Về phía nhà trƣờng

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đài học Y tế công cộng (Trang 85)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.1 Về phía nhà trƣờng

3.1.1 Tăng cƣờng nội dung và thời lƣợng các chƣơng trình phát triển kiến thức thông tin

Trong xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức, thông tin được xem như là nguồn năng lượng trực tiếp để duy trì và phát triển xã hội. Để quá trình học tập có hiệu quả cao và chất lượng, con người và nhất là đội ngũ tri thức trong hệ thống giáo dục đại học cần phải có kiến thức, sự hiểu biết về việc xác định nhu cầu, yêu cầu tin, cần phải có kỹ năng và khả năng trong việc định vị, đánh giá, sáng tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn tin. Muốn vậy, không có con đường nào khác là nội dung kiến thức thông tin cần được soạn thảo đầy đủ, chi tiết và phù hợp với đối tượng người dùng tin nói trên.

Lồng ghép kiến thức thông tin vào chương trình đào tạo là việc cung cấp các kỹ năng về thông tin thông qua nội dung, cấu trúc bài giảng, các phương pháp dạy học, hệ thống kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và nguồn thông tin phong phú, dồi dào và nó được xem như là cốt lõi của bất kỳ chương trình kiến thức thông tin nào ở đại học.

Mỗi trường đại học có những chiến lược triển khai KTTT khác nhau. Với trường Đại học Quốc gia Hà Nội, các chương trình đào tạo kiến thức thông tin gồm có: Chương trình hướng dẫn sử dụng thư viện; Đào tạo về OPAC; Các hướng dẫn về kỹ năng tìm kiếm thông tin; Trung tâm học liệu Đại học Cần Thơ với các chương trình như: Tổng quan về Internet và các nguồn thông tin trên internet; Kỹ thuật tìm kiếm và truy cập thông tin từ các công cụ tìm tin trên Interner; Thực hành tìm tin hiệu quả trên Internet…Điều này cũng khiến cho cách thức tích hợp KTTT vào chương trình đào tạo cũng khác nhau ở mỗi cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, về tổng thể, việc trang bị KTTT cần phải được triển khai đồng thời tại thư viện và các lớp học. Điều này tùy thuộc vào đặc điểm của người học. Một số ý kiến

khuyến cáo rằng : Các trường đại học nên triển khai việc tích hợp KTTT ở ba cấp độ: [7, tr. 140]

- Cấp độ môn học: việc tích hợp được phản ánh trong nội dung môn học, các phương pháp dạy và học được sử dụng trên lớp, các nguồn học liệu được cung cấp và chỉ dẫn, và phương thức đánh giá việc học tập của sinh viên. Ở cấp độ này, Bruce và Candy khuyên các nhà giáo dục nên xem xét "mục tiêu hoặc mục đích môn học", "cơ sở môn học", "khả năng thông tin", và "các ứng dụng cụ thể của việc học:

- Cấp độ khóa học hoặc chương trình học: Một số ý kiến đã chỉ ra giới hạn của việc tích hợp ở cấp độ thứ nhất khi nó không đề cập đến mối quan hệ của KTTT với các bộ phận khác của khóa học. Do đó, cần thiết phải tính đến việc tích hợp KTTT vào các khóa hoặc chương trình học. Điều này cho phép kiểm nghiệm những tác động có chủ đích của khóa học trong lĩnh vực trang bị KTTT, đồng thời nó cũng liên quan đến việc hình thành và triển khai những đổi thay sẽ xuất hiện trong tương lai.

- Cấp độ tổng thể (các phương án hỗ trợ thực hiện toàn đơn vị đào tạo): cấp độ này liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng cho các chương trình KTTT. Các tác giả trên khẳng định rằng các phương án hỗ trợ phù hợp đóng vai trò sống còn đối với trường đại học trong việc đảm bảo tính hiệu quả của các chương trình KTTT. Tính sẵn sàng của nguồn nhân lực, các nguồn lực, hệ thống hỗ trợ học tập, ngân sách hỗ trợ đổi mới, và việc nhận thức tính chất không thể thiếu của KTTT đối với chất lượng khóa học cũng như việc thiết kế môn họclà vài trong số các yếu tố môi trường có thể tăng cường và hỗ trợ đào tạo KTTT.

