Tiềm lực của cộng đồng người Việt Na mở nước người 1 Về tiềm lực kinh tế và đội ngũ doanh nhân

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (Trang 47 - 51)

1 Theo tài liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Na mở nước ngoài tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị tổ chức ngày 4//200, hiện nay có khoảng hơn 4 triệu

2.1.Tiềm lực của cộng đồng người Việt Na mở nước người 1 Về tiềm lực kinh tế và đội ngũ doanh nhân

2.1.1. Về tiềm lực kinh tế và đội ngũ doanh nhân

2.1.1.1. Về tiềm lực kinh tế

So với các cộng đồng sắc tộc châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Philippines… cộng đồng NVNONN hiện nay, là một cộng đồng trẻ, có thời gian sinh sống ở nước ngoài chưa lâu. Thế hệ thứ nhất vẫn là lực lượng chủ yếu trong cộng đồng, chiếm số đông. Đại bộ phận trong thế hệ thứ nhất đi ra nước ngoài trong tình trạng đời sống rất khó khăn. Nhiều người phải sống bằng trợ cấp xã hội, chỉ một bộ phận nhất định nhờ có trình độ ngoại ngữ, chuyên môn đã kiếm được công ăn việc làm ổn định. Tuy nhiên, đến nay đại đa số NVNONN đã có công ăn việc làm, hoặc làm công ăn lương hoặc mở các cơ sở dịch vụ nhỏ và trung bình. Mặc dù mức sống của người Việt Nam ở hầu hết các nước còn thấp so với mức trung bình của người dân sở tại, song người Việt Nam được đánh giá là cộng đồng năng động, biết vượt khó, có khả năng thích nghi và hội nhập nhanh vào đời sống xã hội sở tại. Đến nay, một bộ phận đã vươn lên có mức sống trung lưu, xuất hiện lớp người thành đạt trong làm ăn kinh doanh và nhiều người giàu có với tài sản nhiều triệu đô la Mỹ. Người Việt ngày càng có tiếng nói và uy tín nhất định ở nước sở tại. Điều này được coi là một trong những thành công lớn của cộng đồng NVNONN. Nhiều kiều bào đã và đang đầu tư về Việt Nam, chủ yếu với quy mô nhỏ, chỉ một số ít doanh nghiệp đầu tư với mức vốn khoảng vài chục triệu đô la Mỹ trở lên. Ngoài ra, nhiều người đã tham gia các hoạt động môi giới, tìm kiếm đối tác

và làm cầu nối hợp tác giữa doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước, góp phần thu hút thêm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Cộng đồng doanh nghiệp NVNONN đã tạo được nhiều những thương hiệu của người Việt nổi tiếng trên thế giới và cơ sở vật chất nhất định ở nước sở tại, nhất là các doanh nghiệp kiều bào ở khu vực Đông Âu như: Những thương hiệu Technocom, Mivina tại Ukraina. Tập đoàn Technocom thu hút hàng ngàn lao động địa phương nước sở tại, đã tạo nên một Việt Nam thu nhỏ ngay tại đất nước Ukraina như Làng Thời Đại trên diện tích 10 ha, ba tòa nhà lớn với trên 300 căn hộ đạt tiêu chuẩn châu Âu, Quảng trường Phù Đổng với Tượng đài Thánh Gióng bằng đồng cao 10m; công viên nước Jungle có mái che lớn nhất Ukraina (vốn đầu tư lên tới 10 triệu USD), Trường Tiểu học Mùa Xuân, giảng dạy bằng hai thứ tiếng Việt và Nga; hai cung thể thao trong nhà có tổng diện tích hơn 6.000 m²; một trung tâm y học cổ truyền Việt Nam, một khu nghỉ dưỡng, vui chơi ở ngoại ô Kharkov rộng hàng chục hécta, xuất bản Tạp chí “Quê Hương” bằng tiếng Việt và Tạp chí “Việt Nam hôm nay” bằng tiếng Nga... Trên đại lộ Grushenskova, thành phố Odessa, Ukraina, cộng đồng người Việt tại đây khai trương Làng Sen với hai tòa tháp cao chín tầng. Cùng với con đường mang tên Chủ tịch Tôn Đức Thắng, công trình này là niềm tự hào thứ hai của cộng đồng người Việt tại Odessa. Tại Đức, các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng được Trung tâm Thương mại Đồng Xuân tại Berlin, trên khu đất 180.000 m2, với 250 gian hàng, là nơi kinh doanh của 60% doanh nhân Việt Nam, tiếp đến là người Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Ba Lan, Đức... bán buôn đủ các mặt hàng từ dệt may, giầy dép, mỹ phẩm, đồ thủ công mỹ nghệ, hoa giả, trang trí nội thất, đến các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, sơn sửa móng tay, các quầy sách báo, băng hình, ấn phẩm văn hóa, nhà hàng ăn uống, vui chơi giải trí thực phẩm Việt Nam.

Tại Séc, Hungary, Ba Lan bà con kiều bào cũng đã xây dựng được các Trung tâm thương mại của người Việt và tạo nên bản sắc rất Việt

Nam. Trung tâm thương mại Sapa tại Praha, Cộng hòa Séc được hình thành trên diện tích 350 ngàn m2 ở thủ đô Praha, Trung tâm Thương mại Sapa được ví như một Việt Nam thu nhỏ; Trung tâm thương mại Thăng Long tại Budapest, Hungary ra đời năm 2005, dù mang đầy đủ tiêu chuẩn của một khu buôn bán sầm uất, hiện đại nhưng vẫn đậm chất Việt Nam. Nhiều người ví đây như một khu chợ Đồng Xuân của người Việt trên đất nước Hungary. Trung tâm Thương mại Thăng Long đậm chất Việt với biểu tượng rồng vàng bay lên.

