Khảo sát, phân tích thực trạng phát triển kiến thức thông tin cho sinh

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đài học Y tế công cộng (Trang 58)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.2 Khảo sát, phân tích thực trạng phát triển kiến thức thông tin cho sinh

Đại học Y tế công cộng

Trường Đại học Y tế công cộng đã triển khai nhiều hoạt động phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên. Các hoạt động đó được tổ chức dưới hình thức bắt buộc hoặc không bắt buộc tùy theo từng nội dung cụ thể. Trung tâm thông tin thư viện được giao nhiệm vụ đảm trách các hoạt động này.

2.2.1Hƣớng dẫn sử dụng Thƣ viện cho sinh viên

Đây là khóa học giới thiệu tổng quan về cách thức sử dụng Thư viện thông qua hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện hiện có tại thư viện.

Đối tượng theo học: Chương trình này được triển khai cho tất cả sinh viên

của trường nhưng mang tính bắt buộc đối với sinh viên năm thứ nhất

Thời gian: Khóa học được tổ chức định kỳ vào đầu năm học.

Mục đích của khóa học:

Sinh viên biết được các sản phẩm/dịch vụ có trong Thư viện,

Sinh viên nắm rõ sơ đồ bố trí tài liệu tại Thư viện, các loại sách/giáo trình được mượn về,

Sinh viên biết cách tra cứu/tìm sách qua phân hệ OPAC, Sinh viên nắm rõ các nội qui sử dụng dịch vụ Thư viện.

Nội dung của khóa học: Khóa học “Hướng dẫn sử dụng Thư viện” được tích

hợp trong môn “Tin học cơ sở” với thời lượng 2 tiết, trung bình mỗi lớp là 45 sinh viên. Đối với sinh viên các năm khác có thể đăng ký tham gia theo nguyện vọng. Nội dung chương trình đào tạo gồm 2 phần:

Phần 1: + Điều kiện sử dụng thư viện

+ Các sản phẩm và dịch vụ thư viện/Cơ cấu vốn tài liệu + Sơ đồ bố trí kho tài liệu

+ Nội quy Thư viện

Phần 2: + Hướng dẫn cách tra cứu tìm kiếm tài liệu tại Thư viện/ + Bài tập thực hành trên lớp và tại kho sách

Sinh viên được hướng dẫn cách tra cứu tài liệu tại OPAC - phân hệ OPAC đã được đưa lên internet để phục vụ bạn đọc ở bất cứ nơi đâu khi truy cập mạng cũng có thể tra cứu được biểu ghi sách, luận án, luận văn của thư viện với kết quả tìm tin tương đối hiệu quả và nhanh chóng. Qua đó giảm được rất nhiều công sức, thời gian và chi phí để từ đó tập trung vào công việc học tập, nghiên cứu được nhiều hơn, hiệu quả hơn. Sau khi học xong lý thuyết sẽ có một số bài tập về tra cứu tài liệu cho

sinh viên, sinh viên sử dụng kết quả tra cứu này sang thực hành tìm kiếm trực tiếp tại kho sách.

Cán bộ giảng dạy: 01 cán bộ của Trung tâm đảm nhận vị trí này có trách nhiệm biên soạn bài giảng với phần mềm powerpoint để lên lớp, hướng dẫn chi tiết cho sinh viên.

Công cụ hỗ trợ đào tạo: Sinh viên được học trong phòng máy tính của nhà

trường. Phòng máy có đủ các thiết bị phục vụ cho việc dạy và học như: máy tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh ánh sáng. Sau khi học xong phần lý thuyết tại phòng máy, sinh viên sử dụng những kết quả vừa tìm kiếm được qua OPAC và sẽ tiến hành tìm sách trên giá tại Kho Mở.

Hầu hết sinh viên cho rằng đây là chương trình đào tạo rất cơ bản và hữu ích, giúp họ nắm bắt được các thao tác tra tìm tài liệu trên máy tính một cách thành thạo, vừa nâng cao kiến thức về máy tính, cách thứctra cứu tài liệu trong thư viện.

Khó khăn, thuận lợi: + Thời gian đào tạo hợp lý

+ Có đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.

Bên cạnh những nội dung chính như trên, cuối mỗi buổi học, Thư viện còn cung cấp, giới thiệu tới sinh viên danh mục các tạp chí điện tử, các website hữu ích để tiện cho sinh viên trong việc tra cứu, tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc học tập. Trung tâm đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của sinh viên, nhờ có các danh mục tạp chí, trang web mà Trung tâm cung cấp, bạn đọc có thể tìm được thông tin cần thiết khi có nhu cầu.

