8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.3.3 Kỹ năng đánh giá thông tin
Sau khi thực hiện quá trình tìm kiếm thì kết quả là người dùng tin sẽ nhận được các thông tin phù hợp theo yêu cầu của mình. Tuy nhiên, với sự bùng nổ thông tin hiện nay thì chúng ta có thể tìm thông tin ở mọi nơi, mọi lúc và đặc biệt là sự xuất hiện của Internet thì mỗi người có thể đưa thông tin của mình lên mạng một cách dễ dàng. Vì vậy, bên cạnh các kỹ năng về tra cứu/tìm kiếm thông tin thì sinh viên cần phải có kỹ năng đánh giá các thông tin.
Như chúng ta đã biết, hiện nay sinh viên được học tập trong một môi trường rộng mở và có rất nhiều nguồn tìm kiếm để lựa chọn. Hơn nữa, đứng trước một biển thông tin như hiện nay thì rất khó để chọn thông tin nào là phù hợp và nguồn tin có đáng tin cậy hay không.
Đánh giá và so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau theo phương diện: chất lượng; mức độ phù hợp, giá trị thông tin, độ chính xác, bản quyền, mức độ cập nhật…Ví dụ, để đánh giá theo phương diện giá trị thông tin, cần bám vào các tiêu chí như: tác giả, nội dung tài liệu. Để đánh giá độ tin cậy của thông tin cần dựa trên tiêu chí nhà xuất bản, người cung cấp thông tin; hay để đánh giá mức độ cập nhật của thông tin cần bám vào tiêu chí năm xuất bản của tài liệu…
Sinh viên trường ĐHYTCC được học các kỹ năng đánh giá thông tin thông qua khóa học “Hướng dẫn tìm kiếm và đánh giá thông tin” được tổ chức vào chiều thứ 6 hàng tuần.
Có thể nhận dạng kỹ năng đánh giá thông tin của sinh viên qua việc tìm hiểu xem họ coi trọng tiêu chí nào để lựa chọn và đánh giá thông tin. Qua câu hỏi: “Những tiêu chí nào sau đây anh chị cho là quan trọng khi đánh giá thông tin tìm được?” có 72,6% sinh viên được hỏi cho rằng nội dung tài liệu là quan trọng nhất; 6% sinh viên cho rằng họ căn cứ vào tên tài liệu để đánh giá nguồn thông tin tìm được; đồng thời có 10% cho là tên tác giả là quan trọng nhất.
Tất nhiên việc đánh giá thông tin cần dựa chủ yếu vào nội dung, nhưng các yếu tố khác cũng có thể hỗ trợ cho đánh giá giá trị thông tin ở mức độ nhất định. Họ đều có những lý do chính đáng để lựa chọn những tiêu chí đánh giá nguồn thông tin tìm được, song để có thể có sự đánh giá chính xác đầy đủ, cần đánh giá thông tin ở nhiều tiêu chí khác nhau, sự kết hợp giữa các tiêu chí đó sẽ mang lại một đánh giá xác thực cho thông tin bạn tìm được.
Như vậy cũng có thể thấy rằng sinh viên đã biết cách đánh giá thông tin dựa trên các tiêu chí tùy theo khía cạnh đánh giá. Dưới đây là bảng tiêu chí đánh giá thông tin của sinh viên:
Bảng 2.4: Tiêu chí đánh giá thông tin của sinh viên
Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Tiêu chí đánh giá thông tin của sinh viên
Nội dung 109 72,6
Tên tài liệu 9 6
Tên tác giả 15 10
Năm xuất bản 10 6,66
Nhà xuất bản 7 4,67
Tổng cộng 150 100%
Ngoài nhận biết được các tiêu chí đánh giá thông tin tìm được như trên, sinh viên ĐHYTCC cũng đã nhận thức được rằng, không phải mọi thứ có trên Internet đều là thông tin phù hợp và đáng tin cậy.