Lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (Trang 56 - 70)

1 Theo tài liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Na mở nước ngoài tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị tổ chức ngày 4//200, hiện nay có khoảng hơn 4 triệu

2.2.1. Lĩnh vực kinh tế

2.2.1.1. Đầu tư, hợp tác kinh doanh và gửi kiều hối về nước

Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế vững chắc với tốc độ tăng trưởng trung bình bằng hoặc cao hơn so với các nước trong khu vực. Đạt được kết quả như vậy là nhờ có sự đóng góp tích cực của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng NVNONN. Các hoạt động đầu tư, xúc tiến đầu tư và thương mại của cộng đồng NVNONN về nước sau khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời (1988) có bước phát triển rất đáng ghi nhận: Năm 1988 có 8 dự án, với số vốn là gần 9 triệu USD; năm 1990 có 12 dự án, với số vốn đầu tư là trên 52 triệu USD; năm 1993 có 8 dự án, với số vốn trên 18 triệu USD; năm 1994 có 4 dự án, với số vốn trên 15 triệu USD.

Ở giai đoạn từ năm 1988 đến cuối thập kỷ 1990, kiều bào đầu tư về nước rất ít chủ yếu là thăm dò để nghiên cứu thị trường trong nước kỹ hơn, nắm chắc luật lệ hơn, bám sát hơn nữa tình hình các mối quan hệ về mọi mặt giữa Việt Nam và thế giới. Qua thực tiễn công cuộc đổi mới ở trong nước và sự hội nhập mạnh mẽ nền kinh tế quốc tế, kiều bào đã bắt đầu đầu tư mạnh mẽ về nước để hợp tác kinh doanh vào những năm đầu của thế kỷ XXI. Theo số liệu thống kê kể từ khi thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2007 đã có tới hàng nghìn dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp giấy phép hoạt động. Người Việt Nam định cư tại nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam 177 dự án, với tổng vốn đăng kí đạt 796 triệu USD. Quy mô đầu tư bình quân của một dự án đạt 4,5 triệu USD, quy mô vốn đầu tư của các dự án FDI của Việt kiều tại

Việt Nam nhỏ, phù hợp với khả năng quản lý cũng như năng lực tài chính của Việt kiều. Và theo thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, tổng số vốn đầu tư của kiều bào bao gồm cả theo luật đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư thông qua hình thức góp vốn liên doanh hay thông qua thân nhân trong nước. Đến năm 2010 có “trên 3.228 doanh nghiệp của kiều bào đầu tư về nước với tổng vốn khoảng 5,7 tỉ USD, trong đó khoảng 60% dự án được đánh giá là hoạt động có hiệu quả” [84]. Có thể nói, đầu tư về nước đang trở thành xu hướng kinh doanh mới của người Việt Nam ở nước ngoài

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, đầu tư trực tiếp của Việt kiều về Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài đến 17/9/2010 có 209 dự án còn hiệu lực, với tổng số vốn trên 1 tỷ đôla Mỹ (chỉ tính những dự án đầu tư của kiều bào theo Luật đầu tư nước ngoài). Kiều bào đầu tư vào 17 lĩnh vực: Công nghiệp chế biến, chế tạo 104 dự án với số vốn trên 375 triệu USD; kinh doanh bất động sản 9 dự án, với số vốn trên 194 triệu USD; dịch vụ lưu trú và ăn uống 11 dự án, với số vốn trên 136 triệu USD; sản xuất nông, lâm ngư nghiệp 28 dự án với số vốn gần 15 triệu USD; hoạt động chuyên môn và khoa học công nghệ 15 dự án, với số vốn gần 6 triệu USD,… ít nhất là trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo 3 dự án với số vốn trên 3,3 triệu USD. Kiều bào từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó đầu tư nhiều nhất là kiều bào tại các nước Mỹ với 64 dự án, tổng vốn đầu tư là trên 263,8 triệu USD; Úc với 30 dự án, tổng vốn đầu tư là trên 102 triệu USD; kiều bào từ Ba Lan với 4 dự án, tổng số vốn trên 120 triệu USD; kiều bào từ vùng lãnh thổ Hồng Kông (Trung Quốc) với 6 dự án, tổng số vốn 93 triệu USD; kiều bào từ Liên bang Nga với 10 dự án, tổng số vốn trên 92 triệu USD; kiều bào từ Thuỵ Sỹ có 4 dự án, tổng vốn đầu tư trên 69,3 triệu USD. Các dự án do kiều bào đầu tư đã có mặt trên 35 tỉnh, thành trong cả nước, nhưng chủ yếu vốn tập trung tại Thủ đô Hà Nội: 25 dự án, tổng số vốn đầu tư là trên 253

