Lĩnh vực văn hoá

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (Trang 80 - 85)

1 Theo tài liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Na mở nước ngoài tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị tổ chức ngày 4//200, hiện nay có khoảng hơn 4 triệu

2.2.3. Lĩnh vực văn hoá

2.2.3.1. Giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam

Bản sắc văn hóa Việt Nam là nguồn lực và thế mạnh của đất nước, có cội nguồn từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, được tôi luyện vững bền trong cả quá trình lịch sử lâu dài, không bị văn hoá ngoại lai đồng hoá, đủ sức tiếp biến thành công văn hóa phương Tây và sẵn sàng hội nhập văn hóa trong khu vực và thế giới trong thời đại ngày nay. Động lực để Việt Nam thực hiện giao lưu văn hoá mà không làm mất đi bản sắc văn hoá dân tộc chính là lòng yêu nước, ý chí tự tôn dân tộc cùng với khát vọng hòa bình, mong muốn tiến kịp văn minh nhân loại, sự bao dung, hoà đồng, mềm dẻo, linh hoạt... Sự từng trải của dân tộc qua xung đột và giao lưu là thế mạnh nổi trội nhất của Việt Nam. Nói cách khác, đó là sự không chối từ trong việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nước ngoài trên nền tảng của tư tưởng độc lập dân tộc.

Được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước, cộng đồng NVNONN nêu cao tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam, đoàn kết đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với đất nước. Ở trong nước, nhiều nghệ sĩ, ca sỹ, diễn viên kiều bào đã về nước tham gia vào các chương trình, sự kiện văn hóa, nghệ thuật. Chỉ tính riêng lĩnh vực biểu diễn năm 2008 đã có “gần 400 nghệ sĩ là NVNONN về nước biểu diễn và ghi băng. Nhiều nhà văn hóa, nhạc sĩ, họa sĩ,... có tên tuổi như giáo sư Trần Văn Khê, nhạc sỹ Nguyễn Thiện Đạo, nhạc trưởng Lê Phi Phi… đã về định cư hoặc làm việc thường xuyên ở Việt Nam” [86]. Hàng năm bà con kiều bào có những hoạt động có tính chất thường niên được tổ chức nhân dịp các ngày lễ lớn của đất

nước, như Tết Nguyên đán, lễ Giỗ tổ, Quốc khánh, Ngày Thương binh Liệt sỹ…, kiều bào luôn hướng về cội nguồn, tri ân tổ tiên và các anh hùng liệt sỹ, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Kiều bào ở nhiều nước đã dựng chùa Việt Nam ở nước sở tại. Đặc biệt, trong dịp chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Chương trình “Kiều bào và tuần lễ văn hóa dân tộc hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long” gồm một chuỗi các hoạt động hướng tới Đại lễ, kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 20 năm ngày UNESCO vinh danh Người là Danh nhân văn hoá, Anh hùng giải phóng dân tộc. Chương trình gồm các hoạt động có ý nghĩa như rước Long vị các vị vua triều Lý từ đền Đô và chùa Tiêu về Hoàng Thành; Rước xá lợi Phật; Đại lễ cầu quốc thái dân an; Tưởng niệm, cầu siêu anh linh các liệt sĩ hy sinh vì nước qua các triều đại, Lễ hội hoa đăng... với sự tham dự đông đảo kiều bào ta từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 150 sinh viên, thanh niên kiều bào là các đại biểu về dự Trại hè Việt Nam 2010. Bên cạnh đó, một chương trình rất có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ kiều bào là “Trại hè Việt Nam 2010” mang chủ đề “Đất nước rồng bay” đã được tổ chức từ ngày 15/7 đến ngày 01/8/2010 dọc theo chiều dài đất nước, từ lễ Khai mạc tại Hội trường Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh) cho đến lễ Bế mạc tại Quảng trường Tân Trào (Tuyên Quang). Trong thời gian này, 150 đại biểu sinh viên- thanh niên kiều bào ưu tú từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã được tham dự các hoạt động “tri ân” đầy ý nghĩa. Hàng năm tổ chức Trại hè là dịp để các con, em kiều bào có dịp tìm hiểu lịch sử và văn hóa Việt Nam, nâng cao tiếng Việt, có cơ hội hòa mình vào văn hóa dân tộc, để càng hiểu và trân trọng hơn lịch sử và nền văn hóa dân tộc, gắn bó hơn với quê hương, đất nước.

