1 Theo tài liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Na mở nước ngoài tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị tổ chức ngày 4//200, hiện nay có khoảng hơn 4 triệu
3.3.3. Nhóm giải pháp thứ ba: Về thu hút trí thức cộng đồng NVNONN trong công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ hiện nay.
NVNONN trong công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ hiện nay.
Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm bảo hộ và tạo điều kiện trí thức kiều bào về nước làm việc, khuyến khích việc hình thành các hiệp hội chuyên ngành, mở rộng hợp tác trong cộng đồng kiều bào và với trong nước theo tinh thần “ích nước lợi nhà”. Đa dạng hoá các hoạt động thiết thực thu hút đóng góp của cộng đồng kiều bào vào sự nghiệp CNH- HĐH đất nước như tổ chức “Hội nghị trí thức kiều bào với sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước”, các cuộc gặp gỡ giao lưu “Nối vòng tay lớn”; thành lập các câu lạc bộ trí thức kiều bào; xây dựng, triển khai các chính sách ưu đãi và thu hút những chuyên gia, trí thức Việt kiều có trình độ chuyên môn cao về quản lý và khoa học công nghệ nhằm khuyến khích trí thức, doanh nhân kiều bào trực tiếp đóng góp chất xám, hợp tác, chuyển giao công nghệ, phát huy vai trò của kiều bào trong đào tạo nguồn nhân lực trong nước.
Xây dựng chính sách khuyến khích, thu hút chuyên gia, trí thức có trình độ chuyên môn cao. Phải thành lập trung tâm và mạng thông tin, hỗ trợ chuyên gia, trí thức NVNONN, khắc phục tình trạng thiếu thông tin, thông tin rời rạc về chuyên gia, trí thức và nhu cầu sử dụng trong nước.
Nhà nước Việt Nam cần sớm triển khai thực hiện chính sách, biện pháp thu hút chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài xây dựng đất nước. Sớm thành lập cơ quan đầu mối về công tác đối với chuyên gia, trí thức NVNONN (hoặc cơ chế chỉ đạo có hiệu năng liên ngành) với sự tham gia của đại diện các cơ quan chủ chốt có liên quan.
Nhà nước dành ngân sách, lập quỹ để tìm kiếm, vận động, tổ chức các hoạt động đóng góp của chuyên gia, trí thức kiều bào. Tổ chức tốt việc vận động các chuyên gia, trí thức kiều bào đóng góp vào công cuộc xây dựng quê hương sẽ mang lại hiệu quả cao cho đất nước, vì sẽ khai thác được ngay chất xám, kinh nghiệm về khoa học, kỹ thuật tiên tiến của chuyên gia, trí
thức giỏi tầm thế giới mà không mất công đào tạo. Lập các nhóm tư vấn chuyên gia, trí thức người Việt gồm các chuyên gia, trí thức người Việt, đặc biệt là những người ở tuổi hưu, từng là chuyên gia, cố vấn cho lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia, mong muốn đóng góp với trong nước qua việc tư vấn. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức, hội, đoàn có uy tín để tập hợp chuyên gia, trí thức NVNONN.
KẾT LUẬN
Trong hơn hai mươi năm qua, công cuộc Đổi mới đất nước tiếp tục thu được những thành tựu to lớn, kinh tế đất nước tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao, chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Mặc dù thời gian qua, đất nước đã chịu sự tác động trực tiếp của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Quan hệ quốc tế của Việt Nam với tất cả các nước và các tổ chức quốc tế thế giới đã có bước phát triển tích cực và thuận lợi chưa từng có. Bên cạnh những thuận lợi, nước ta cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là vấn đề kinh tế, thiên tai lũ lụt, dịch bệnh liên tục xảy ra. Nhiều nước trên thế giới đang tiến hành điều chỉnh chính sách đối với người nhập cư, xiết chặt các quy định về di trú, làm ăn buôn bán. Tình hình trên đã tác động nhiều mặt, cả thuận lợi và khó khăn, tới cộng đồng NVNONN cũng như việc triển khai công tác đối với cộng đồng. Quan điểm Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng cộng đồng “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước” [5, tr.54,55] và xác định công tác đối với NVNONN là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân. Trong thời kỳ CNH-HĐH nền kinh tế đất nước, cộng đồng NVNONN có vai trò rất lớn đóng góp vào công cuộc xây dựng quê hương và hội nhập quốc tế.
