Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đài học Y tế công cộng (Trang 78)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.4 Đánh giá chung

Nhìn chung, các chương trình phát triến kiến thức thông tin cho sinh viên tại Trung tâm TT-TV Trường ĐHYTCC đã và đang được tiến hành một cách thường xuyên và bài bản. Trung tâm đã trang bị cho sinh viên những kiến thức về thông tin giúp sinh viên có thể tiếp cận, khai thác và sử dụng các nguồn lực của Trung tâm cũng như các nguồn tài nguyên trực tuyến miễn phí một cách thuận lợi và hiệu quả nhất. Sinh viên trường ĐHYTCC về cơ bản đã biết cách nhận biết được nhu cầu tin của mình, biết cách tìm kiếm, đánh giá và sử dụng thông tin tuy nhiên ở mức độ chưa cao.

2.4.1 Ƣu điểm

Qua kết quả điều tra cho thấy, hơn 80% sinh viên trường ĐHYTCC đã từng nghe nói hoặc đã biết đến khái niệm kiến thức thông tin. Như vậy, đây là thuận lợi bước đầu của Trung tâm trong việc triển khai các chương trình đào tạo, phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên.

Các chương trình phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên của Trung tâm đã được đông đảo sinh viên tham gia và cho ý kiến về tính hữu ích của chương trình đào tạo và thời điểm đào tạo như sau:

Bảng 2.7 : Đánh giá tính hữu ích của chƣơng trình đào tạo và thời điểm đào tạo KTTT

Ý kiến đánh giá Số lƣợng Tỷ lệ Rất hữu ích 35 23,33% Hữu ích 98 65,33% Hơi sớm 17 11,3% Ý kiến khác 0 - Tổng số 150 100%

Kết quả điều tra đã chỉ rõ đa số sinh viên nhận rõ lợi ích của việc đào tạo người dùng tin và phát triển KTTT cho họ. Việc nhìn nhận tính hữu ích của chương trình đào tạo KTTT và thời điểm đào tạo KTTT cho SV được chính họ đánh giá như sau: 23,33% số người được khảo sát cho rằng việc hướng dẫn KTTT cho sinh viên năm thứ nhất, ngay khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học là rất hữu ích. Đồng thời có đến 65,33% cho rằng KTTT thực sự cần thiết và hữu ích cho sinh viên. Điều đó cho rằng, sinh viên đã ý thức được tầm quan trọng của KTTT trong quá trình học tập, nghiên cứu. KTTT chính là chìa khóa cho họ tiếp cận tới nguồn thông tin, tri thức mới, cập nhật và đầy đủ, đúng lúc và kịp thời giúp họ hoàn thành tốt công việc học tập của mình. Tuy nhiên, trong số đó, cũng có tới 11,3% sinh viên cho rằng việc đào tạo kiến thức thông tin cho sinh viên năm thứ nhất là hơi sớm. Các em cho rằng sinh viên năm thứ nhất chủ yếu vẫn học các môn đại cương, nhu cầu tìm tin chuyên ngành chưa nhiều cộng với việc chưa quen với phương pháp dạy và học ở bậc đại học nên chưa thể tiếp thu được các nội dung của khóa học về kiến thức thông tin.

Với mong muốn được nâng cao các kỹ năng tìm kiếm và đánh giá, sử dụng thông tin, đã có 64% sinh viên có nhu cầu được tham dự các khóa đào tạo kiến thức thông tin. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng thống kê sau:

Bảng 2.8: Nhu cầu tham dự các khóa đào tạo KTTT của sinh viên ĐHYTCC

Nhu cầu Ý kiến Số lƣợng Tỷ lệ

Nhu cầu tham dự khóa học kiến thức thông tin

Có 96 64%

Quyết định sau 38 25,3%

Không 16 10,6%

Tổng 150 100%

Trong đó, một số em đã có đề xuất cụ thể với Trung tâm các nội dung mong muốn được tập huấn như: Các tìm kiếm thông tin trên các nguồn khác nhau; Cách tìm tài liệu toàn văn trực tuyến miễn phí; Các trang thông tin chuyên ngành y tế công cộng phổ biến, đáng tin cậy. Rất nhiều sinh viên trong số này mong muốn được hướng dẫn, giới thiệu các trang web, các cơ sở dữ liệu có số liệu về thông tin y tế cập nhật, đặc biệt phần số liệu về Việt Nam…

Học phần “Tìm kiếm thông tin” được lồng ghép trong môn học là một thuận lợi rất lợi cho Trung tâm trong việc phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên.