Đối với các hoạt động ở bên ngoài, bà con kiều bào còn tham dự nhiều chương trình tổ chức ở nước ngoài của nước ta như Ngày và Tuần Văn hóa Việt Nam, Festival Việt Nam và mời các đoàn nghệ thuật sang biểu diễn phục vụ cộng đồng trong các dịp lễ lớn của dân tộc cũng như

trong dịp kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước (Nhật Bản, Thái Lan, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Đức...). Qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đầy ý nghĩa như vậy bà con kiều bào có cơ hội giao lưu với nhau, tăng cường đoàn kết, gắn bó với bản sắc văn hóa Việt Nam hướng về quê hương, nguồn cội. Các chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật cũng là dịp để kiều bào thêm tự hào và giới thiệu với bạn bè quốc tế những nét đẹp, đặc sắc trong truyền thống văn hóa - lịch sử lâu đời của dân tộc. Những hoạt động những chương trình đầy ý nghĩa trên của kiều bào đã góp phần vô cùng quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng NVNONN.

2.2.3.2. Quảng bá đất nước, con người, văn hóa Việt Nam với thế giới

Hơn 20 năm qua công cuộc Đổi mới của Nhà nước ta đã đạt được nhiều những thành tựu có ý nghĩa lịch sử. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, cộng đồng NVNONN đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam với thế giới. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với kiều bào là mong muốn kiều bào có được những thông tin trung thực về công cuộc đổi mới và tình hình đất nước cũng như đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. Cộng đồng NVNONN là người nhận thông tin quảng bá, là đối tượng được quảng bá và cũng là chủ thể, là đại sứ thông tin, văn hóa tiềm năng của Việt Nam ở nước sở tại và lại vừa là một cây cầu nối bạn bè quốc tế với nhân dân trong nước. Thực tiễn cho thấy các hội đoàn của kiều bào ở nhiều nước đã có vai trò rất quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam đối với cộng đồng kiều bào nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung. Hàng năm, các hội đoàn của kiều bào thường tổ chức nhiều hoạt động giới thiệu văn hóa truyền thống Việt Nam khác nhau ở tại các nước sở tại: Chương trình ca múa nhạc nhân dịp Tết cổ truyền do Hội người Việt Nam tại Pháp tổ chức tại Paris, Hội người Việt

Nam tại Nga tổ chức tại Matxcơva, Tổng hội người Việt Nam tại Lào tổ chức tại Viêng-chăn... đã trở thành những sự kiện văn hóa hấp dẫn đối với cộng đồng, thanh thiếu niên kiều bào và bạn bè quốc tế. Các dàn đồng ca của Câu lạc bộ đồng hương Xiêng-khoảng tại Lào, hợp ca “Quê hương” tại Pháp, các nhóm chuyên trình tấu âm nhạc dân tộc Việt Nam do bà con tự thành lập tại nhiều nước, chương trình xiếc “Làng Tôi” của nghệ sĩ Nguyễn Nhất Lý đã được biểu diễn ở nhiều nước châu Âu với 90 xuất diễn trong năm qua đã góp phần làm cho đời sống văn hóa của cộng đồng người Việt thêm phong phú và làm khán giả các nước có cảm tình hơn văn hóa dân tộc Việt Nam.

Nhiều kiều bào là những nhà hoạt động văn hóa, nghệ thuật lớn đã góp phần rất quan trọng vào việc quảng bá đất nước, con người và truyền thống văn hóa Việt Nam. Nhiều cá nhân của cộng đồng NVNONN là những sứ giả rất quan trọng quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Việt Nam với thế giới bên ngoài như giáo sư Trần Văn Khê, nhà điêu khắc đã quá cố Điềm Phùng Thị, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo, họa sĩ Lê Bá Đảng... đã đưa những giá trị, tinh hoa của văn hóa Việt Nam giao thoa với những giá trị văn hóa thế giới. Song hành với những tên tuổi lớn, ở nhiều nơi trên thế giới, có những kiều bào làm việc trong lĩnh vực báo chí, xuất bản cũng đang không ngừng cố gắng đưa những thông tin, hình ảnh của Tổ quốc đến với đồng bào mình qua các ấn phẩm báo chí, các trang tin điện tử, đặc biệt tại các nước Nga, Đức, Séc, Hunggary... Những tờ báo do họ xuất bản bằng tiếng Việt hoặc tiếng địa phương có số xuất bản chưa lớn, hình thức không cầu kỳ nhưng đã thực sự trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với bà con trong cộng đồng. Việc giới thiệu ẩm thực Việt Nam với bạn bè quốc tế qua những chương trình dạy nấu ăn trên truyền hình, viết sách về cách chế biến các món ăn Việt hoặc mở lớp dạy làm một số món ăn thông thường như làm nem, gỏi, nấu phở tại các hội sở, các cuộc giao lưu, chợ phiên... ngày càng thu hút được nhiều người tham gia. Các võ sư kiều bào

