng

đất nước như: tạo cơ chế để kiều bào tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm tại nước ngoài, xây dựng trung tâm trung chuyển hàng Việt Nam, trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam ở nước ngoài…; kịp thời động viên, khen thưởng những doanh nghiệp và doanh nhân kiều bào tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho việc gia tăng trao đổi thương mại và công nghiệp giữa Việt Nam và nước sở tại.

Đẩy mạnh và hỗ trợ tối đa công tác phát triển Hội doanh nhân Việt kiều. Thông qua hệ thống cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa các hội, đoàn của các địa phương trong cùng một quốc gia. Từ đó, tranh thủ các doanh nhân này làm cầu nối với các Phòng Thương mại, Hiệp hội ngành nghề và cộng đồng doanh nhân nước sở tạị, phục vụ công tác chuyên môn của các bộ, ngành. Mạng lưới doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng từ đây được mở rộng hơn. Cũng từ những hoạt động này, thu thập ý kiến đóng góp tích cực của kiều bào cho việc chỉnh sửa các chính sách trong nước theo hướng thuận lợi hơn cho kiều bào khi về nước làm ăn, kinh doanh.

Khuyến khích cộng đồng NVNONN nói chung và các doanh nghiệp của kiều bào nói riêng trực tiếp thực hiện hoặc thông qua người thân trong nước thực hiện việc đầu tư vào việc phát triển hạ tầng công nghiệp, thương mại, dịch vụ; tổ chức sản xuất, chế biến, gia công hàng xuất khẩu, nhất là những hàng dùng nguyên liệu nội địa, thu hút nhiều nhân lực tại chỗ; tổ chức thu gom hàng để xuất khẩu. Tạo điều kiện cho họ trực tiếp hoặc thông qua người bản địa làm dịch vụ giới thiệu hàng Việt Nam, làm đại lý tiếp nhận hàng hóa Việt Nam tiêu thụ ở nước ngoài, giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với các kênh phân phối tại đó. Về đầu tư tạo điều kiện cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước hoặc như nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)