KINH NGHIỆM CÔNG TÁC KIỀU DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (Trang 119)

1 Theo tài liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Na mở nước ngoài tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị tổ chức ngày 4//200, hiện nay có khoảng hơn 4 triệu

KINH NGHIỆM CÔNG TÁC KIỀU DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ

CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ 1. Trung Quốc

Hiện nay có khoảng 30 triệu Hoa kiều và người Hoa (một số liệu khác là 50 triệu) ở nước ngoài, tập trung khá đông ở khu vực Đông Nam Á. Khác với nhiều nước, đặc điểm của Hoa kiều (người Trung Quốc mang quốc tịch Trung Quốc) và người Hoa (người Trung Quốc mang quốc tịch nước ngoài) ở nước ngoài là ít có tư tưởng thù địch với Nhà nước Trung Quốc.

Phương hướng chỉ đạo công tác đối với Hoa kiều là tạm yên lòng trước, khai thác sử dụng sau được thể hiện rõ nét trên hai mặt của hai vấn đề:

- Từ năm 1978, cùng với việc giải quyết 650.000 vụ “án sai", "án oan" trong thời kỳ cách mạng văn hoá, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành trả lại (hoặc đền bù) toàn bộ sở hữu nhà cửa (bị tịch thu, trưng thu trước đây) cho kiều quy, kiều quyến và kể cả Hoa kiều còn đang ở nước ngoài. Đến nay, toàn quốc đã giải quyết được 87%, riêng tỉnh Quảng Đông là 98%; tổng diện tích trả lại (hoặc đền bù) khoảng 25 triệu mét vuông. Chính sách này đã tác động mạnh mẽ đến cộng đồng Hoa kiều và người Hoa ở nước ngoài, cũng như thân nhân họ ở trong nước, góp phần giải toả cơ bản tâm tư vướng mắc của họ, tạo cơ sở củng cố lòng tin của Hoa kiều đối với Tổ quốc. Nhiều trường hợp, Hoa kiều về nước nhận lại nhà cửa rồi sau đó hiến lại cho Nhà nước để làm công trình phúc lợi xã hội phục vụ nhân dân.

- Trung Quốc đã ban hành Luật bảo vệ quyền lợi kiều quy, kiều quyến

trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Đối với Hoa kiều thì thực hiện phương châm xử lý "đối đãi bình đẳng, căn cứ đặc điểm, chiếu cố thích đáng". Nếu như trước đây, chủ yếu dựa vào chính sách, cảm tính để giải quyết các vấn đề liên quan đến Hoa kiều thì ngày nay các cơ quan đang đi vào nề

B

nếp xử lý thống nhất theo pháp luật, tránh được các thủ tục phiền hà, tạo tâm lý an tâm, tin tưởng trong Hoa kiều.

Từ năm 1980, Trung Quốc thi hành Luật một quốc tịch. Nguyện vọng của Hoa kiều muốn giữ hai quốc tịch, nhưng chính sách của nhà nước là “Khuyến khích Hoa kiều gia nhập quốc tịch sở tại". Trung Quốc coi Hoa kiều đã vào quốc tịch nước sở tại là "người nước ngoài", là "bạn" và như cố Thủ tướng Chu Ân Lai đã ví họ như là "con gái đã gả cho nhà người khác". Quốc hội không có đại biểu Hoa kiều, chỉ có đại biểu là kiều quy, kiều quyến. Chính hiệp địa phương ở một số nơi có Hoa kiều tham gia. Khái niệm kiều quy, kiều quyến của Bạn là thân nhân của Hoa kiều tính từ ba đời trên đến ba đời dưới.

Hoa kiều ở nước ngoài khi về nước không phải xin thị thực nhập xuất cảnh. Chính phủ Trung Quốc chủ trương "Khuyến khích người ra đi hợp pháp, hoan nghênh người trở về. Đi và đến tự do". Do áp dụng chính sách nhập, xuất cảnh dễ dàng thuận tiện, cùng với việc tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và xử lý nghiêm minh bọn tổ chức đưa người trốn đi bất hợp pháp giảm hẳn. Chính phủ Trung Quốc không yêu cầu Hoa kiều thực hiện bất cứ nghĩa vụ công dân nào, không cho phép các cơ quan, đoàn thể trong nước vận động Hoa kiều đóng góp. Việc đóng góp là tự nguyện, nhưng nếu có đóng góp sẽ được hoan nghênh nhiệt liệt bằng nhiều hình thức: Các công trình như trường học, cơ sở y tế, cầu đường được mang tên Hoa kiều đóng góp, được cấp giấy khen, được công nhận là công dân danh dự của địa phương…

Do chính sách trả lại nhà cửa nên trí thức Hoa kiều, các nhà tư bản Hoa kiều và người Hoa yên tâm trở về Trung Quốc hợp tác làm ăn ngày một nhiều. Trong thời kỳ đầu cải cách mở cửa, khoảng 70% dự án đầu tư nước ngoài là của Hoa kiều, người Hoa hoặc do Hoa kiều môi giới đưa các công ty nước ngoài vào Trung Quốc.