và các võ đường Võ Việt Nam cũng có những đóng góp đáng kể vào việc quảng bá truyền thống thượng võ của dân tộc tại nhiều nước. Hình ảnh những học trò thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều màu da và nhiều quốc tịch khác nhau trong môn phái Song Long quyền thuật cùng đưa di hài của cố võ sư Nguyễn Đức Mộc về thờ tại Bắc Ninh tháng 8/2010 làm cho nhiều người rất xúc động và có thể thấy truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” Việt Nam đã chảy trong huyết mạch của bao bạn bè quốc tế.

Điều đáng đáng mừng là thế hệ trẻ kiều bào, kể cả những em sinh tại nước ngoài và chưa có nhiều dịp về Việt Nam cũng rất tích cực tham gia các hoạt động giao lưu, các festival thanh niên, sinh viên được tổ chức ở một số nước Đông Âu, Úc, Mỹ, Đức... Việc học tiếng Việt đối với thanh thiếu niên kiều bào để duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, tìm hiểu và quảng bá đất nước, con người, những giá trị truyền thống Việt Nam đang được tổ chức thực hiện ở nhiều địa bàn với sự trợ giúp của các cơ quan hữu quan trong nước.

Kiều bào có những đóng góp rất quan trọng trong các hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam do các cơ quan trong nước tổ chức nhân các ngày lễ lớn và ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước. Sự phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng kiều bào ở nước sở tại đã làm nên thành công của những Ngày Việt Nam, Tuần lễ văn hóa Việt Nam và Đêm nhạc Việt Nam tại Đức, Bỉ, Pháp, Nga, Rumani, Ai Cập, Hoa Kỳ… Các hội đoàn và kiều bào luôn nhiệt tình đón tiếp và giúp đỡ các đoàn nghệ thuật từ trong nước sang biểu diễn. Kiều bào vừa là người hưởng thụ những món ăn tinh thần, vừa là người trực tiếp quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa, nghệ thuật dân tộc Việt Nam tới nhân dân sở tại và bạn bè thế giới. Bên cạnh các hình thức biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, việc các doanh nghiệp NVNONN đưa hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam ra nước ngoài, đưa khách du lịch quốc tế vào Việt Nam cũng quảng bá hữu hiệu cho văn hóa Việt Nam, kể cả văn hóa vật

thể và phi vật thể. Một trong những sự kiện để lại những dư âm và ấn tượng sâu đậm tới toàn thể công chúng Việt Nam trong nước cũng như cộng đồng NVNONN và bạn bè quốc tế là tổ chức hai cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt năm 2007 và năm 2010. Cuộc thi là một sự kiện văn hóa lớn, có ý nghĩa kết nối cộng đồng người Việt Nam trong và ngoài nước với sự có mặt của các thí sinh đến từ nhiều nước.

Công cuộc đổi mới của Việt Nam đã và đang thu được những thành tựu to lớn, vị thế của đất nước tại khu vực và trên thế giới không ngừng được nâng cao. Thế giới đang chuyển dần nhận thức từ một Việt Nam của chiến tranh, nghèo nàn, lạc hậu sang một Việt Nam Đổi mới, ổn định về chính trị, năng động về kinh tế, giàu truyền thống văn hóa, lịch sử và tích cực chủ động trên mọi diễn đàn quốc tế. Đạt được điều đó có sự đóng góp không nhỏ của Cộng đồng NVNONN, bà con kiều bào đã chủ động và tích cực tham gia vào việc quảng bá hình ảnh Việt Nam với các nước trên thế giới. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhận thức rõ tầm quan trọng của cộng đồng NVNONN đối với công cuộc hội nhập của đất nước trong thời kỳ đổi mới, tư tưởng đó không những chỉ thể hiện tình cảm, sự quan tâm đối với kiều bào mà còn thể hiện quyết tâm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của của Đảng và Nhà nước ta cũng như mong muốn kiều bào cùng chung tay đóng góp xây dựng đất nước Việt Nam trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)