1 Theo tài liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Na mở nước ngoài tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị tổ chức ngày 4//200, hiện nay có khoảng hơn 4 triệu
2.1.2. Đội ngũ trí thức cộng đồng người Việt Na mở nước ngoà
Cộng đồng NVNONN có khoảng 80% đang sống ở các nước công nghiệp phát triển - các trung tâm kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo... của thế giới, “với hơn 300.000 người có trình độ đại học và trên đại học (trong đó có hơn 6.000 tiến sĩ và hàng trăm trí thức tên tuổi được đánh giá cao) được đào tạo một cách bài bản ở những nước phát triển có nền giáo dục chất lượng cao, uy tín, có chuyên môn sâu trong nghiên cứu, đào tạo và có nhiều kinh nghiệm làm việc ở các nước tiên tiến”[63]. Hiện nay trí thức NVNONN tập trung chủ yếu ở các nước phương Tây, có mặt trong hầu hết các lĩnh vực, kể cả các ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn từ công nghệ điện tử, sinh học, vật liệu mới, tin học cho đến hàng không, vũ trụ... Ngay cả những ngành mang tính cơ mật, công nghệ cao như điều hành nhà máy điện nguyên tử, chương trình nghiên cứu vũ trụ quốc gia, kỹ thuật truyền tin trong hải quân... cũng có mặt người Việt. Số người Việt hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tin học, viễn thông hiện rất lớn. Thống kê trong chương trình Social Culture Vietnamese thuộc mạng
thông tin liên quốc gia Global Intemet Working năm 1994 cho biết có 40.000 trí thức Việt kiều tham gia hệ thống này, trong đó khoảng 65% chuyên môn về computer, khoảng 15% là kỹ sư các ngành, 20% thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn, trong đó có khá nhiều về quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh. Silicon Valey ở Mỹ có hơn 10.000 người Việt làm việc, ước tính ở Mỹ hiện có hơn 150.000 trí thức người Việt, Pháp khoảng 40.000, Canada hơn 20.000.
Tại Đông Âu và Liên bang Nga có 4.000 trí thức có trình độ đại học trở lên (riêng Nga có khoảng 2.500), trong đó 500 trí thức là giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ;… trong đội ngũ trí thức người Việt ở nước ngoài có khoảng hơn 6.000 tiến sĩ và hàng trăm trí thức tên tuổi được đánh giá cao, được đào tạo một cách bài bản ở những nước phát triển có nền giáo dục chất lượng cao, uy tín, có chuyên môn sâu trong nghiên cứu, đào tạo và có nhiều kinh nghiệm làm việc ở các nước tiên tiến. Có thể kể tên một số trí thức người Việt nổi tiếng từng được nêu tên: Ở Pháp: GS.VS. toán học Trần Thanh Vân, GS. Trịnh Xuân Thuận ở Pháp về Thiên văn học; Ở Mỹ: vợ chồng Tiến sĩ gốc Việt Trịnh Hữu và Trịnh Diệp là những kỹ sư hàng đầu đã có hơn 20 năm làm việc tại Trung tâm không gian Marshall của NASA ở thành phố Huntsville, bang Alabama (Mỹ); Tiến sĩ hóa lý sinh (biophysical chemistry) Võ Đình Tuấn một trong "100 thiên tài đương đại", hiện là Viện trưởng Viện Vật lý lượng tử Fitzpatrick của Đại học Du ke (Bắc Carolina, Mỹ); ông Trương Trọng Thi chế tạo máy vi tính đầu tiên, anh em Giáo sư Nguyễn Quý Đạo, Nguyễn Quang Riêu là Giám đốc nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia, Giáo sư Trần Văn Khê ủy viên danh dự Hội đồng âm nhạc thế giới; Tiến sỹ Nguyễn Chánh Khê có hơn 30 bằng phát minh về công nghệ vật liệu, Tiến sỹ Eugene Trịnh nghiên cứu kỹ thuật vũ trụ....
