Chính sách trước thời kỳ đổi mớ

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (Trang 35)

1 Theo tài liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Na mở nước ngoài tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị tổ chức ngày 4//200, hiện nay có khoảng hơn 4 triệu

1.2.1.Chính sách trước thời kỳ đổi mớ

Ngay từ những năm đầu trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thường xuyên liên lạc với người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài để tìm hiểu và nắm tình hình chung. Trong những năm 1918 - 1923, tại Pháp, Người đã hoạt động tích cực trong phong trào yêu nước của Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Trong thời gian hoạt động tại Quảng Châu (Trung Quốc) và Thái Lan những năm 1925-1929, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã liên lạc với những kiều bào yêu nước đang sống và hoạt động tại đây, từng bước thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ thành đội ngũ cán bộ cách mạng đầu tiên cho phong trào cách mạng Việt Nam. Ngày 03/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặc trong lịch sử cách mạng Việt

Nam cũng như trong công tác vận động kiều bào tham gia cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc. Nhiều thế hệ cán bộ đầu tiên của Đảng đã đồng cam cộng khổ cùng kiều bào, chia sẻ nỗi đau của một dân tộc đang làm nô lệ, thắp sáng tinh thần cách mạng trong những người con xa xứ.

Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi nhiều thư, điện cho kiều bào báo tin nước nhà độc lập, cảm ơn kiều bào đã gửi thư, điện chúc mừng, quyên góp xây dựng đất nước và kêu gọi kiều bào hãy phát huy truyền thống con Hồng cháu Lạc yêu nước, thương nòi, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau ổn định cuộc sống... Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào, cả trong và ngoài nước, ủng hộ và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, kêu gọi đồng bào ở nước ngoài phát huy tinh thần yêu nước, tham gia kháng chiến. Nhiều bà con kiều bào tại Pháp đã tham gia phục vụ, bảo vệ phái đoàn Chính phủ Việt Nam dự Hội nghị Phôngtennơblô, vận động dư luận Pháp ủng hộ độc lập của Việt Nam. Ðầu năm 1946, trong thư chúc Tết kiều bào, Bác Hồ đã khẳng định: "Tổ quốc và Chính phủ cũng luôn luôn nhớ thương các đồng bào, như bố mẹ thương nhớ những người con đi vắng. Ðó là nhân tâm thiên lý, đó là tình nghĩa một nhà như thế"[38, tr. 139-140].

Nhiều trí thức kiều bào đã làm theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước tham gia kháng chiến, như giáo sư Trần Đại Nghĩa, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ... Phong trào yêu nước của Tổng hội Việt kiều Cứu quốc ở Thái Lan phối hợp chặt chẽ với trong nước đã hoạt động rất mạnh. Hơn 6.000 Việt Kiều ở Thái Lan trực tiếp tham gia chiến đấu trong lực lượng vũ trang tại mặt trận Lào. Nhiều người đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giành lại độc lập cho dân tộc.

Năm 1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, công tác về NVNONN của Nhà nước Việt Nam tập trung vào việc vận động kiều bào tham gia các phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định, tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tại Pháp và nhiều nước, kiều bào tham gia mít tinh, lấy chữ ký vận động nhân

dân và dư luận sở tại, đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định, chống đàn áp những người kháng chiến. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, nhiều kiều bào mong muốn trở về Tổ quốc để được về góp phần xây dựng đất nước. Ngày 23/11/1959, Ban Việt kiều Trung ương được thành lập, đánh dấu mốc phát triển quan trọng của công tác NVNONN. Đây là lần đầu tiên một cơ quan chuyên trách của Chính phủ được thành lập để vận động, hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của bà con ta ở nước ngoài; giúp Chính phủ theo dõi công tác về người NVNONN. Nhiệm vụ của công tác vận động kiều bào thời kỳ này là đón tiếp kiều bào ta ở Thái Lan, Niu Dilân và một số nước khác hồi hương; đồng thời tiếp tục vận động kiều bào xây dựng cơ sở nòng cốt của phong trào Việt kiều yêu nước sau này ở Mỹ, Pháp, Bỉ, Canada... đã có quan hệ chặt chẽ với trong nước. Các tổ chức người Việt Nam ở một số nước láng giềng tham gia vào các hoạt động nuôi giấu cán bộ, ủng hộ kinh tế tài chính, cho con em về tham gia chiến đấu. Kiều bào ta tại Pháp đã hỗ trợ cho phái đoàn Việt Nam tham gia Hội nghị Pari cả về tinh thần và nhân lực.