triệu USD; thành phố Hồ Chí Minh: 71 dự án, tổng số vốn trên 226 triệu USD; Thành phố Hải Phòng: 7 dự án, tổng số vốn trên 168 triệu USD. Còn lại là các địa phương, nhưng tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.

(Xem bảng thống kê phần Phụ lục IV).

Phần lớn những dự án đầu tư của kiều bào đều có quy mô nhỏ (bình quân của một dự án đạt 4,5 triệu đô la Mỹ) và trước đây chủ yếu nhằm vào kinh doanh nhỏ như nhà hàng, khách sạn hoặc du lịch... Gần đây, đầu tư của kiều bào đang có xu hướng chuyển dịch sang nhiều lĩnh vực khác, có quy mô lớn hơn và thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp đa dạng hơn, như: dược phẩm, hoá chất, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin, xây lắp cao cấp, tài chính - ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ phần mềm... Các dự án của kiều bào có quy mô vốn nhỏ hoặc chủ động được thị trường cho đầu ra của sẩn phẩm nên phần lớn các dự án đi vào hoạt động tương đối ổn định.

Trừ một số dự án đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản với số vốn lớn như: Công ty TSQ Việt Nam - đầu tư dự án Làng Việt kiều châu Âu TSQ (58,8 triệu USD), dự án Trung tâm tài chính thương mại (88,8 triệu USD) và các công trình phụ trợ, dự án Tòa tháp Thiên niên kỷ (37,65 triệu USD); Công ty cổ phần Vincom, Công ty BOT Cầu Phú Mỹ...), các dự án còn lại có quy mô nhỏ (chiếm khoảng hơn 90% tổng số dự án), vốn đầu tư khoảng vài trăm ngàn đến 1-2 triệu USD, hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ (giáo dục đào tạo, vận tải, chế biến, tư vấn, nhà hàng...). Các doanh nghiệp công nghệ cao rất ít chỉ có khoảng 1-2 doanh nghiệp, ví dụ Công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam; trong lĩnh vực CNTT, chủ yếu tập trung ở việc sản xuất phần mềm.

Một thực tế đã và đang diễn ra là một số Việt kiều trở về Việt Nam đầu tư, kinh doanh, tìm kiến cơ hội làm ăn lâu dài. Trong số này có thể kể đến Tập đoàn Vincom của Việt kiều ở Ucraina; VinaCaptal, Raas của Việt kiều ở Mỹ; New World Fashion Group của Việt kiều tại Anh… Ngoài các

doanh nghiệp 100% vốn của kiều bào đang hoạt động tại Việt Nam, một số doanh nghiệp NVNONN hiện là đối tác, cổ đông chính của một số ngân hàng cổ phần, trung tâm thương mại, khách sạn tầm cỡ quốc tế, các khu đô thị mới… Một vài doanh nghiệp trong nước cũng đã thuê lãnh đạo quản lý là người NVNONN như Tổng Giám đốc hiện nay của S-fone là ông Phạm Tiến Thịnh, một Việt kiều tại Cộng hòa liên bang Đức.