Một số địa bàn, một bộ phận bà con còn gặp khó khăn, nhưng nhìn chung cộng đồng có tiềm lực kinh tế, tài chính nhất định và ngày càng tăng trưởng mạnh với “tổng thu nhập đạt khoảng 40-50 tỷ USD. Báo cáo của Cục thống kê Mỹ gần đây đưa ra con số thu nhập của cộng đồng hơn 1,5 triệu người Việt ở Mỹ năm 2006 đã đạt khoảng 31,5 tỷ USD” [76]. Nhiều doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài có tiềm lực kinh tế, tiếp cận kỹ năng quản lý tiên tiến, có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại nước sở tại và quốc tế, có khả năng tìm kiếm đối tác và làm cầu nối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước, thành đạt trên nhiều lĩnh vực góp phần vào hoạt động kinh tế của địa bàn sở tại. Và, dường như ai cũng mong muốn hướng về Tổ quốc, muốn đóng góp xây dựng quê hương và nhiều người trong cộng đồng kiều bào có tiềm lực kinh tế như ở Mỹ, Canada, Úc, Séc, Ba Lan, Nga… đã đầu tư nhiều dự án về nước rất hiệu quả.

2.1.1.2. Về đội ngũ doanh nhân

Doanh nhân NVNONN đã có mặt tại hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ kiều bào sinh sống, nhiều doanh nghiệp thành đạt. Cộng đồng doanh nhân kiều bào đã có những đóng góp ngày càng quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ đối với cộng đồng kiều bào mà cả đối với chính quyền sở tại. Số lượng các doanh nghiệp, doanh nhân NVNONN và quy mô kinh doanh ngày càng lớn góp phần phát triển nguồn lực của NVNONN. Chỉ tính riêng “ở Mỹ, người gốc Việt đứng thứ tư trong cộng đồng doanh

nghiệp châu Á, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, với hơn 170.000 doanh nghiệp, trong đó 14.000 doanh nghiệp bán lẻ, 8.500 doanh nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật. Hàng năm, các doanh nghiệp của cộng đồng NVNONN đã tạo ra gần 20 tỷ đô la Mỹ. Trong đó có người đã làm chủ doanh nghiệp lớn trị giá 1,8 tỷ USD, như ông Hoàng Kiều, một doanh nhân tại Mỹ, chuyên sản xuất kinh doanh các chế phẩm máu, đã tham gia nhiều Chương trình từ thiện, nhân đạo trong nước, hỗ trợ đồng bào nghèo, bị bão lụt với số tiền hàng chục tỷ đồng”[35, tr.46]. Công ty Ronton của người Việt tại Liên bang Nga được xếp hạng trong số 200 doanh nghiệp tư nhân hàng đầu trong Liên bang Nga. Tổng Công ty Sun Group, Tập đoàn Technocom và nhãn hiệu Mivina của người Việt không chỉ nổi tiếng ở Ucraina mà còn nhiều nước châu Âu khác. Do thành đạt, nên khối doanh nghiệp ở nhiều nước trong đó đặc biệt là ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu có nhiều dự án đầu tư về nước trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ. Ở nhiều nước Đông Âu, nhiều trung tâm thương mại lớn của kiều bào được xây dựng thay thế cho hình thức kinh doanh chợ, đã giúp cho bà con kiều bào có điều kiện buôn bán thuận lợi và đảm bảo về mặt pháp lý.

Hiện nay cộng đồng NVNONN đã xuất hiện ngày càng nhiều trí thức trong cộng đồng NVNONN là các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ cao về kỹ thuật hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến, đồng thời lại là doanh nhân thành đạt, hiểu biết về sản xuất kinh doanh và thương trường quốc tế, bước đầu đã góp phần cho việc đẩy mạnh xuất khẩu của nước nhà. Kỹ sư Ngô Chí Đức, Việt Kiều Bỉ, Tổng Giám đốc Công ty Global Sybe rsoft - một trong những doanh nghiệp hàng đầu về xuất khẩu phần mền của Việt Nam.

Trong quá trình kinh doanh ở nước ngoài, các doanh nghiệp của kiều bào ở một số nước như Nga, Ucraina, Séc, Ba Lan, Hunggari, Đức, Pháp, Anh, Canada, Mỹ…, các doanh nhân Việt Nam tại các địa bàn này đã tập hợp thành các hội đoàn nghề nghiệp để hỗ trợ nhau trong sản xuất,

kinh doanh. “Tổ chức Vietnam tragic Venture Netwok tập hợp hơn 1.500 nhà khoa học, doanh nhân người Việt tại Hoa Kỳ và một số nước đã có đóng góp cho giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học trong nước. Hiệp hội Doanh nhân Việt - Mỹ (VAEA) với gần 200 hội viên. Hiệp hội các nhà kinh doanh bất động sản người Mỹ gốc Việt (VAREPA) quy tụ 500 hội viên” [35, tr.47]… Ở những nơi mà Khối doanh nhân này được tập hợp, đoàn kết, có tiềm lực, hoạt động vì cộng đồng, hướng về Tổ quốc thì vị thế của cộng đồng người Việt cũng như hình ảnh của Việt Nam được nêu cao.

Nguồn lực doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài là rất lớn và có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Việc tổ chức, phát huy sức mạnh sức mạnh của khối này, sẽ góp phần tạo ra sung lực mới để Việt Nam càng có điều kiện thực hiện chiến lược đi tắt, đón đầu, nhanh chóng hội nhập thành công với cộng đồng kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (Trang 47 - 51)