Chỉ tính riêng Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), hơn 40 năm qua, tại đây đã ghi lại nhiều dấu ấn của nhiều nhà khoa học người Việt
Nam. Chưa có thống kê chính thức nhưng ước tính có thể lên đến vài trăm nhà khoa học người Việt đang làm việc cho NASA. Chỉ riêng Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA ở bang California, hiện đã có khoảng 100 chuyên gia người Việt như: Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh - Ông là người Việt Nam đầu tiên và cũng là người đầu tiên ở Ðại học Colorado được cấp bằng tiến sĩ khoa học không gian vào năm 1962 với công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho phi thuyền. Những lý thuyết của ông đã góp phần quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên Mặt Trăng thành công và sau này được ứng dụng vào việc thu hồi các phi thuyền con thoi trở về trái đất. Ngoài ra, ông còn dạy về không gian tại Ðại học Michigan (Mỹ), Trường Cao đẳng quốc gia nghiên cứu Hàng không và Không gian (Pháp) và phụ trách môn toán học ứng dụng tại Ðại học Thanh Hoa (Ðài Loan - Trung Quốc); Tiến sĩ Trịnh Hữu Châu là một phi hành gia gốc Việt, ông đã có những chuyến bay dài ngày nhất trong chương trình tàu vũ trụ con thoi Columbia của Mỹ. Ông từng là Giám đốc Bộ phận nghiên cứu Vật lý tại Tổng hành dinh của NASA và hiện là Giám đốc Bộ phận Khoa học tự nhiên của NASA tại Washington (Mỹ). Năm 1992, ông đã thực hiện chuyến bay trên tàu vũ trụ con thoi Columbia mang ký hiệu là STS-50 (chuyến bay thứ 50 của tàu vũ trụ con thoi) cùng đoàn phi hành 7 người và đây là một trong những chuyến bay dài ngày nhất trong chương trình tàu con thoi vũ trụ của Mỹ (kéo dài 13 ngày 19 giờ 30 phút, từ 25/6/1992-9/7/1992). Thông thường, các chuyến bay khác chỉ kéo dài khoảng 1 tuần. TS. Nguyễn Hữu Châu cũng đã có trên 40 công trình nghiên cứu khoa học, là thành viên của nhiều hiệp hội tại Mỹ và châu Âu. Ông cũng nhận được nhiều huy chương của NASA, trong đó có Huy chương Phi hành gia vũ trụ và Huy chương Thành tựu khoa học xuất sắc; Tiến sĩ Nguyễn Thành Tiến, người đã được NASA trao tặng Huy chương ngoại hạng vì những đóng góp trong chương trình đưa trạm thăm dò Galileo lên thám hiểm sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời.
Ngoài ra phải kể đến những nhà khoa học như: Tiến sĩ Bùi Trí Trọng, Tiến sĩ Bruce Vu (Thanh Vũ), Tiến sĩ Ðinh Bá Tiến…
Trên đây mới chỉ là một số gương mặt tiêu biểu trong số hàng trăm nhà khoa học gốc Việt đã và đang làm việc, góp phần xây dựng và phát triển nên ngành khoa học không gian hùng hậu của nước Mỹ ngày nay. Ở Úc nhiều chuyên gia trí thức Việt kiều đã là nhà quản lý, chuyên gia nhiều lĩnh vực khác nhau ở các trường đại học, viện nghiên cứu lớn, các công ty, ngân hàng như: Giáo sư Lê Nguyên Bình, Lê Đắc Thuận, Lê Quý, Nguyễn Hào, Trương Phước Trường, Trần Nam Bình...
Những thế hệ sau, con em kiều bào đã được nhiều cơ quan thông tin nhắc đến như một hiện tượng về thành tích trong học tập. Trong hai năm 1992-1993, báo chí Mỹ đã nhiều lần đưa tin về thành tích học tập rất tốt của lớp trẻ Việt Nam định cư ở Mỹ, nhất là ở bậc trung học. Có trường hợp làm nước Mỹ ngạc nhiên như em Nguyễn Thiện Thành, sang Mỹ cùng gia đình năm 1990 sau khi đã học xong lớp 10, đến năm 1992 đã được "giải thưởng học vấn ngoại hạng của Chính phủ Mỹ" với học bổng 4 năm do thi đỗ "thủ khoa của các thủ khoa" bang Connecticut. Năm sau, em ruột của Thành là Nguyễn Thiện Đạt cũng đỗ đầu các thủ khoa, nhận văn bằng do Tổng thống Mỹ ký với học bổng 4 năm như anh trai Nguyễn Thiện Thành. Năm 1994, báo chí Mỹ cũng đưa tin em Phạm Quốc Hoàng 16 tuổi đã tốt nghiệp thủ khoa với số điểm 103/100, được coi là một trong số 141 "thần đồng" chọn trong số hơn 2 triệu học sinh trung học toàn nước Mỹ. Em Vũ Hoàng Trọng Minh, học sinh lớp 6 ở Bang Westminster được trao bằng và thư khen của Tổng thống Mỹ cùng chứng chỉ "công dân siêu hạng"...
Trong cộng đồng kiều bào Việt Nam nhiều trí thức đã khẳng định vị trí chính trị của mình, tham gia vào chính quyền ở nước sở tại như: Ở Mỹ có ông Cao Ngọc Ánh (Joseph Cao) là Hạ nghị sĩ Liên bang Mỹ; Trần Văn Thái, Nghị sĩ Bang California; Hoàng Duy Hùng, Ủy viên Hội đồng thành phố Housston; Hubert Võ, Hạ viên bang Texas… Ở Đức, ông
Philipp Roesler đã được lựa chọn đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Y tế trẻ nhất mới 36 tuổi của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức; tại Anh, ông Vũ Khánh Thành là Nghị viện thành phố, ông Tạ Viên Tích được Nữ hoàng Anh tặng Huy chương Hiệp sĩ Hoàng gia; tại Úc, ông Nguyễn Sang nguyên Thượng nghị sĩ bang Victoria, bà Mai Hồ, Nghị viên, nguyên Thị trưởng thành phố Maribymong (bang Victoria), ông Võ Thành Nhân, nguyên trợ lý Văn phòng Thủ tướng, bà Thủy Miller, giám đốc Bộ Ngân khố bang NSW, cô Lê Tần là thành niên tiêu biểu Úc năm 1998,…
Đội ngũ trí thức NVNONN là nguồn lực rất to lớn và đã có nhiều đóng góp tích cực, vô cùng quý báu vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như công cuộc xây dựng đất nước ngày nay.