Các dự án đầu tư của Việt kiều có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội, trực tiếp góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm và phát triển kinh tế - xã hội đất nước; đồng thời, khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam và thắt chặt sợi dây tình cảm của đồng bào xa xứ với quê hương. Tiêu biểu trong các dự án đầu tư của kiều bào đó là, dự án Làng Việt kiều Anh ở Hải Phòng; dự án Làng Việt kiều châu Âu ở quận Hà Đông, Hà Nội, với chủ đầu tư là Công ty TSQ Việt Nam, một thành viên của Tập đoàn tài chính TSQ, do người Việt định cư ở Ba Lan sáng lập ra, có trụ sở chính tại Warszawa, Cộng hoà Ba Lan. Dự án xây dựng làng Việt kiều châu Âu nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở tại Việt Nam của gần 300 gia đình Việt kiều tại châu Âu, đặc biệt là Việt kiều quê gốc tỉnh Hà Tây cũ về nước sinh sống và đầu tư phát triển kinh tế quê hương; những cái tên như Nhà may “ông Tài” của doanh nhân Phạm Nam (Việt kiều ở Anh); Xưởng làm chăn gối, đồ trang trí nội thất Hoài Bắc (Việt kiều ở Canada) ở Hải Dương; Công ty giày da Thiên Vinh ở Hải Phòng... đã trở nên quen thuộc; doanh nhân kiều bào cũng tham gia vào các lĩnh vực thiết bị kỹ thuật, thiết bị xây dựng, công nghệ cao như viễn thông, thông tin như: Công ty TMA (xuất khẩu phần mềm) của nhóm kiều bào Canada - Mỹ; Công ty cửa sổ chống ồn EBM Window, Công ty Pacific Ink làm mực in offset; Công ty Perfect cung cấp sản phẩm dụng cụ thể thao....

Ngoài ra, “cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đang tích cực đảm nhận vai trò cầu nối trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài và phát triển hệ thống phân phối của các doanh nghiệp Việt Nam

sang các thị trường khó tính, như Mỹ, Nhật Bản, EU... Những thương hiệu Việt như Cà phê Trung Nguyên, đậu phộng Tân Tân, nước mắm Liên Thành, đã vào được hệ thống siêu thị lớn thứ 2 của Mỹ - Albersons qua công ty Việt kiều TDA...”[71, tr.6].

Bên cạnh việc đầu tư về nước nhiều doanh nghiệp của người Việt đã tạo dựng cơ sở sản xuất, phân phối ở nước ngoài, hiểu biết thị trường và có những quan hệ với sở tại, có khả năng hỗ trợ, phối hợp với doanh nghiệp trong nước khi đầu tư ra nước ngoài.

Lĩnh vực Thương mại, xuất khẩu, số lượng doanh nhân, doanh nghiệp NVNONN với quy mô kinh doanh ngày càng lớn. Doanh nhân người Việt đã có những đóng góp ngày càng quan trọng, có ảnh hưởng ngày càng tăng không chỉ đối với cộng đồng mà cả đối với chính quyền sở tại. Ở nhiều nước, người Việt đã góp phần quan trọng đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường, hình thành mạng lưới phân phối hàng và thành lập nhiều trung tâm thương mại của người Việt, nhiều tổ chức, hội doanh nhân người Việt theo ngành nghề.

Sau năm 1991, khi thị trường truyền thống Đông Âu của Việt Nam bị chao đảo, hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã thâm nhập trở lại thông qua các công ty, doanh nhân NVNONN. Doanh số xuất khẩu hàng Việt Nam qua các công ty của người Việt tại một số thị trường đã có lúc chiếm đến 80-90%, như tại Ba Lan “từ 1990-2000 khi mà thị trường hàng hóa Việt Nam tại Ba Lan chiếm hơn 80% lượng hàng nhập khẩu của người Việt tại Ba Lan, hàng năm trung bình 200-300 triệu USD các loại hàng hóa nhập từ Việt Nam qua các công ty người Việt” [90]. Sau khi Liên minh châu Âu mở rộng, nhiều doanh nghiệp người Việt đã chuyển đổi hình thức kinh doanh từ lập chợ cho thuê, bán hàng nhái nhãn mác sang làm ăn bài bản hơn, xây dựng các Trung tâm thương mại, liên kết thành các nhóm công ty hỗ trợ lẫn nhau. Ở nhiều nước đã thành lập các Hội doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, hình thành nhiều Trung tâm thương mại, tận dụng

thế mạnh của mạng lưới bán hàng của người Việt, với sự liên kết, hỗ trợ từ phía trong nước. Có mặt ở nhiều thị trường chủ chốt, NVNONN có khả năng tiếp cận, nắm bắt nhu cầu thị trường, hiểu biết về luật lệ và có quan hệ với giới chức sở tại, do đó có thể hỗ trợ cho hoạt động thương mại, xuất khẩu trong nước.