Khi chưa đủ điều kiện để triển khai nó như một môn học, chúng ta có thể lồng ghép KTTT vào ngay trong các môn học, hoặc triển khai vào đầu mỗi năm học hoặc học kỳ. Cách làm rất linh hoạt. Vấn đề là xác định rõ mục tiêu và cùng nhau nỗ lực để đạt mục tiêu ấy. Chỉ như vậy, sinh viên mới có khả năng cơ bản để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo ở môi trường đại học, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng học tập của mình.

Tại Việt Nam, lồng ghép kiến thức thông tin vào chương trình đào tạo là vấn đề đã được các trường đại học đề cập tới và bước đầu có những trường đã và đang thực hiện. Tuy nhiên, việc thực hiện còn manh mún, đơn lẻ và chưa có chương trình, chính sách rõ ràng, cụ thể.

Hiện nay, tại Trung tâm thông tin- thư viện trường ĐHYTCC đã mở các lớp đào tạo kiến thức thông tin cho sinh viên. Tuy nhiên, cần tăng cường thời lượng các khóa học và của học phần “Tìm kiếm thông tin”. Trung tâm thông tin thư viện cần đưa hoạt động trang bị kiến thức thông tin cho sinh viên thành hoạt động thường xuyên, coi đây là điều kiện bắt buộc đối với sinh viên nếu muốn sử dụng các dịch vụ của Thư viện. Nội dung tập trung vào các vấn đề cơ bản như: vai trò, nội dung nguồn tin của Thư viện; các quy định và khả năng của trung tâm trong việc phục vụ, cung cấp thông tin; hướng dẫn phương pháp truy cập thông tin theo phương pháp truyền thống và hiện đại, đặc biệt là khả năng sử dụng máy tính, tìm kiếm thông tin trực tuyến; cách đánh giá thông tin; giới thiệu các địa chỉ lưu giữ nguồn tin phù hợp nhu cầu người dùng tin…

3.1.2 Xây dựng phong cách học tập chủ động tích cực cho sinhviên

Học chế tín chỉ mang lại nhiều lợi ích cho người dạy và người học. Với quá trình đào tạo được tổ chức linh hoạt, mềm dẻo tạo điều kiện cho sinh viên dễ dàng lựa chọn chương trình học tập phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Do vậy, phương pháp dạy và học trong học chế tín chỉ phải hướng tới phát triển tối đa tính tự chủ của sinh viên trong học tập, phát triển năng lực độc lập làm việc và tự nghiên cứu. Để có thể xây dựng phong cách học tập chủ động cho sinh viên, trường ĐHYTCC cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp và chương trình đào tạo bằng cách: Chương trình đào tạo của trường phải được rà soát lại, bảo đảm tính hợp lý, cân đối trong cơ cấu, nội dung các môn học, thời gian đào tạo các môn học cơ bản và chuyên ngành giữa lý thuyết, thực hành, thực tập; Khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu khoa học. Ban giám hiệu nhà trường cần đánh giá và nâng cao vai trò của thư viện thông qua việc chủ động tổ chức nhiều hội thảo và các lớp học về kỹ năng thông tin, kỹ năng thư viện theo từng cấp độ khác nhau. Chương trình KTTT không chỉ dừng lại ở lớp tập huấn sử dụng thư viện cho sinh viên năm

thứ nhất mà là quá trình đào tạo và hỗ trợ cho sinh viên các năm tiếp theo và những sinh viên cuối khóa và học viên cao học. Họ là những người thường xuyên phải tiếp xúc với việc làm tiểu luận, NCKH và viết luận văn. Trung tâm cần đảm bảo việc đáp ứng kịp thời, đầy đủ, cập nhật những thông tin cho sinh viên và người nghiên cứu. Với phương pháp học tập mới, sinh viên chủ động trong việc học tập, nghiên cứu và quá trình tự học trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thư viện chính là nơi cung cấp nguồn thông tin, tài liệu cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu, thư viện đóng góp vai trò như “giảng đường thứ hai” trong trường đại học.

Nhà trường có quy chế bắt buộc sinh viên phải tham gia NCKH hoặc sáng tạo trong quá trình học tập. Có thể coi thành tích nghiên cứu khoa học là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sinh viên. Đối với những sinh viên có thành tích cao trong NCKH, nhà trường cần kịp thời khen thưởng, tôn vinh, nêu gương, nhân rộng trong toàn trường.

