Thông qua việc phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, tác giả lập Bảng câu hỏi đánh giá các yếu tố về môi trường kinh doanh để xin ý kiến của 9 chuyên gia bao gồm Ban Tổng Giám đốc, Ban Giám đốc Nhà máy đông lạnh, Ban Giám đốc Nhà máy bột cá, Trưởng các phòng ban bộ phận trong Công ty. Sau đó tác giả tổng hợp lấy điểm số trung bình của các chuyên gia cho các điểm số về Mức quan trọng đối với ngành và Tác động đối với doanh nghiệp đưa vào bảng tổng hợp. Từ đó tính Điểm là tích số của Mức quan trọng và Tác động đối với doanh nghiệp. Sau khi tính toán ta được bảng tổng hợp như sau:
Bảng 2.11: Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh – EFE Các yếu tố môi trường bên ngoài Mức
quan trọng đối với ngành Tác động đối với doanh nghiệp Tính chất tác động Điểm (1) (2) (3) (4) (5)
I. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 1. Môi trường kinh tế
Kinh tế thế giới có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. 2.667 2.222 + 5.926 Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng tuy nhiên tốc
độ tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại.
2.556 1.222 - -3.123
Lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao.
2.444 2.222 + 5.431
Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn do những tiêu chuẩn mới về điều kiện tín dụng.
2.000 2.111 - -4.222
Tỷ lệ lạm phát có xu hướng giảm nhưng vẫn diễn biến khó lường.
2.000 1.778 + 3.556
2. Môi trường chính trị pháp luật
Môi trường chính trị trong nước ổn định. 3.000 3.000 + 9.000 Hệ thống pháp luật hiện hành tạo hành lang pháp
lý thuận lợi cho doanh nghiệp.
2.444 1.778 + 4.345
Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan quy hoạch phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
2.556 1.556 + 3.977
Nhiều chính sách thông thoáng của chính phủ tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu
2.222 1.333 + 2.962
3. Môi trường kỹ thuật công nghệ
Tốc độ phát triển công nghệ của ngành chậm. 2.000 1.222 - -2.444 Vốn đầu tư cho dây chuyền công nghệ khá cao. 2.000 2.000 - -4 4. Môi trường văn hóa - xã hội
Có sự thay đổi quan điểm về lối sống, phong cách sống.
1.444 1.222 + 1.765
Thu nhập bình quân của lao động có xu hướng tăng. 1.444 1.000 + 1.444 Lao động phổ thông có xu hướng dịch chuyển
mạnh về thành phố.
1.667 2.222 - -3.704
5. Môi trường tự nhiên
Địa phương có vùng nguyên liệu thủy sản phục vụ cho hoạt động chế biến thủy sản.
1.778 2.556 + 4.545
Tài nguyên thủy sản đang bị khai thác cạn kiệt dần. 2.778 3.000 - -8.334 Nghề khai thác thủy sản có tính thời vụ rõ nét. 1.333 1.556 - -2.074 Có nhiều diễn biến bất thường của thời tiết do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu.
3.000 2.222 - -6.666
II. MÔI TRƯỜNG VI MÔ 1. Sức ép của khách hàng
Có nhiều khách hàng muốn hợp tác kinh doanh lâu dài với Công ty.
1.889 2.889 + 5.457
Khách hàng mua hàng với số lượng lớn. 2.111 2.111 + 4.456 Thị hiếu của khách hàng rất khác nhau giữa các
thị trường.
Khách hàng rất quan tâm đến chất lượng nguồn nguyên liệu.
2.556 2.000 + 5.112
Khách hàng nắm bắt nhiều thông tin về thị trường. 2.000 1.333 - -2.666
Cạnh tranh về giá. 2.222 2.444 - -5.431
Có sự ràng buộc về nguồn cung hàng hóa giữa khách hàng và Công ty.
1.556 1.000 + 1.556
2. Quyền lực nhà cung cấp
Sự cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu thủy sản rất gay gắt.
2.111 2.778 - -5.864
Có rất ít doanh nghiệp có khả năng cung ứng bao bì chất lượng cao cho công ty.
1.111 1.444 - -1.604
Các tổ chức tài chính tín dụng có sự tin tưởng đối với hoạt động kinh doanh của Công ty.
2.000 2.778 + 5.556
Có sự thiếu hụt đáng kể nguồn nhân lực phục vụ sản xuất vào những lúc thời vụ.