Mặt khác, Ban Việt kiều Trung ương đã trở thành đầu mối tổ chức, phối hợp, vận động kiều bào ta đấu tranh cho hoà bình, thống nhất đất nước, xây dựng các phong trào Việt kiều yêu nước đi đầu trong việc vận động nhân các nước sở tại và bạn bè khắp năm châu hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, công tác vận động NVNONN tập trung vào việc huy động kiều bào ta tham gia vào công cuộc khôi phục, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; đồng thời, chống bao vây cấm vận và âm mưu phá hoại của các thế lực từ bên ngoài. Các hội Việt kiều yêu nước tại nhiều nước đã phát triển mạnh, thu hút đông đảo kiều bào tham gia, đã hình thành hơn 10 Hội người Việt Nam ở tại các địa bàn chủ chốt ở các nước như: Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Đức, Ý, Nhật,… Nhiều trí thức Việt kiều đã về nước trao đổi, giảng dạy, giới thiệu công nghệ mới.

Nguồn kiều hối, hàng hoá do kiều bào ta gửi về đã góp phần làm giảm bớt những khó khăn trong nước.

Ngày 4/10/1982, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 09/CT-TW về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó nhấn mạnh: "Phong trào Việt kiều yêu nước là một lực lượng quần chúng cách mạng người Việt Nam ở nước ngoài, là chỗ dựa của Đảng và Nhà nước ta trong công tác vận động đồng bào ta ở nước ngoài, là người trợ thủ trên mặt trận chính trị và ngoại giao của ta ở nước ngoài…”[33, tr. 656-657]. Chỉ thị cũng nêu rõ sự cần thiết "kiện toàn tổ chức các phong trào Việt kiều yêu nước... củng cố và phát triển các hội người Việt Nam yêu nước... tổ chức lực lượng nòng cốt làm hạt nhân lãnh đạo phong trào"[33, tr. 659]. Thực hiện tinh thần của Chỉ thị này, công tác vận động kiều bào đã chuyển biến mạnh theo hướng tập trung xây dựng nòng cốt, hỗ trợ phong trào. Ban Việt kiều Trung ương đã thiết lập được quan hệ chặt chẽ với các hội đoàn NVNONN, tổ chức nhiều hội nghị, hoạt động hỗ trợ các phong trào của cộng đồng. Sau hai năm triển khai thực hiện Chỉ thị, tháng 8/1984, tại thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hai hội nghị quan trọng liên quan đến công tác đối với NVNONN: Hội nghị kiểm điểm việc thực hiện Chỉ thị 09/CT-TW (từ ngày 17 đến ngày 18/8/1984) nhằm tiếp tục quán triệt những yêu cầu về công tác Việt kiều nêu trong Chỉ thị cũng như những quy định mới về việc quản lý các mối quan hệ giữa các cơ quan và địa phương trong nước với các phong trào Việt kiều yêu nước và NVNONN; Hội nghị bàn về hợp tác kinh tế giữa các phong trào Việt kiều yêu nước và các địa phương trong nước (tháng 8/1984).

Vào những năm cuối thập kỷ 1980, do ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng chính trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu, phong trào Việt kiều yêu nước gặp nhiều khó khăn, ở một số nơi, hội kiều bào tự giải thể. Tuy nhiên, xu hướng gắn bó và hướng về Tổ quốc vẫn không ngừng phát triển. Đã xuất hiện nhiều hình thức tập hợp mới của kiều bào ta với các hoạt động phong phú và đa dạng.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới (Trang 35)