Trung tâm thông tin-thư viện trường ĐHYTCC đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển KTTT cho sinh viên bằng nhiều cách khác nhau thông qua hoạt động phục vụ và đào tạo người dùng tin của thư viện. Chương trình đào tạo KTTT cho sinh viên tại Trung tâm có những ưu điểm sau:

Nội dung chương trình đào tạo: Cung cấp cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên mới vào trường những kiến thức cơ bản về TV như: nguồn lực thông tin, cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin; Những quy định đối với sinh viên khi sử dụng TV, và đặc biệt là hướng dẫn cho sinh viên cách thức tra cứu tài liệu trong TV cũng như cách tìm kiếm thông tin trên Internet. Mỗi nội dung trong chương trình đào tạo, Trung tâm đều hướng dẫn cho sinh viên một cách hết sức chi tiết. Với mỗi khóa đào tạo, bên cạnh việc hướng dẫn trên lớp, sinh viên còn được tham gia thực hành trực tiếp tại kho sách nên khả năng ghi nhớ và ứng dụng cao.

Đội ngũ cán bộ tham gia các lớp tập huấn cho sinh viên chính là các cán bộ có kỹ năng và kinh nghiệm tại Trung tâm.

Với nội dung chương trình đào tạo như trên thì TTTT-TV Trường ĐHYTCC đã giúp sinh viên có được những kiến thức cơ bản về kiến thức thông tin phục vụ cho việc học của mình..

Về hình thức đào tạo: Có nhiều phương thức và kênh để tổ chức các hoạt động phát triển kiến thức thông tin cho người dùng tin, nhất là trong bối cảnh công nghệ thông tin – truyền thông phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù của người dùng tin tại trung tâm nên thư viện đã linh hoạt trong việc tổ chức các chương trình phát triển kiến thức thông tin .Trung tâm đã tiến hành đào tạo cho sinh viên một cách rất bài bản với hình thức đào tạo theo nhóm. Cụ thể là theo từng lớp đối với những sinh viên mới vào trường. Với hình thức đào tạo như vậy đảm bảo cho sinh viên có sự hiểu biết một cách đầy đủ về trung tâm TT-TV. Việc xây dựng các khóa đào tạo ngắn hạn hướng vào từng nội dung cụ thể của cả tiến trình phát triển kiến thức thông tin sẽ giúp người dùng tin linh hoạt trong lựa chọn và định hình cho mình một lộ trình tham gia phù hợp.

Về thời gian đào tạo: Đối với chương trình “Hướng dẫn sử dụng Thư viện”,

Trung tâm tiến hành đào tạo cho sinh viên vào đầu năm học. Đây là thời gian phù hợp đối với những sinh viên mới vào trường, vì khi đó họ cũng vừa bắt đầu vào năm học, làm quen với môi trường mới, cách học mới ở bậc đại học. Hướng dẫn cho sinh viên cách sử dụng TV vào thời điểm này sẽ giúp sinh viên có được những hiểu biết về TV đại học – nơi mà họ sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời sinh viên, cũng như cách tìm kiếm các tài liệu phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. Các chương trình còn lại được tổ chức định kỳ vào chiều thứ 6 hàng tuần, hỗ trợ kịp thời cho sinh viên khi có nhu cầu.

Phần lớn sinh viên đều nhận thức được vai trò của KTTT đối với quá trình học tập trong nhà trường và việc tự học trong suốt cuộc đời và rất mong muốn được tham gia các chương trình phát triển kiến thức thông tin.

Các kỹ năng của sinh viên

Sinh viên ĐHYTCC đã được phát triển các kỹ năng của kiến thức thông tin ở một mức độ nhất định: họ đã bước đầu nhận dạng được NCT của mình, diễn đạt

nhu cầu đó thành ngôn ngữ tìm tin; họ đã có kỹ năng định vị và tìm kiếm thông tin bằng các công cụ tìm tin hiện đại trong và ngoài thư viện; đặc biệt họ đã biết vận dụng một cách sáng tạo kiến thức thu nhận được trong tài liệu vào quá trình học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên. Đa số sinh viên đã biết đánh giá các thông tin mà họ tìm được thông qua các tiêu chí đánh giá. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít chưa biết cách đánh giá thông tin. Đây là điều đáng phải lưu tâm vì sinh viên hiện nay đang sống trong xã hội thông tin, nếu không có các kỹ năng đánh giá và thẩm định thông tin thì các bạn khó có thể lựa chọn cho mình được những thông tin đúng, tin cậy và phù hợp, phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu.