Tác giả cho rằng, việc trang bị kiến thức thông tin cho sinh viên năm thứ nhất, ngay khi bước vào trường đại học có ý nghĩa đặc biệt. Bởi sinh viên năm thứ nhất trong các trường đại học là lớp người dùng tin mới của trung tâm thông tin-thư viện. Cần thiết phải cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản nhất về cách thức sử dụng Thư viện, để từ đó họ có các kỹ năng thu thập, đánh giá và sử dụng thông tin trong suốt thời gian học tập tại trường và là hành trang trong suốt cuộc

đời. Nói cách khác, phải hướng dẫn cho sinh viên nhìn nhận tài liệu, sách báo dưới góc độ của người dùng tin – người học đại học với phương pháp tự học và tự nghiên cứu là chính.

2.2.2 Hƣớng dẫn tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế

Ngoài khóa học hướng dẫn sử dụng Thư viện vào đầu năm học cho sinh viên, kể từ tháng 10 năm 2006 được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Trung tâm Thông tin- Thư viện liên tục tổ chức các lớp hướng dẫn tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế định kỳ nhằm giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng thể về những nguồn thông tin y tế sẵn có, cách tìm kiếm và sử dụng thông tin y tế một cách hiệu quả, hỗ trợ công việc học tập và nghiên cứu. Sinh viên được học các kỹ năng tìm kiếm cơ bản; cách tìm kiếm, đánh giá các nguồn tin Y tế công cộng. Ngoài ra, sinh viên còn được hướng dẫn tra cứu trên một số cơ sở dữ liệu nhất định như: HINARI, PubMed,…

Đối tượng theo học: Sinh viên các khóa đăng ký tham gia theo nhu cầu. Thời gian: Từ 13h30 đến 15h00 thứ sáu hàng tuần.

Địa điểm: Kho Mở -Trung tâm TT-TV

Mục tiêu của khóa học:

- Sinh viên biết được các nguồn tin y tế cơ bản,

- Sinh viên biết cách tìm kiếm và tra cứu thông tin y tế, - Sinh viên tự tìm kiếm được các thông tin cần thiết.

Nội dung khóa học:

- Giới thiệu các nguồn tin y tế cơ bản: là các nguồn tài liệu in ấn như: Sách/Sách tham khảo; Sách tra cứu (từ điển, bách khoa thư…); Báo, tạp chí; Luận văn, Khóa luận; Các báo cáo nghiên cứu/tham dự hội thảo; Các tài liệu nội bộ không xuất bản và nguồn thông tin y tế trực tuyến; Các cơ sở dữ liệu; Trang Web các cơ quan/tổ chức.

- Tìm kiếm và tra cứu thông tin trong các CSDL chuyên ngành y trực tuyến mà nhà trường đã mua bản quyền là: HINARI (HINARI là một chương trình của Tổ chức Y tế Thế giới, phối hợp với các nhà xuất bản để cung cấp toàn văn miễn phí các bài báo khoa học cho các nước đang phát triển), PubMed/Medline (CSDL chuyên về y sinh

học của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ). Dữ liệu trong các CSDL này hoàn toàn bằng tiếng Anh. Với mỗi CSDL này, giáo viên sẽ giúp cho học viên tiếp cận theo 3 nội dung: Hướng dẫn cách truy cập, các nguồn thông tin có trong CSDL và cách thức tra cứu trong CSDL đó.

Cán bộ giảng dạy: Đây là chương trình đào tạo nâng cao nên những cán bộ thông thạo về ngoại ngữ và có kinh nghiệm mới được đảm nhiệm phần hướng dẫn này.

Công cụ hỗ trợ đào tạo: Máy tính kết nối internet.

Thuận lợi, khó khăn:

+ Hiện nay, Trung tâm mới tập trung đào tạo các kỹ năng tìm kiếm và tra cứu thông tin y tế trực tuyến miễn phí. Các kỹ năng cần thiết khác như: kỹ năng nhận biết nhu cầu tin; kỹ năng định vị và sử dụng thông tin hiện giờ vẫn chưa được triển khai.

+ Thời gian cho mỗi buổi học với các nội dung trên là hơi ít.

Nhìn chung, chương trình đào tạo này rất phù hợp và hữu ích cho những sinh viên trong quá trình làm bài tập hoặc chuẩn bị làm luận văn tốt nghiệp.

