Về phía Thƣ viện

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đài học Y tế công cộng (Trang 91)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2 Về phía Thƣ viện

3.2.1 Nâng cao vai trò và trình độ đội ngũ cán bộ thƣ viện

Cán bộ thư viện là “linh hồn” của hoạt động thư viện, họ chính là những người điều hành, tổ chức và trực tiếp đáp ứng nhu cầu của người dùng tin. Chính vì vậy, nâng cao các kỹ năng và trình độ cho CBTV là điều quan trọng và cần thiết. Trong thời đại ngày nay, CNTT có ảnh hưởng lớn trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội và thư viện cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vai trò của người cán bộ thư viện đã và đang có sự thay đổi rõ rệt. Họ không còn là những người đơn thuần chỉ làm công việc cho mượn sách mà họ đã trở thành những người có khả năng phát triển KTTT cho người dùng tin thông qua các hoạt động nghiệp vụ của mình.

Cán bộ thư viện không chỉ là người hướng dẫn sinh viên biết cách tìm kiếm, đánh giá, sử dụng thông tin trong thư viện, trên Internet mà họ còn là người truyền thụ cho sinh viên hứng thú đọc, đam mê đọc và khuyến khích phát triển “văn hóa đọc” trong sinh viên hướng tới hoạt động tự đọc, tự nghiên cứu phuc vụ cho quá trình học tập suốt đời.

Người cán bộ thư viện trong thời đại mới cần có khả năng liên kết, làm việc theo nhóm. Khả năng liên kết được thể hiện trong quá trình làm việc với giáo viên,

với lãnh đạo và với sinh viên nhằm phổ biến KTTT, khơi dậy quá trình học tập độc lập, học tập suốt đời, khẳng định vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu.

Với phương thức đào tạo theo tín chỉ như hiện nay thì nhu cầu sử dụng TV của sinh viên rất cao. Đây cũng là một thách thức đặt ra với CBTV tại Trung tâm. Để có thể phục vụ NDT một cách tốt nhất thì bên cạnh kiến thức về tin học và ngoại ngữ, đòi hỏi cán bộ TV phải luôn tự cập nhật tri thức và nâng cao kiến thức chuyên môn. Đồng thời, để có thể phổ biến các kiến thức, kỹ năng thông tin cho sinh viên thì cán bộ TV cần phải được bồi dưỡng về các kỹ năng sau:

 Nhận dạng đúng các yêu cầu tin, giúp sinh viên có thể tiếp cận và khai thác các nguồn lực thông tin tại TV một cách hiệu quả.

 Có khả năng bao quát được các nguồn tin, sử dụng thành thạo các công cụ tra cứu, có kỹ năng tra cứu thông tin trên mạng Internet.

 Có kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin để có thể hướng dẫn, tư vấn cho NDT.  Đánh giá các thông tin nguồn tin có phân tích.

 Truy cập và sử dụng thông tin có hiệu quả và hợp pháp.

 Có kỹ năng giao tiếp và tương tác hiệu quả với các nhóm NDT, khả năng giải quyết các tình huống trong quá trình phục vụ.

Ngày nay, thuật ngữ “teacher-librarian” (tạm dịch là giáo viên-cán bộ thư viện) đã được sử dụng rộng rãi trong ngành thư viện. Người CBTV không chỉ đơn thuần là người phục vụ trong thư viện, mà còn có những phẩm chất và kỹ năng để thực hiện được chức năng giáo dục và đào tạo cho sinh viên.

Để cán bộ tại Trung tâm có được các kỹ năng trên thì Trung tâm nên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao hơn nữa cho cán bộ hoặc cử cán bộ đi tập huấn, tham gia các khóa đào tạo về KTTT hoặc mời các chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này về TV tư vấn, giảng dạy. Vừa qua Trường Đại học Y tế công cộng (Việt Nam) cùng với mạng ấn phẩm khoa học quốc tế (INASP, Vương quốc Anh) và mạng tài liệu và nguồn thông tin trực tuyến quốc tế (INFORM, Thụy Điển) cùng hợp tác triển khai chương trình đào tạo và nâng cao năng lực cấp quốc gia về truy

cập và sử dụng thông tin y tế dành cho các cán bộ thư viện, các nhà nghiên cứu và các cán bộ làm việc trong lĩnh vực y tế thuộc các trường đại học của Việt Nam có các chương trình và hoạt động liên quan đến y tế.