Qua kết quả nghiên cứu đề tài luận văn này, có thể xin rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, trong hơn 20 năm qua số lượng NVNONN hiện đang sống, lao động, học tập gần 100 nước và vùng lãnh thổ tiếp tục tăng và mở rộng thêm địa bàn định cư sang một số nước châu Á, Trung Đông, châu Phi. Nhìn chung, cộng đồng kiều bào ngày càng ổn định cuộc sống và hoà nhập sâu hơn vào xã hội nước sở tại. Cộng đồng NVNONN đã có
tiềm lực đáng kể về tri thức và kinh tế. Ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ thành đạt trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hoá, nghệ thuật, kinh tế và xã hội. Nhiều người có vị trí quan trọng trong các viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm công nghệ cao, bệnh viện, tổ chức quốc tế được đào luyện trong môi trường xã hội công nghiệp hiện đại, có năng lực sáng tạo và có mối quan hệ với các cơ sở khoa học, kinh tế nước sở tại, có khả năng tìm đối tác và làm cầu nối giữa các công ty nước ngoài với trong nước.
Thứ hai, đại đa số kiều bào có tinh thần tự tôn dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc, hướng về cội nguồn, gắn bó với gia đình, quê hương; không quan tâm và không đồng tình với các hoạt động đi ngược lại lợi ích của cộng đồng và đất nước. Lòng tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước của kiều bào ngày càng được củng cố nhờ những thành tựu của sự nghiệp Đổi mới đất nước, tình hình chính trị - xã hội ổn định và vị thế quốc tế ngày càng cao của đất nước. Bà con kiều bào hoan nghênh chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam, ủng hộ công cuộc Đổi mới vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Điều này đã và đang trở thành xu thế chung trong cộng đồng NVNONN.
Thứ ba, bà con kiều bào luôn hướng về Tổ quốc, hằng năm có hàng nghìn lượt kiều bào về nước thăm quê hương, hợp tác, kinh doanh, trong đó có khoảng hàng trăm lượt chuyên gia, trí thức kiều bào về nước tham gia nghiên cứu giảng dạy, giáo dục đào tạo đại học, trên đại học; hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ… với trong nước và nhiều người đã có những công trình nghiên cứu thành công, đóng góp quan trọng vào sự phát triển đất nước ở một số lĩnh vực chuyên ngành. Đại đa số bà con kiều bào hưởng ứng, hoan nghênh chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, có rất nhiều doanh nhân kiều bào về nước đầu tư và hợp tác
kinh doanh và các dự án đầu tư được đánh giá là hoạt động có hiệu quả. Lượng kiều hối gửi về nước không ngừng tăng.
Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề tồn tại vướng mắc trong thời gian tới cần phải khắc phục để phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh của cộng đồng NVNONN vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời gian tới:
Một là, công tác thông tin, tuyên truyền của Việt Nam chưa đủ mạnh để có thể vươn tới mọi địa bàn cộng đồng NVNONN định cư, nhiều thông tin trong nước đến với cộng đồng, nhất là những vấn đề như: Chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước; vấn đề nhạy cảm thường đi qua các luồng không chính thức hoặc bị các phần tử xấu xuyên tạc. Tình trạng chồng chéo thông tin hoặc đưa tin thiếu chính xác của một số báo chí trong nước phần nào đã ảnh hưởng tiêu cực đến dư luận không tốt của cộng đồng kiều bào về đất nước.
Hai là, việc huy động nguồn lực cộng đồng NVNONN còn nhiều hạn chế do một số bộ, ngành, địa phương chưa xác định rõ nhu cầu thực sự của của đất nước; chưa có tổ chức đầu mối đủ thẩm quyền hỗ trợ, kết nối trí thức người Việt ở ngoài nước với trí thức và doanh nghiệp trong nước. Ở nhiều cấp độ còn chưa hết thành kiến, còn tâm lý e ngại hoặc coi thường vai trò đóng góp của trí thức, doanh nhân kiều bào. Vẫn còn sự so bì giữa trí thức trong và ngoài nước, thậm chí còn quan niệm đơn giản rằng chỉ cần tạo thông thoáng hoặc có thêm đãi ngộ vật chất là có thể thu hút được trí thức kiều bào. Do vậy, nhiều chính sách tạo điều kiện cho kiều bào chậm được triển khai, gây tranh cãi kéo dài trong quá trình xây dựng, ban hành như các vấn đề về nhà ở, đầu tư, lập hội doanh nhân kiều bào, thủ tục cấp Giấy xác nhận gốc Việt Nam…
Ba là, trong thời gian tới, chúng ta cần phát huy nguồn lực to lớn của kiều bào vào công cuộc phát triển đất nước, Nhà nước Việt Nam cần phải thực hiện những chính sách, giải pháp phù hợp để phát huy tối đa tiềm lực
của kiều bào vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước trên cơ sở nhận thức người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời, là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam và là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nước ta với các nước; cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động NVNONN gắn bó và hướng về Tổ quốc, thu hút cao nhất nguồn lực của NVNONN về tri thức khoa học, công nghệ, quản lý, sản xuất kinh doanh, đầu tư, thương mại, vai trò cầu nối nền kinh tế Việt Nam với thế giới.