2.2.3 Hƣớng dẫn kỹ năng trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo

Trích dẫn tài liệu là phương pháp được chuyển hóa trong việc ghi nhận những nguồn tin và ý tưởng mà người viết đã sử dụng trong bài viết của mình, trong đó người đọc có thể xác định rõ từng tài liệu được trích dẫn, tham khảo. Các trích dẫn nguyên văn, các số liệu và thực tế, cũng như các ý tưởng và lý thuyết lấy từ các nguồn đã được xuất bản hoặc chưa được xuất bản đều cần phải được trích dẫn. Trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo là một việc làm tất yếu trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Đối tượng theo học: Sinh viên các khóa đăng ký tham gia theo nhu cầu.

Thời gian: Từ 13h30 đến 15h00 thứ sáu hàng tuần.

Địa điểm: Kho Mở -Trung tâm TT-TV

Mục tiêu của cấu phần học:

- Sinh viên biết cách sử dụng phần mềm quản lý tài liệu tham khảo EndNote Nội dung khóa học:

- Phương pháp trích dẫn

- Cách lập danh mục tài liệu trích dẫn / tài liệu tham khảo

- Luyện tập sử dụng phần mềm EndNote để xây dựng và quản lý danh mục tài liệu tham khảo.

Cán bộ giảng dạy: Đây là chương trình đào tạo nâng cao nên những cán bộ thông thạo về ngoại ngữ và có kinh nghiệm mới được đảm nhiệm phần hướng dẫn này.

Công cụ hỗ trợ đào tạo: Máy tính kết nối internet và được cài đặt phần mềm EndNote.

Có thể nói, chương trình đào tạo này rất phù hợp và hữu ích cho những sinh viên trong quá trình tham gia nghiên cứu khoa học hoặc chuẩn bị làm luận văn tốt nghiệp.

2.2.4 Hội thảo kỹ năng tìm kiếm thông tin

Ngoài các khóa học như đã nói ở trên, Trung tâm còn tổ chức được ba hội thảo về tập huấn tìm kiếm thông tin cho sinh viên.

Hội thảo được Trường Đại học Y tế công cộng (Việt Nam), Mạng ấn phẩm khoa học quốc tế (INASP, Vương quốc Anh) và Mạng tài liệu và nguồn thông tin trực tuyến quốc tế (INFORM, Thụy Điển) cùng hợp tác tổ chức. Trong đó, triển khai chương trình đào tạo và nâng cao năng lực cấp quốc gia-Truy cập và sử dụng thông tin y tế dành cho các cán bộ thư viện, các nhà nghiên cứu và các cán bộ và sinh viên trong lĩnh vực y tế thuộc các trường đại học của Việt Nam, cũng như các chương trình và hoạt động liên quan đến y tế.

Chương trình được tiến hành trong năm 2010 với sự tài trợ kinh phí từ Tổ chức từ thiện Đại Tây Dương (Atlantic Philanthropies) và Tổ chức INASP, trong đó đào tạo cho 100 sinh viên đến từ các trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam. Những sinh viên này được đào tạo qua ba khóa hội thảo tập huấn nâng cao (hội thảo một diễn ra trong 3 ngày và hai hội thảo còn lại, mỗi hội thảo diễn ra trong 1 ngày) với các chuyên gia nước ngoài.

Đối tượng theo học: Sinh viên đại diện của các lớp, các khóa.

Thời gian: 9/2010

Địa điểm: Phòng Máy tính của trường.

Mục tiêu của hội thảo:

+ Đưa việc sử dụng và truy cập thông tin trở thành một thói quen cho những người hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu y tế và giáo dục sức khỏe ở Việt Nam

+ Tận dụng tối đa những nguồn thông tin trực tuyến sẵn có

+ Tăng cường năng lực thông tin trong lĩnh vực y tế thông qua việc khuyến khích sử dụng những thông tin cập nhật từ các nguồn thông tin trực tuyến.

Cán bộ giảng dạy: Các chuyên gia của tổ chức INASP (Mạng ấn phẩm khoa

học quốc tế) và chuyên gia của tổ chức INFORM (Mạng tài liệu và nguồn thông tin trực tuyến quốc tế)

Công cụ hỗ trợ đào tạo: Hệ thống máy tính nối mạng Internet, máy chiếu,

dụng cụ trực quan.