Trang bị cho sinh viên kiến thức về quyền sở hữu trí tuệ, làm hành trang cho hoạt động NCKH sau này. Nhà trường cần thường xuyên tổ chức hội thảo, thảo luận để sinh viên và giảng viên cùng trao đổi vấn đề này, đồng thời qua đó truyền đạt kiến thức về pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ cho sinh viên.

3.1.3 Nâng cao nhận thức và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong trƣờng để phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên

Để có thể tích hợp việc phát triển KTTT cho sinh viên trong toàn bộ chương trình học tập, cần có sự phối hợp hành động của các phòng, ban, khoa trong nhà trường dưới sự điều phối của Ban Giám hiệu, đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ thư viên và đội ngũ giảng viên.

Cán bộ thư viện có trách nhiệm cung cấp cho SV những nguồn thông tin và các khóa học về kỹ năng thông tin phù hợp, trong khi đó cán bộ giảng dạy và bộ phận tư vấn học tập lại đóng vai trò là những người khuyến khích và hướng dẫn SV đạt được mục tiêu học tập độc lập và lối tư duy tích cực. Có thể thấy được điều này rõ hơn qua bảng "Mục tiêu và trách nhiệm KTTT" do tác giả Nghiêm Xuân Huy dịch và tổng hợp như sau: [10, tr. 141]. (Xem trang sau)

Mục tiêu Trách nhiệm

Gắn việc đọc và suy nghĩ tích cực với lý thuyết và thực tiễn

Bộ phận tư vấn kỹ năng học tập Giáo viên phụ trách môn học Phát triển và mô hình hóa các kỹ năng viết

và kỹ năng phân tích phù hợp nhằm hỗ trợ cho việc ghi chép và làm báo cáo

Bộ phận tư vấn học thuật

Khuyến khích SV thể hiện sự phát triển KTTT của riêng mình

Bộ phận tư vấn học thuật Giáo viên phụ trách môn học Nhận dạng nhu cầu thông tin Cán bộ thư viện

Bộ phận tư vấn học thuật Phân tích và lập danh mục từ khóa Cán bộ thư viện

Phân tích các nguồn tin, cả truyền thống và phi truyền thống

Cán bộ thư viện Xây dựng những chiến lược tìm kiếm thông

tin đơn giản. Sử dụng các toán tử logic trong tìm kiếm

Cán bộ thư viện

Áp dụng các chiến lược tìm kiếm vào các hệ thống tìm kiếm truyền thống và hiện đại

Cán bộ thư viện Xác định phạm vi của kiểu thông tin phù

hợp với mỗi lý thuyết và nghiên cứu cụ thể

Giáo viên phụ trách môn học Cán bộ thư viện

Phân tích, tổng kết, tổ chức, trao đổi và thẩm định thông tin

Giáo viên phụ trách môn học Bộ phận tư vấn học thuật Cán bộ thư viện

Phát triển các kỹ năng tư duy và phản ánh tích cực

Giáo viên phụ trách môn học Bộ phận tư vấn học thuật Phân tích và diễn giải chất lượng, tính phù

hợp của các nguồn tin theo chủ đề trong mối quan hệ với việc quan sát thực tiễn, nghiên cứu lý thuyết, và thực hiện nghiên cứu

Giáo viên phụ trách môn học

Qua bảng trên ta có thể thấy rõ ràng rằng sự cộng tác giữa các bộ phận trên là không thể thiếu. Sự tham gia của tất cả các bên liên quan là yếu tố quyết định đối với sự phát triển và tính toàn vẹn của các chương trình KTTT. Sự hợp tác chặt chẽ giữa giảng viên, cán bộ thư viện, các khoa chuyên ngành cũng như những người thiết kế chương trình học đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện lồng ghép KTTT vào chương trình học tập của sinh viên. Những kinh nghiệm học tập cơ bản tạo cho sinh viên cơ hội tiếp thu các kỹ năng trong việc thu thập, đánh giá sự phù hợp của thông tin, suy nghĩ một cách có phê phán và những kỹ năng này có thể được áp dụng trong nhiều môi trường học tập khác nhau. Sự hợp tác chặt chẽ giữa đội ngũ giáo viên, cán bộ thư viện và cán bộ quản lý có thể thực hiện như sau:

- Các giáo viên có nhiệm vụ thông qua bài giảng của mình, củng cố kiến thức cho sinh viên, tạo cho sinh viên có hứng thú khám phá những tri thức mới, hướng dẫn những phương pháp tốt nhất để sinh viên có thể thu được những thông tin cần thiết và theo dõi sự tiến bộ của sinh viên.