Nhìn chung, khả năng sử dụng thông tin của sinh viên trường ĐHYTCC vẫn còn hạn chế. Vấn đề vi phạm bản quyền và đạo văn vẫn còn diễn ra phổ biến, nhiều sinh viên đã nhận biết được một phần cách trích dẫn thông tin trong quá trình sử dụng nhưng tỷ lệ này chưa cao. Trong hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học thì đây là vấn đề cần phải được chú ý rất nhiều.

Hiện nay, với sự phổ biến của công nghệ thông tin và truyền thông, thì việc trao đổi thông tin trở nên vô cùng dễ dàng và thuận lợi với tất cả mọi người. Sinh viên ĐHYTCC cũng không nằm ngoài quy luật trên. Đa số sinh viên đã biết sử dụng các công cụ trên Internet như email, blog, facebook… để việc trao đổi thông tin được hiệu quả và nhanh chóng.

Bên cạnh những ưu điểm trên, với cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin tương đối hiện đại; vốn tài liệu phong phú; đội ngũ cán bộ của Trung tâm hầu hết được đào tạo chuyên ngành thư viện cùng với hệ thống các sản phẩm, dịch vụ thông tin đa dạng là các điều kiện cần thiết để phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường ĐHYTCC.

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

Hiện nay, Trung tâm đã triển khai các hình thức đào tạo các kỹ năng tìm kiếm và tra cứu thông tin y tế trực tuyến miễn phí. Tuy nhiên, cần tăng thêm thời gian cho mỗi buổi học.

Hầu hết các chương trình còn lại được thực hiện theo nhu cầu nên bên cạnh các sinh viên tích cực tham gia các lớp đào tạo người dùng tin của thư viện vẫn còn một bộ phận không tham gia. Một số sinh viên chỉ tham khảo giáo trình mà không mở rộng phạm vi tìm kiếm và sử dụng các tài liệu tham khảo khác. Một số sinh viên chưa hề bước chân đến Thư viện.

Học phần “Tìm kiếm thông tin” tuy đã được lồng ghép trong môn học, nhưng với thời lượng 3 tiết là quá ít so với nội dung cần truyền tải. Hơn nữa số lượng sinh viên trong một lớp đông nên hiệu quả của môn học không cao.

Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và giảng dạy. Hệ thống máy tính của thư viện còn hạn chế về số lượng, do vậy khi sinh viên, học viên đến thư viện đông thì sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu tra tìm tài liệu. Hệ thống mạng mặc dù đã được phủ rộng thuận lợi cho công tác truy cập và tìm kiếm thông tin cho bạn đọc, tuy nhiên đôi khi cũng xảy ra những trục trặc nhất định về đường truyền gây khó khăn cho việc sử dụng Internet của cán bộ và bạn đọc Nhà trường. Như vậy là mặc dù đã được trang bị khá cơ bản về cơ sở vật chất nhưng do lượng sinh viên ngày càng tăng cao, do nhu cầu đào tạo của xã hội thì diện tích phòng học cũng như các trang thiết bị của Trung tâm sắp tới cũng cần phải được bổ sung thêm nhằm đáp ứng nhu cầu tự học tập ngày cao của sinh viên trong trường.

Đội ngũ cán bộ còn mỏng so với nhiệm vụ của Trung tâm hiện nay, tuy các cán bộ Thư viện đã được phân bổ đảm nhận các lĩnh vực chuyên môn nhất định nhưng do công việc nên Trung tâm phải thường xuyên chuyển dịch cán bộ giữa các bộ phận, điều này có nghĩa là cán bộ có thể đảm nhiệm công việc ở các vị trí khác nhau do thiếu hụt nhân sự nhưng cũng gây ra tình trạng hiệu quả hoạt động còn hạn chế, không mang tính chuyên sâu và không theo dõi công việc đảm nhận một cách hệ thống. Hơn nữa số lượng cán bộ chỉ có 05 nên khi các cán bộ cùng đi công tác hoặc cùng nghỉ thai sản cũng gây những khó khăn nhất định trong việc phục vụ tài liệu cho NDT cũng như xử lý tài liệu kịp thời để đưa ra phục vụ bạn đọc.