Chương trình không chỉ góp phần thúc đẩy năng lực cán bộ của Trung tâm về lĩnh vực khai thác thông tin y tế trực tuyến mà còn góp phần thúc đẩy năng lực cán bộ thông tin thư viện ngành y trong quá trình đào tạo nâng cao trình độ người dùng tin về y nói chung và y tế công cộng nói riêng.

Bên cạnh các kỹ năng về thông tin, kỹ năng về sư phạm cũng là một kỹ năng quan trọng và cần thiết đối với cán bộ tại Trung tâm. Hiện nay, những cán bộ tham gia hoạt động đào tạo NDT đều là các cán bộ của Trung tâm, hầu hết họ chỉ được trang bị các kiến thức, kỹ năng về TV, mà đào tạo NDT là một hoạt động tương tác giữa cán bộ TV với vai trò là người chuyển tải thông tin và sinh viên – người tiếp nhận thông tin. Vì vậy, để hoạt động hướng dẫn NDT đạt hiệu quả thì người cán bộ cần phải có phương pháp và kỹ năng truyền đạt thông tin tới sinh viên. Kỹ năng nghiệp vụ sư phạm là một kỹ năng rất quan trọng đối với CBTV nói chung và đặc biệt là cán bộ trực tiếp tham gia đào tạo KTTT cho sinh viên nói riêng.

Trung tâm TT-TV cần tạo điều kiện để cán bộ có thể trao đổi, học hỏi, tiếp thu những cách làm sáng tạo, các kinh nghiệm tiên tiến bằng cách tổ chức cho cán bộ đi tham quan tại các trung tâm TT-TV trong nước và gửi cán bộ đi học tập ở nước ngoài.

Trung tâm cũng cần có chế độ khen thưởng, động viên và khích lệ tinh thần làm việc của cán bộ để họ yên tâm công tác và làm việc tận tình.

Ngoài ra, Trung tâm cũng cần phát triển mạng lưới liên thư viện, phát triển mối quan hệ quốc tế với mục đích chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm. Từ đó có thể tổ chức được các hội thảo không chỉ trong phạm vi nhà trường mà còn mở rộng ra khối ngành y trong cả nước và quốc tế.

3.2.2 Đa dạng hóa hoạt động đào tạo ngƣời dùng tin

Vai trò của thư viện trong các trường đại học ngày nay trở nên ngày càng lớn hơn trong quá trình đào tạo khi chuyển đổi sang học chế tín chỉ vì giảng viên và sinh viên sẽ được tạo điều kiện tốt hơn trong việc tìm kiếm và sử dụng tài liệu tham

khảo theo yêu cầu của môn học. Trong thời đại hiện nay, người dùng tin có thể truy cập thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau ngoài thư viện nhà trường. Tuy nhiên, do tính chất là một trung tâm thông tin- thư viện chuyên ngành, thư viện nhà trường sẽ là nơi tập trung đầy đủ nhất nguồn lực thông tin trong lĩnh vực đào tạo của trường. Các dịch vụ thông tin cũng sẽ được tổ chức trên cơ sở tính đến tập quán, thói quen cũng như tâm lý đặc thù của các nhóm người dùng tin trong trường…Chất lượng của hoạt động thông tin trong trường sẽ thể hiện ở mức độ đáp ứng nhu cầu tin của sinh viên, giảng viên, đồng thời cũng là yếu tố kích thích nhu cầu tin của họ ngày càng phát triển sâu sắc hơn, phong phú hơn. Đó là điều kiện quan trọng để hình thành tính tích cực trong học tập của sinh viên, cũng như khả năng cập nhật thông tin trong bài giảng của giáo viên- yếu tố hàng đầu bảo đảm chất lượng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ.