Trung tâm Thư viện nên có những người liên lạc viên (liaison person) là người chuyên liên hệ với các bộ môn, giáo viên để trao đổi với nhau về các nguồn tài liệu tham khảo của từng môn học để cung cấp cho sinh viên. Giáo viên và cán bộ thư viện cần ngồi lại, thống nhất trong việc xác định và đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Thông qua các hoạt động này cán bộ thư viện sé hiểu hơn về nội dung chương trình giảng dạy, các bài tập, chủ đề (topic) mà sinh viên sẽ phải tìm hiểu, nghiên cứu. Thông qua đó, cán bộ thư viện có thể nắm bắt được nhu cầu tim của sinh viên nhằm điều chỉnh, bổ sung tài liệu cũng như xác định các nguồn tài liệu phù hợp với nhu cầu thông tin của sinh viên. Đồng thời, qua trao đổi với cán bộ thư viện, giáo viên có thể hiểu thêm về những nguồn tài liệu sẵn có trong thư viện, các CSDL sách, tạp chí chuyên ngành nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật kiến thức mới phục vụ quá trình dạy học.

- Các cán bộ thư viện có nhiệm vụ thu thập, xử lý, bảo quản và cung cấp thông tin cho giáo viên và sinh viên, có kế hoạch đào tạo và hướng dẫn NDT để họ

có thể truy cập, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện. Phối hợp với giáo viên và sinh viên trong việc đánh giá và lựa chọn nguồn tin.

Cán bộ thư viện cần hướng dẫn sinh viên kỹ năng sử dụng thư viện, sử dụng thông tin gắn liền với nội dung môn học mà sinh viên được học ở trên lớp. Như vậy, cần phải có sự cộng tác giữa cán bộ thư viện với các giáo viên để thiết lập được một phương thức hoạt động của thư viện sao cho học sinh học được cách trở thành những người biết tìm kiếm đúng thông tin, phù hợp với nội dung chương trình học tập.

Nói cách khác, việc thiết kế các khung chương trình vì mục tiêu học tập suốt đời sẽ không thể thành công nếu như không có sự hợp tác như trên.

3.2 Về phía Thƣ viện

3.2.1 Nâng cao vai trò và trình độ đội ngũ cán bộ thƣ viện

Cán bộ thư viện là “linh hồn” của hoạt động thư viện, họ chính là những người điều hành, tổ chức và trực tiếp đáp ứng nhu cầu của người dùng tin. Chính vì vậy, nâng cao các kỹ năng và trình độ cho CBTV là điều quan trọng và cần thiết. Trong thời đại ngày nay, CNTT có ảnh hưởng lớn trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội và thư viện cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vai trò của người cán bộ thư viện đã và đang có sự thay đổi rõ rệt. Họ không còn là những người đơn thuần chỉ làm công việc cho mượn sách mà họ đã trở thành những người có khả năng phát triển KTTT cho người dùng tin thông qua các hoạt động nghiệp vụ của mình.

Cán bộ thư viện không chỉ là người hướng dẫn sinh viên biết cách tìm kiếm, đánh giá, sử dụng thông tin trong thư viện, trên Internet mà họ còn là người truyền thụ cho sinh viên hứng thú đọc, đam mê đọc và khuyến khích phát triển “văn hóa đọc” trong sinh viên hướng tới hoạt động tự đọc, tự nghiên cứu phuc vụ cho quá trình học tập suốt đời.

Người cán bộ thư viện trong thời đại mới cần có khả năng liên kết, làm việc theo nhóm. Khả năng liên kết được thể hiện trong quá trình làm việc với giáo viên,

với lãnh đạo và với sinh viên nhằm phổ biến KTTT, khơi dậy quá trình học tập độc lập, học tập suốt đời, khẳng định vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu.

Với phương thức đào tạo theo tín chỉ như hiện nay thì nhu cầu sử dụng TV của

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đài học Y tế công cộng (Trang 85)