2.333 3.000 - -6.999
3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản của thị trường xuất khẩu rất lớn
1.889 1.333 + 2.518
Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu
2.778 1.667 - -4.631
Nhiều đối thủ cạnh tranh có năng lực mạnh về vốn và công nghệ
2.000 1.556 - -3.112
Chưa có sự khác biệt đáng kể về sản phẩm giữa các đối thủ cạnh tranh
2.000 1.333 - -2.666
Chi phí cố định và chi phí lưu kho cao gây áp lực lên sự cạnh tranh về giá
2.333 2.667 - -6.222
Rào cản rút lui khỏi ngành chế biến thủy sản khá cao. 2.222 2.111 - -4.691 4. Đối thủ tiềm ẩn
Hàng rào cản trở gia nhập ngành khá lớn 1.778 1.444 - -2.567 5. Áp lực của sản phẩm thay thế
Áp lực sản phẩm thay thế yếu 2.000 1.778 + 3.556
Căn cứ trên kết quả của Bảng tổng hợp, tác giả chọn ra các yếu tố có Điểm số từ 4.5 trở lên đưa vào danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp.
Mức quan trọng của các yếu tố được xác định thông qua thảo luận nhóm ý kiến chuyên gia trên cơ sở xem xét mức tác động của chúng đối với các công ty cạnh tranh cùng ngành. Mức quan trọng có giá trị từ 0,0 đến 1,0 và tổng các mức quan trọng của các yếu tố là bằng 1,0.
Hệ số được xác định thông qua thảo luận nhóm ý kiến chuyên gia đánh giá mức phản ứng của Công ty đối với các yếu tố môi trường bên ngoài. Hệ số có giá trị từ 1 đến 4, trong đó 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng dưới trung bình.
Điểm số của các yếu tố bằng tích của Mức quan trọng và Hệ số.
Bảng 2.12: Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài – EFE
Yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức quan trọng Hệ số Điểm 1. Kinh tế thế giới có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. 0,10 3 0,30 2. Lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm nhưng vẫn
còn ở mức cao. 0,07 3 0,21
3. Môi trường chính trị trong nước ổn định. 0,10 3 0,30 4. Địa phương có vùng nguyên liệu thủy sản phục vụ
cho hoạt động chế biến thủy sản. 0,10 3 0,30
5. Tài nguyên thủy sản đang bị khai thác cạn kiệt dần. 0,08 2 0,16 6. Có nhiều diễn biến bất thường của thời tiết do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu. 0,09 3 0,27
7. Có nhiều khách hàng muốn hợp tác kinh doanh lâu
dài với Công ty. 0,08 3 0,24
8. Khách hàng rất quan tâm đến chất lượng nguồn
nguyên liệu. 0,04 4 0,16
9. Cạnh tranh về giá. 0,05 3 0,15
10. Sự cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu thủy sản
rất gay gắt. 0,05 3 0,15
11. Các tổ chức tài chính tín dụng có sự tin tưởng đối
với hoạt động kinh doanh của Công ty. 0,05 4 0,20
12. Có sự thiếu hụt đáng kể nguồn nhân lực phục vụ
sản xuất vào những lúc thời vụ. 0,09 2 0,18
13. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế
biến thủy sản xuất khẩu 0,03 3 0,12
14. Chi phí cố định và chi phí lưu kho cao gây áp lực
lên sự cạnh tranh về giá 0,04 2 0,08
15. Rào cản rút lui khỏi ngành chế biến thủy sản khá cao. 0,03 3 0,09
Tổng cộng 1,00 2,91
So với mức trung bình 2,50 thì điểm số mức độ phản ứng của Công ty đối với môi trường bên ngoài là 2,91 không quá cao nhưng có thể cho thấy Công ty có thể phản ứng ở mức gần trung bình khá với các cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài.
Các cơ hội và thách thức của Công ty được xác định như sau: Cơ hội:
1. Kinh tế thế giới có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. 2. Lãi suất ngân hàng giảm nhưng vẫn ở mức cao. 3. Môi trường chính trị trong nước ổn định.
4. Địa phương có vùng nguyên liệu thủy sản phục vụ cho hoạt động chế biến thủy sản. 5. Có nhiều khách hàng muốn hợp tác kinh doanh lâu dài với Công ty.
6. Khách hàng rất quan tâm đến chất lượng nguồn nguyên liệu.
7. Các tổ chức tài chính tín dụng có sự tin tưởng đối với hoạt động kinh doanh của Công ty.
Thách thức:
1. Tài nguyên thủy sản đang bị khai thác cạn kiệt dần.
2. Có nhiều diễn biến bất thường của thời tiết do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. 3. Cạnh tranh về giá.
4. Sự cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu thủy sản rất gay gắt.
5. Có sự thiếu hụt đáng kể nguồn nhân lực phục vụ sản xuất vào những lúc thời vụ. 6. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu. 7. Chi phí cố định và chi phí lưu kho cao gây áp lực lên sự cạnh tranh về giá 8. Rào cản rút lui khỏi ngành chế biến thủy sản khá cao.