Matrận cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu SWOT:

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần kiên hùng đến năm 2020 (Trang 100)

Thông qua phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài và môi trường nội bộ đã thiết lập được các ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài EFE và ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ IFE, từ đó xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức như sau:

Điểm mạnh:

1. Công ty có nhiều khách hàng truyền thống. 2. Thương hiệu có uy tín.

3. Có hoạt động khảo sát sự hài lòng của khách hàng hàng năm. 4. Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP,ISO 9001:2008 5. Chính sách tài chính phù hợp.

6. Có quan hệ tốt với các tổ chức tài chính trung gian. 7. Có kế hoạch thu chi tài chính rõ ràng.

8. Có hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc. Điểm yếu:

1. Chưa tuyển dụng đủ số lao động trực tiếp đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. 2. Chưa thiết lập mục tiêu chiến lược và kế hoạch dài hạn.

Cơ hội:

1. Kinh tế thế giới có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. 2. Lãi suất ngân hàng giảm nhưng vẫn ở mức cao. 3. Môi trường chính trị trong nước ổn định.

4. Địa phương có vùng nguyên liệu thủy sản phục vụ cho hoạt động chế biến thủy sản.

5. Có nhiều khách hàng muốn hợp tác kinh doanh lâu dài với Công ty. 6. Khách hàng rất quan tâm đến chất lượng nguồn nguyên liệu.

7. Các tổ chức tài chính tín dụng có sự tin tưởng đối với hoạt động kinh doanh của Công ty.

Thách thức:

1. Tài nguyên thủy sản đang bị khai thác cạn kiệt dần.

2. Có nhiều diễn biến bất thường của thời tiết do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

3. Cạnh tranh về giá.

4. Sự cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu thủy sản rất gay gắt.

5. Có sự thiếu hụt đáng kể nguồn nhân lực phục vụ sản xuất vào những lúc thời vụ.

6. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu. 7. Chi phí cố định và chi phí lưu kho cao gây áp lực lên sự cạnh tranh về giá 8. Rào cản rút lui khỏi ngành chế biến thủy sản khá cao.

Từ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trên, ta đưa vào Ma trận SWOT và thực hiện các phối hợp cho ra các phương án như sau:

Bảng 2.16: Ma trận SWOT của Công ty Cổ phần Kiên Hùng

Ma trận SWOT

Những cơ hội ( O)

1. Kinh tế thế giới có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. 2. Lãi suất ngân hàng giảm nhưng vẫn ở mức cao.

3. Môi trường chính trị trong nước ổn định.

4. Địa phương có vùng nguyên liệu thủy sản phục vụ cho hoạt động chế biến thủy sản.

5. Có nhiều khách hàng muốn hợp tác kinh doanh lâu dài với Công ty.

6. Khách hàng rất quan tâm đến chất lượng nguồn nguyên liệu.

7. Các tổ chức tài chính tín dụng có sự tin tưởng đối với hoạt động kinh doanh của Công ty.

Những nguy cơ ( T)

1. Tài nguyên thủy sản đang bị khai thác cạn kiệt dần. 2. Có nhiều diễn biến bất thường của thời tiết do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. 3. Cạnh tranh về giá.

4. Sự cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu thủy sản rất gay gắt.

5. Có sự thiếu hụt đáng kể nguồn nhân lực phục vụ sản xuất vào những lúc thời vụ. 6. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu.

7. Chi phí cố định và chi phí lưu kho cao gây áp lực lên sự cạnh tranh về giá

8. Rào cản rút lui khỏi ngành chế biến thủy sản khá cao.

Những điểm mạnh ( S) 1. Công ty có nhiều khách hàng truyền thống. 2. Thương hiệu có uy tín. 3. Có hoạt động khảo sát sự hài lòng của khách hàng hàng năm.

4. Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP,ISO 9001:2008 5. Chính sách tài chính phù hợp. 6. Có quan hệ tốt với các tổ Các chiến lược SO Sử dụng các điểm mạnh để khai thác các cơ hội Phương án 1:

S1,S2,S4,S5,S6 - O1,O4,O5: Chiến lược phát triển thị trường

Phương án 2:

S2, S4,S5,S6,S7 – O1,O2,O3,O4,O7:

Chiến lược đa dạng hóa

Các chiến lược ST Sử dụng các điểm mạnh để để né tránh các nguy cơ Phương án 5: S1,S2,S3,S4,S5,S6,S7 – T1, T2,T6:

Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

Phương án 6:

S1,S2,S3,S4,S5,S7,S8 – T1,T2,T3,T4,T5,T7,T8:

chức tài chính trung gian. 7. Có kế hoạch thu chi tài chính rõ ràng.

8. Có hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc. đồng tâm. Phương án 3: S1,S2,S5,S6,S7,S8 – O1,O3,O4,O5,O6: Mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm thủy sản đông lạnh.

Chiến lược tập trung cho phần thị trường thích hợp.

Những điểm yếu ( W)

1. Chưa tuyển dụng đủ số lao động trực tiếp đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. 2. Chưa thiết lập mục tiêu chiến lược và kế hoạch dài hạn. Các chiến lược WO Khắc phục điểm yếu để tận dụng các cơ hội đến từ bên ngoài Phương án 4:

W1, W2 – O1, O4, O5, O6:

Tăng cường công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự.

Các chiến lược WT

Khắc phục điểm yếu để né tránh các nguy cơ từ bên ngoài.

Phương án 7: W1 – T5, T6:

Thực hiện các giải pháp nhằm giữ chân người lao động.

Như vậy, thông qua Ma trận SWOT lập được các phương án cùng các chiến lược đề xuất như sau:

Các phương án từ nhóm kết hợp S – O: Phương án 1:

S1,S2,S4,S5,S6 - O1,O4,O5: Chiến lược phát triển thị trường Phương án 2:

S2, S4,S5,S6,S7 – O1,O2,O3,O4,O7: Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm. Phương án 3:

S1,S2,S5,S6,S7,S8 – O1,O3,O4,O5,O6: Mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm thủy sản đông lạnh.

Các phương án từ nhóm kết hợp W – O: Phương án 4:

W1, W2 – O1, O4, O5, O6: Tăng cường công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự.

Các phương án từ nhóm kết hợp S – T: Phương án 5:

S1,S2,S3,S4,S5,S6,S7 – T1, T2,T6: Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Phương án 6:

S1,S2,S3,S4,S5,S7,S8 – T1,T2,T3,T4,T5,T7,T8: Chiến lược tập trung cho phần thị trường thích hợp.

Các phương án từ nhóm kết hợp W – T: Phương án 7:

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở các lý thuyết liên quan đến chiến lược đã nghiên cứu ở chương 1, trong chương 2 tác giả đã tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Kiên Hùng, bao gồm:

- Môi trường bên ngoài: môi trường vĩ mô và vi mô, từ đó xác định các yếu tố tác động đến sự thành công của doanh nghiệp.

- Môi trường nội bộ, xác định các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

Từ đó tác giả đã sử dụng các công cụ đề xuất chiến lược bao gồm:

- Ma trận các yếu tố bên ngoài EFE.

- Ma trận hình ảnh cạnh tranh.

- Ma trận các yếu tố bên trong IFE.

- Ma trận SWOT.

Kết quả thông qua các công cụ đề xuất chiến lược, tác giả đã xác định được các phương án như sau:

Phương án 1: Chiến lược phát triển thị trường Phương án 2: Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm.

Phương án 3: Mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm thủy sản đông lạnh. Phương án 4:Tăng cường công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự. Phương án 5: Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

Phương án 6: Chiến lược tập trung cho phần thị trường thích hợp. Phương án 7: Thực hiện các giải pháp nhằm giữ chân người lao động.

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN KIÊN HÙNG ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần kiên hùng đến năm 2020 (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)