Cùng với việc giải quyết tốt tư tưởng đối với đội ngũ trí thức trong nước, đã thực hiện chế độ đãi ngộ thích đáng để tranh thủ thu hút các trí thức trong

C

Hoa kiều và người Hoa, như trả lương cao, cấp nhà ở, phương tiện đi lại, phương tiện làm việc thuận lợi. Đặc biệt Văn phòng Kiều vụ có bộ phận chuyên theo dõi, tìm hiểu những nhà khoa học bậc cao, những chuyên gia cao cấp gốc Trung Quốc; thường xuyên cử người ra nước ngoài phối hợp với sứ quán tìm kiếm và mời những người này về Trung Quốc làm việc.

Năm 2000, Chính phủ Trung Quốc ban hành chính sách thu hút các nhân tài hải ngoại về nước, trong đó quy định: cho phép các nhân tài hải ngoại đảm nhận chức vụ lãnh đạo tại ngành ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, và đảm nhiệm chức vụ quản lý hành chính hoặc chức vụ lãnh đạo kỹ thuật tại các xí nghiệp quốc doanh lớn, trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu khoa học; có thể đảm nhiệm chức vụ Vụ trưởng, Cục trưởng, Viện trưởng, nhưng không bao gồm cán bộ do Trung ương quản lý. Họ được bảo lưu quyền cư trú lâu dài hoặc vĩnh viễn tại hải ngoại. Gần đây, đã thực hiện chế độ một giá dịch vụ cho Hoa kiều như người trong nước: Ở khách sạn, tàu xe, máy bay, vé vào các điểm thăm quan, vui chơi giải trí…

Trong nước mở một số trường đại học cho Hoa kiều (như ở Bắc Kinh, Phúc Kiến, Quảng Đông…). Tại đây, các sinh viên Hoa kiều và người Hoa được đào tạo kiến thức khá đầy đủ, để sau này ra trường có thể làm việc tại Trung Quốc hoặc trở ra nước ngoài kiếm việc làm.

Chính phủ Trung Quốc không có chương trình phát thanh dành riêng cho Hoa kiều, mà nằm trong phát thanh đối ngoại nói chung. Ở Bắc Kinh và nhiều địa phương đều phát hành sách, báo nhằm đối tượng Hoa kiều. Đặc biệt là thường xuyên mời phóng viên là Hoa kiều, là người Hoa ở Ma Cao, Hồng Kông, Đài Loan về nước tìm hiểu thực tế để ra ngoài viết bài, có tác dụng tuyên truyền rất tốt. Chính phủ Trung Quốc liên hệ với Hoa kiều thông qua các hội quần chúng trong cộng đồng Hoa kiều và ngược lại. Theo yêu cầu của các Hội Hoa kiều, Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng giúp đỡ về phương tiện, trang phục cho các hoạt động văn hoá dân tộc truyền thống trong cộng đồng Hoa kiều, cung cấp sách vở, đồ dùng học tập cho các trường lớp dạy tiếng Trung Quốc ở nước ngoài.

D

Có thể nói, một số kinh nghiệm về công tác kiều dân cho thấy, Trung Quốc đã thực hiện khá thành công chính sách thu phục nhân tâm trước rồi khai thác sử dụng sau. Nhà nước đã đầu tư một khoản kinh phí đáng kể cho công tác này, nhất là việc giải quyết vấn đề sở hữu nhà cửa; thực hiện công tác bảo hộ quyền lợi của Hoa kiều, kiều quy, kiều quyến theo luật pháp; đồng thời áp dụng mọi chính sách và biện pháp nhằm tranh thủ lôi kéo cộng đồng Hoa kiều và người Hoa đóng góp cho đất nước. Mặt khác, Trung Quốc cũng chủ trương khuyến khích người Trung Quốc ra nước ngoài học tập cái hay của thiên hạ đem về phục vụ đất nước, nếu có điều kiện thì lại lập nghiệp lâu dài, tạo ra nhiều nhóm cộng đồng Hoa kiều và người Hoa sinh sống khắp nơi trên thế giới.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)