Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đài học Y tế công cộng (Trang 82)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

Hiện nay, Trung tâm đã triển khai các hình thức đào tạo các kỹ năng tìm kiếm và tra cứu thông tin y tế trực tuyến miễn phí. Tuy nhiên, cần tăng thêm thời gian cho mỗi buổi học.

Hầu hết các chương trình còn lại được thực hiện theo nhu cầu nên bên cạnh các sinh viên tích cực tham gia các lớp đào tạo người dùng tin của thư viện vẫn còn một bộ phận không tham gia. Một số sinh viên chỉ tham khảo giáo trình mà không mở rộng phạm vi tìm kiếm và sử dụng các tài liệu tham khảo khác. Một số sinh viên chưa hề bước chân đến Thư viện.

Học phần “Tìm kiếm thông tin” tuy đã được lồng ghép trong môn học, nhưng với thời lượng 3 tiết là quá ít so với nội dung cần truyền tải. Hơn nữa số lượng sinh viên trong một lớp đông nên hiệu quả của môn học không cao.

Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và giảng dạy. Hệ thống máy tính của thư viện còn hạn chế về số lượng, do vậy khi sinh viên, học viên đến thư viện đông thì sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu tra tìm tài liệu. Hệ thống mạng mặc dù đã được phủ rộng thuận lợi cho công tác truy cập và tìm kiếm thông tin cho bạn đọc, tuy nhiên đôi khi cũng xảy ra những trục trặc nhất định về đường truyền gây khó khăn cho việc sử dụng Internet của cán bộ và bạn đọc Nhà trường. Như vậy là mặc dù đã được trang bị khá cơ bản về cơ sở vật chất nhưng do lượng sinh viên ngày càng tăng cao, do nhu cầu đào tạo của xã hội thì diện tích phòng học cũng như các trang thiết bị của Trung tâm sắp tới cũng cần phải được bổ sung thêm nhằm đáp ứng nhu cầu tự học tập ngày cao của sinh viên trong trường.

Đội ngũ cán bộ còn mỏng so với nhiệm vụ của Trung tâm hiện nay, tuy các cán bộ Thư viện đã được phân bổ đảm nhận các lĩnh vực chuyên môn nhất định nhưng do công việc nên Trung tâm phải thường xuyên chuyển dịch cán bộ giữa các bộ phận, điều này có nghĩa là cán bộ có thể đảm nhiệm công việc ở các vị trí khác nhau do thiếu hụt nhân sự nhưng cũng gây ra tình trạng hiệu quả hoạt động còn hạn chế, không mang tính chuyên sâu và không theo dõi công việc đảm nhận một cách hệ thống. Hơn nữa số lượng cán bộ chỉ có 05 nên khi các cán bộ cùng đi công tác hoặc cùng nghỉ thai sản cũng gây những khó khăn nhất định trong việc phục vụ tài liệu cho NDT cũng như xử lý tài liệu kịp thời để đưa ra phục vụ bạn đọc.

Nhiều sản phẩm và dịch vụ còn thiếu như dịch vụ dịch thuật, dịch vụ chỉ nguồn,. Hình thức này mới chỉ dừng lại ở mức độ giúp đỡ, theo tư cách hướng dẫn

chứ chưa triển khai là một hoạt động chính thức trong quy chế của Trung tâm nên hiệu quả chưa cao.

Hiểu biết của sinh viên về luật sở hữu trí tuệ chưa được đầy đủ. Kỹ năng trích dẫn và việc thực hiện trích dẫn tài liệu, ý tưởng của người khác trong quá trình học tập, nghiên cứu, làm đồ án môn học, luận văn tốt nghiệp… vẫn chưa được sinh viên chú trọng. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng các nguồn thông tin tùy tiện, không tôn trọng bản quyền và xa hơn nữa là hình thành nạn “đạo văn” trong môi trường học tập, nghiên cứu.

Nguyên nhân của những điểm yếu:

Công tác phát triển KTTT cho sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Trường ĐHYTCC nói riêng vẫn còn khá mới mẻ, nhận thức về nội dung KTTT và vai trò của nó trong cuộc sống của ngay cả các cấp lãnh đạo cũng chưa rõ ràng và nhất quán. Chính vì vậy nhà trường chưa xây dựng một chương trình, kế hoạch phát triển KTTT hoàn chỉnh gồm các tiêu chuẩn cần đạt được và cách thực hiện để các bộ phận liên quan trong toàn trường phối hợp thực hiện.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trường cũng chưa hiểu đầy đủ về KTTT để có thể vận dụng lồng ghép giáo dục kiến thức thông tin trong bài giảng và hướng dẫn thực hành của mình.

Đối với các lớp hướng dẫn theo yêu cầu, học viên có thể đăng ký học theo nhóm, hoặc lớp chuyên ngành với số lượng từ 15 đến 30 người. Các lớp này sẽ được tổ chức thường xuyên trong suốt cả năm học tùy theo nhu cầu đăng ký của người học. Tuy nhiên, do đây là các hoạt động ngoại khoá không bắt buộc đối với sinh viên nên có khó khăn trong việc kiểm soát số lượng sinh viên đăng ký tham gia chương trình.

Những điểm yếu đó sẽ là những cản trở khá lớn cho quá trình học tập và lĩnh hội tri thức của sinh viên trong môi trường hội nhập quốc tế và xã hội thông tin phát triển. Những điểm yếu đó đòi hỏi phải được nhìn nhận và khắc phục kịp thời bằng một hệ thống các giải pháp đồng bộ.

CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC THÔNG TIN CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đài học Y tế công cộng (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)