Nhiều sản phẩm và dịch vụ còn thiếu như dịch vụ dịch thuật, dịch vụ chỉ nguồn,. Hình thức này mới chỉ dừng lại ở mức độ giúp đỡ, theo tư cách hướng dẫn

chứ chưa triển khai là một hoạt động chính thức trong quy chế của Trung tâm nên hiệu quả chưa cao.

Hiểu biết của sinh viên về luật sở hữu trí tuệ chưa được đầy đủ. Kỹ năng trích dẫn và việc thực hiện trích dẫn tài liệu, ý tưởng của người khác trong quá trình học tập, nghiên cứu, làm đồ án môn học, luận văn tốt nghiệp… vẫn chưa được sinh viên chú trọng. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng các nguồn thông tin tùy tiện, không tôn trọng bản quyền và xa hơn nữa là hình thành nạn “đạo văn” trong môi trường học tập, nghiên cứu.

Nguyên nhân của những điểm yếu:

Công tác phát triển KTTT cho sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Trường ĐHYTCC nói riêng vẫn còn khá mới mẻ, nhận thức về nội dung KTTT và vai trò của nó trong cuộc sống của ngay cả các cấp lãnh đạo cũng chưa rõ ràng và nhất quán. Chính vì vậy nhà trường chưa xây dựng một chương trình, kế hoạch phát triển KTTT hoàn chỉnh gồm các tiêu chuẩn cần đạt được và cách thực hiện để các bộ phận liên quan trong toàn trường phối hợp thực hiện.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trường cũng chưa hiểu đầy đủ về KTTT để có thể vận dụng lồng ghép giáo dục kiến thức thông tin trong bài giảng và hướng dẫn thực hành của mình.

Đối với các lớp hướng dẫn theo yêu cầu, học viên có thể đăng ký học theo nhóm, hoặc lớp chuyên ngành với số lượng từ 15 đến 30 người. Các lớp này sẽ được tổ chức thường xuyên trong suốt cả năm học tùy theo nhu cầu đăng ký của người học. Tuy nhiên, do đây là các hoạt động ngoại khoá không bắt buộc đối với sinh viên nên có khó khăn trong việc kiểm soát số lượng sinh viên đăng ký tham gia chương trình.

Những điểm yếu đó sẽ là những cản trở khá lớn cho quá trình học tập và lĩnh hội tri thức của sinh viên trong môi trường hội nhập quốc tế và xã hội thông tin phát triển. Những điểm yếu đó đòi hỏi phải được nhìn nhận và khắc phục kịp thời bằng một hệ thống các giải pháp đồng bộ.

CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC THÔNG TIN CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

3.1 Về phía nhà trƣờng

3.1.1 Tăng cƣờng nội dung và thời lƣợng các chƣơng trình phát triển kiến thức thông tin

Trong xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức, thông tin được xem như là nguồn năng lượng trực tiếp để duy trì và phát triển xã hội. Để quá trình học tập có hiệu quả cao và chất lượng, con người và nhất là đội ngũ tri thức trong hệ thống giáo dục đại học cần phải có kiến thức, sự hiểu biết về việc xác định nhu cầu, yêu cầu tin, cần phải có kỹ năng và khả năng trong việc định vị, đánh giá, sáng tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn tin. Muốn vậy, không có con đường nào khác là nội dung kiến thức thông tin cần được soạn thảo đầy đủ, chi tiết và phù hợp với đối tượng người dùng tin nói trên.

Lồng ghép kiến thức thông tin vào chương trình đào tạo là việc cung cấp các kỹ năng về thông tin thông qua nội dung, cấu trúc bài giảng, các phương pháp dạy học, hệ thống kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và nguồn thông tin phong phú, dồi dào và nó được xem như là cốt lõi của bất kỳ chương trình kiến thức thông tin nào ở đại học.

Mỗi trường đại học có những chiến lược triển khai KTTT khác nhau. Với trường Đại học Quốc gia Hà Nội, các chương trình đào tạo kiến thức thông tin gồm có: Chương trình hướng dẫn sử dụng thư viện; Đào tạo về OPAC; Các hướng dẫn về kỹ năng tìm kiếm thông tin; Trung tâm học liệu Đại học Cần Thơ với các

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đài học Y tế công cộng (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)