Nội dung hội thảo: Ba hội thảo đã diễn ra với ba nội dung chính như sau:

+ Hội thảo lần thứ nhất tập trung vào chủ đề truy cập và sử dụng thông tin y tế trực tuyếnbao gồm các phần với các nội dung chính sau:

 Tổ chức thông tin học thuật trên mạng, phát triển bản đồ trí tuệ và những chiến lược tìm kiếm

 Tìm kiếm tài liệu tham khảo cho các bài tạp chí, sách và tài liệu xám  Sử dụng các cơ sở dữ liệu, bao gồm Medline/PubMed;

 Hiểu các cách/nguồn truy cập thông tin miễn phí khác nhau đến các bài báo/tạp chí toàn văn

 Truy cập bài tạp chí toàn văn miễn phí và các tài liệu trực tuyến miễn phí khác qua HINARI; tiến hành đăng ký HINARI

 Tìm kiếm sách điện tử trực tuyến miễn phí; sử dụng FreeBooks4Doctor, NLM BookShelf, và Medicalstudent.com

 Năm kỹ thuật nhận diện các trang web hữu ích: máy tìm tin, danh mục chủ đề, hướng dẫn tìm tin, cổng thông tin, và thư viện điện tử;

 Những trang web cụ thể về thông tin trực tuyến liên quan đến y tế công cộng, những hướng dẫn lâm sàng, y học dựa trên vấn đề, những tài liệu dạy/học về y học, thống kê y tế, thông tin y tế khu vực, bệnh tật và những điều kiện, và những chủ đề y học cụ thể khác; phần này sẽ bao gồm khoảng 100 trang web được lựa chọn.

+ Hội thảo lần thứ hai tập trung thảo luận về các kỹ năng sư phạm hỗ trợ cho việc tiến hành các hoạt động đào tạo thông tin sau này, bao gồm các nội dung trọng tâm sau:

 Đào tạo về các nguyên tắc và thực hành, dạy và học cho người lớn trong môi trường thông tin

 Kế hoạch và tổ chức một chương trình đào tạo; kế hoạch, hậu cần và tổ chức các hoạt động đào tạo thông tin

 Hỗ trợ các hoạt động dạy và học; kỹ năng trình bày, sử dụng có hiệu quả ứng dụng máy tính trong trình bày và hỗ trợ các bài tập có ứng dụng máy tính hoặc thảo luận

 Giám sát và đánh giá các hoạt động đào tạo và lập kế hoạch đào tạo

+ Hội thảo lần thứ ba đặt trọng tâm vào ứng dụng và thực hành những nội

dung đã được đề cập ở 2 hội thảo trước. Trong đó, những sinh viên tham gia hội thảo cùng nhau thực hiện các bài tập thực hành ứng dụng những gì đã học vào các tình huống làm việc thực tế. Bằng cách này, Hội thảo góp phần bảo đảm những nguồn lực và kỹ thuật đưa ra sẽ trở thành các kỹ năng trong môi trường học tập và làm việc hàng ngày của mỗi sinh viên.

Sinh viên rất thích thú khi được tham gia hội thảo. Qua đây, các em được học các kỹ năng tìm kiếm, đánh giá thông tin; được nâng cao phần nào đó vốn ngoại ngữ của mình, vì các giảng viên trong chương trình đều là các chuyên gia nước ngoài. Cách học tập là làm việc theo nhóm giúp hình thành sự tự tin cho các em.

Các tài liệu đào tạo được thiết kế riêng, phù hợp với đặc điểm của sinh viên. Hội thảo cũng được hỗ trợ các nguồn thông tin trực tuyến để tất cả thành viên tham gia có thể tham gia vào việc truy cập và sử dụng các nguồn thông tin trực tuyến.

2.2.5 Học phần “Tìm kiếm thông tin” lồng ghép trong môn học

Hiện nay, trong chương trình học của sinh viên khối cử nhân chính quy của trường ĐHYTCC có môn Phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó lồng ghép học phần “Tìm kiếm thông tin” vào đó với thời lượng 3 tiết. Sinh viên được học các kỹ năng tìm kiếm cơ bản; cách tìm kiếm, đánh giá các nguồn tin Y tế công cộng. Ngoài ra, sinh viên còn được hướng dẫn tra cứu trên một số cơ sở dữ liệu nhất định như: HINARI, PubMed,…

Đối tượng theo học: Sinh viên năm thứ ba.

Thời gian: Kỳ 1 năm thứ ba.

Địa điểm: Phòng máy tính

Mục tiêu của khóa học:

- Sinh viên biết được các nguồn tin y tế cơ bản,

- Sinh viên biết cách tìm kiếm và tra cứu thông tin y tế, - Sinh viên tự tìm kiếm được các thông tin cần thiết.

Nội dung khóa học:

- Giới thiệu các nguồn tin y tế cơ bản: là các nguồn tài liệu in ấn như: Sách/Sách tham khảo; Sách tra cứu (từ điển, bách khoa thư…); Báo, tạp chí; Luận văn, Khóa luận; Các báo cáo nghiên cứu/tham dự hội thảo; Các tài liệu nội bộ không xuất bản và nguồn thông tin y tế trực tuyến; Các cơ sở dữ liệu; Trang Web

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đài học Y tế công cộng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)