Trung tâm TT-TV trường Đại học YTCC đã có nhiều cố gắng trong các hoạt động đào tạo nhằm phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên. Tuy nhiên, để đạt được kết quả cao hơn nữa, Trung tâm cần tiến hành điều tra nhu cầu tin của sinh viên để từ đó có thể đưa vào chương trình đào tạo NDT những nội dung phù hợp với nhu cầu tin của sinh viên, đồng thời có thể thỏa mãn các nhu cầu tin một cách tốt nhất. Hoạt động thông tin- thư viện cần phải được nâng cao hơn một bước, không chỉ dừng lại ở việc cung cấp và tư vấn thông tin theo hình thức thể hiện mà còn phải vươn tới quản lý và cung cấp thông tin phù hợp với nhu cầu, trình độ và tập quán của từng nhóm người dùng tin. Ngoài việc phục vụ thông tin theo hai nhóm lớn cơ bản là giảng viên và sinh viên, Trung tâm nên có sự nghiên cứu, tìm hiểu chương trình học tập của từng chuyên ngành nhỏ, từng nhóm người dùng tin theo chương trình học tập để thiết kế các dịch vụ thông tin phù hợp với sinh viên, lôi cuốn và hấp dẫn sinh viên trước hết vì giá trị của thông tin và sự tiện lợi trong quá trình sử dụng dịch vụ đó. Nhu cầu tin của sinh viên cũng theo đó mà phát triển cao hơn, phong phú hơn. Đó là điều kiện quan trọng hình thành và phát triển tính tích cực trong học tập và nghiên cứu của sinh viên. Các hình thức sản phẩm và dịch vụ thông tin cũng cần phải được đa dạng hoá, đặc biệt chú trọng các hình thức ứng dụng công nghệ hiện đại. Các sản phẩm

và dịch vụ thông tin có giá trị gia tăng cao cần phải được ưu tiên. Với mỗi môn học hay chuyên đề học tập nên có những sản phẩm thông tin “ăn theo”, ví dụ như các thư mục chuyên đề, các ấn phẩm tóm tắt, tổng quan,… Đặc biệt chú trọng các dịch vụ thông tin qua mạng giúp cho người dùng tin có thể sử dụng dễ dàng, không bị lệ thuộc vào khoảng cách không gian và giới hạn thời gian.

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng nên đưa nội dung các chương trình đào tạo về KTTT cho sinh viên lên Website của trường để sinh viên tiện theo dõi.

Ngoài ra, Trung tâm TT-TV nên tổ chức hội nghị bạn đọc theo định kỳ, thông qua đó có thể biết được mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của sinh viên như thế nào. Qua đó, có thể phát hiện và kiến tạo những nhu cầu tin mới nảy sinh, đồng thời có thể giải đáp những thắc mắc cũng như lắng nghe ý kiến của sinh viên để từ đó có thể hoàn thiện về phương thức phục vụ, đáp ứng nhu cầu tin của sinh viên một cách tốt nhất.

Mở rộng thêm các dịch vụ cho bạn đọc, tăng cường marketing thư viện cũng là việc Trung tâm cần làm trong thời gian tới. Bởi lẽ, dịch vụ càng tốt, bạn đọc càng đông là một trong những yếu tố góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của người dùng tin với thư viện.

3.2.3 Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại

Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quan trọng cho thư viện tồn tại và phát triển, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại tiên tiến thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên một môi trường học tập, nghiên cứu đầy đủ và lành mạnh, chúng ta cần quan tâm đến hiệu quả cao nhất của việc đầu tư. Mặc dù đã được quan tâm, chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Tuy nhiên trên thực tế thư viện vẫn còn nhiều bất cập cần được nâng cấp, cụ thể:

- Hệ thống máy chủ hay bị lỗi;

- Phần mềm Libol thời gian gần đây thường xuyên gặp sự cố dẫn tới gián đoạn trong việc phục vụ bạn đọc và sự tra cứu tài liệu của bạn đọc.

- Chưa có hệ thống truyền hình số nên chưa triển khai được các dịch vụ Multimedia.

Ngoài ra, diện tích nhỏ hẹp của Trung tâm cũng là một trở ngại cho việc lắp đặt cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên.

Cùng với sự nỗ lực của lãnh đạo nhà trường cũng như của lãnh đạo Bộ Y tế, sắp tới khi cơ sở 2 của Nhà trường được hoàn thiện tại Đông Ngạc, Từ Liêm, lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo Trung tâm cũng như các cán bộ của Trung tâm sẽ thực hiện xây dựng Trung tâm thành LRC(Learning Resource Centers), một trung tâm học liệu chuyên ngành Y tế công cộng và các ngành đào tạo nghiệp vụ cơ bản cho NDT. Khi đó, với một tòa nhà 5 tầng, với các trang thiết bị hiện đại được sự hỗ trợ của tổ chức AP(Atlantic Philanthropies), cũng sự tăng cường về nhân lực và vật lực của cán bộ Trung tâm, mong ước sẽ mau chóng trở thành hiện thực.