Trong những năm gần đây, tư tưởng hướng về cội nguồn của cộng đồng NVNONN đã có những bước phát triển tích cực. Qua các dự án đầu tư của Việt kiều tại Việt Nam, nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên được sử dụng và phát huy có hiệu quả. Sự đóng góp của Việt kiều đã góp phần mở rộng thị trường, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ, tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận với thị trường thế giới; góp phần tiến đến chuyển giao phương pháp quản lý và phương thức kinh doanh hiện đại ở trong nước. Thực hiện Nghị quyết 36 NQ/TW của Bộ Chính trị, giúp đỡ và tạo điều kiện để cộng đồng NVNONN phát triển, hội nhập thành công vào xã hội sở tại và luôn hướng về tổ quốc, thông qua nhiều hình thức mới, đa dạng, nhằm tập hợp, liên kết các doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động phát triển kinh tế đất nước, Hội nghị Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp xây dựng, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam tổ chức vào tháng 9/2006. Tại Hội nghị này đã đề xuất, tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ tích cực việc lập Ban vận động thành lập Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã trình và được Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), với hội viên bao gồm cả công dân Việt Nam và người có gốc Việt Nam ở nước ngoài. Tháng 8/2009, Hiệp hội chính thức được thành lập với bước đầu hơn 200 hội viên là doanh nhân Việt Nam đang làm ăn thành đạt ở trên 30 quốc gia trên toàn thế giới, Ban Chấp hành Hiệp hội gồm 32 người. Sự ra đời của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài là mốc quan trọng trong việc xây dựng một mạng lưới tập hợp

doanh nghiệp Việt Nam trên toàn thế giới, hướng tới một cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài hùng mạnh, có vị thế xứng đáng và đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của đất nước. Chính phủ Việt Nam tiếp tục hướng dẫn hỗ trợ Hiệp hội mở rộng hội viên và địa bàn hoạt động, thành lập chi hội của hiệp hội tại các nước, triển khai các hoạt động đầu tư của Hiệp hội tại Việt Nam và ở nước ngoài, thiết lập và mở rộng hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại các nước.

Triển khai cuộc vận động của Bộ Chính trị “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được phát động năm 2009, thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam, tuyên truyền đến cộng đồng về việc “ưu tiên dùng hàng Việt Nam” chính là “phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam”, mà còn nhận thức rằng về mặt chiến lược phải phát huy cao độ vai trò, khả năng của cộng đồng NVNONN nhằm giúp mở rộng thị trường trong và ngoài nước, cải tiến nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Doanh nhân, doanh nghiệp chính là đối tượng quan trọng hàng đầu để thực hiện có kết quả cuộc vận động do cộng đồng NVNONN nắm vững các quy định về pháp lý, thông tin thị trường và là người trực tiếp có khả năng quảng bá và phân phối hàng Việt Nam đến cộng đồng người Việt và bạn bè quốc tế.

Về lượng kiều hối của kiều bào chuyển về nước: Lượng kiều hối của kiều bào đã có bước tăng về quy mô qua các năm, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước số lượng kiều hối của kiều bào chuyển về Việt Nam như sau: Năm 1994 là 227 nghìn USD, năm 1997 là 450.000 USD, năm 1999 là 1,2 tỷ USD, năm 2003 là 2,6 tỷ USD, năm 2007 là 6,7 tỷ USD, năm 2008 là 7,4 tỷ USD. Trong năm 2009 trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái kiều hối tuy có giảm song vẫn đạt mức cao 6,83 tỷ USD, năm 2010 dự báo lượng kiều hối đạt trên 8 tỷ USD. Bên cạnh đó, còn một lượng không nhỏ kiều hối chuyển về nước qua các đường không chính thức. Kiều

hối ngày càng trở thành một nguồn ngoại tệ quan trọng của Việt Nam góp phần cân đối ổn định cung, cầu ngoại tệ cho đất nước. Lượng kiều hối về

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (Trang 56 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)