Vì vậy lãnh đạo nhà trường cùng với lãnh đạo thư viện cần có tầm nhìn chiến lược, kế hoạch lâu dài về nguồn kinh phí, chính sách bổ sung thêm cơ sở vật chất kỹ thuật cho thư viện hoạt động và phát triển. Cụ thể:

- Tăng cường, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như hạ tầng CNTT và kinh phí dành cho bảo dưỡng, bảo quản trang thiết bị. Các nguồn kinh phí cần được bổ sung một cách hợp lý, có hiệu quả thiết thực.

- Luôn luôn khắc phục kịp thời những sự cố, bảo dưỡng tốt hệ thống máy tính trong thư viện.

- Tăng cường trang thiết bị, đặc biệt là hệ thống máy tính Internet, các thiết bị nghe nhìn phục vụ cho các dịch vụ đa phương tiện (Multimedia).

Trung tâm nên có lộ trình thích hợp từng bước tiến tới xây dựng thư viện điện tử, đáp ứng tối đa nhu cầu tin của giáo viên và học sinh trong nhà trường.

KẾT LUẬN

Khái niệm “Kiến thức thông tin – Information Literacy” hiện nay đã khá phổ biến trong hoạt động thông tin- thư viện tại Việt Nam. Tuy nhiên sự tranh luận về thuật ngữ này vẫn đang còn tiếp tục. Nhưng đa phần các ý kiến đều cho rằng kiến thức thông tin là khả năng và kỹ năng tìm kiếm, thu thập, đánh giá và sử dụng thông tin một cách hiệu quả, đúng nhu cầu và hợp pháp của mọi người trong mọi lĩnh vực của họ. Sự tranh luận sôi nổi này cho thấy kiến thức thông tin hiện đang là vấn đề rất được quan tâm trong họat động thông tin, giáo dục đào tạo ở Việt Nam. KTTT là một trong những yếu tố tạo nên nền tảng vững chắc cho việc học tập hôm nay và ngày mai của sinh viên. Ngoài ra, kiến thức thông tin cung cấp các kỹ năng cần thiết trong việc tìm kiếm, đánh giá và sử dụng thông tin một cách hiệu quả và hợp lý và là cơ sở căn bản giúp sinh viên có khả năng học tập suốt đời, giúp sinh viên làm chủ được thế giới thông tin và tự định hướng, hoàn thiện bản thân. Vì vậy, việc trang bị kiến thức thông tin cho sinh viên đã và đang trở nên vô cùng cấp thiết.

Qua kết quả điều tra khảo sát thực trạng kiến thức thông tin của sinh viên ĐHYTCC cho thấy đa phần sinh viên ĐHYTCC có đầy đủ các kỹ năng cần thiết của kiến thức thông tin tuy ở mức độ chưa cao. Phần lớn sinh viên cũng đã nhận thức được tính hữu ích của kiến thức thông tin đối với việc học tập và cho công việc sau này của mình. Như vậy, có thể thấy chương trình đào tạo, phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên của Trung tâm TT-TV trường ĐHYTCC phần nào đã đạt được những kết quả tích cực.

Hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ đã tác động rất lớn tới nhu cầu tin của sinh viên. Chính vì vậy, Trung tâm cũng cần chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên để sinh viên có thể nhận biết được nhu cầu tin của mình, từ đó biết cách tìm kiếm, đánh giá và sử dụng thông tin sao cho phù hợp, đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu của mình. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp khả thi, trong đó tập trung vào hai nhóm giải pháp lớn, có liên quan tới các kiến nghị đối với Nhà trường và Thư viện trong việc tạo nền tảng và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cũng như xây dựng phong

cách học tập chủ động tích cực cho sinh viên. Vai trò của kiến thức thông tin và yêu cầu phát triển kiến thức thông tin trong xu thế tự học hiện nay đòi hỏi bản thân người cán bộ thư viện cũng phải tự nâng cao trình độ. Ngoài ra, một yếu tố rất cần

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đài học Y tế công cộng (Trang 91)