Kỹ năng sử dụng và trao đổi thông tin trong học tập và nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đài học Y tế công cộng (Trang 73)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.3.4Kỹ năng sử dụng và trao đổi thông tin trong học tập và nghiên cứu

Sau khi đã tìm được các thông tin phù hợp với yêu cầu tin của mình, sinh viên sẽ sử dụng thông tin tìm được phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của

mình. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là làm sao để họ có thể sử dụng các thông tin tìm được một cách hiệu quả và hợp pháp. Để làm được điều này đòi hỏi sinh viên phải có sự hiểu biết về vấn đề bản quyền và có kỹ năng trích dẫn tài liệu, lập danh mục tài liệu tham khảo.

Bản quyền (copyright) là thuật ngữ được các quốc gia theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ dùng để chỉ cho quyền phi vật thể đối với các tác phẩm trí tuệ. Ở Việt Nam, bản quyền còn được gọi là Quyền tác giả (Author right). Quyền tác giả được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Theo Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quốc hội khóa XI thông qua ngày 14/6/2005 và Luật Sở hữu trí tuệ được thông qua ngày 29/11/2005. Quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ bao gồm Quyền tác giả và Quyền liên quan đến Quyền tác giả, Quyền sở hữu công nghiệp và Quyền đối với giống cây trồng. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu nhằm bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm của họ, ngăn chặn hành vi sao chép, mạo danh, phổ biến, chuyển nhượng bất hợp pháp tác phẩm.

Năm 1997 Việt Nam đã ký kết một số các Điều ước Quốc tế liên quan đến Quyền tác giả như: Hiệp định SHTT song phương giữa Việt Nam – Hoa Kỳ (1997), Hiệp định bảo hộ Quyền SHTT với Liên bang Thụy Sỹ (2000); Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (2001); Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học - nghệ thuật (2004); Công ước Genever về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm (2005)… Cácđiều ước quốc tế này đã tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn trong lĩnh vực bảo hộ Quyền tác giả ở Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Trong các Điều ước quốc tế trên thì Công ước Berne là tiêu biểu nhất. Các quốc gia tham gia Công ước Berne công nhận Quyền tác giả của tác phẩm xuất bản tại quốc gia thành viên khác trên lãnh thổ nước mình. Công ước Berne quy định Quyền tác giả là quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau khi tác giả qua đời. Tuy nhiên các quốc gia tham gia Công ước Berne có thể được phép nâng thời hạn

hưởng quyền tác giả tới 70 năm sau khi tác giả qua đời hoặc đối với các tác phẩm là công trình của một quốc gia thì thời hạn tác quyền là 90 năm sau lần xuất bản đầu tiên. Việt Nam chính thức gia nhập Công ước Berne ngày 26/7/2004.

Trong hoạt động TT-TV, quyền khai thác, sử dụng tác phẩm vì mục đích giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học mà không nhằm mục đích thu lợi nhuận thì được pháp luật thừa nhận. Một thực tế hiện nay cho thấy ở hầu hết các thư viện, đặc biệt là các thư viện đại học và các thư viện lớn như Thư viện Quốc gia thì việc sao chụp, in ấn, scan hay photo tài liệu vẫn diễn ra một cách thường xuyên và phổ biến.

Ở nước ta hiện nay, vấn đề Bản quyền và Quyền tác giả còn chưa được coi trọng. Đặc biệt trong các thư viện đại học, Quyền sở hữu trí tuệ, Quyền tác giả thường xuyên bị xâm phạm. Sinh viên trong thời đại mới đã được trao thêm rất nhiều trọng trách – trọng trách của vai trò là “công dân toàn cầu”. Đây một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam. Nhưng sinh viên Việt Nam hiện nay đã chuẩn bị gì cho điều đó? Chính sách giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đã trang bị gì cho họ để hội nhập toàn cầu? Trong rất nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết phải có của một công dân toàn cầu, thì kiến thức về bản quyền, bảo hộ sở hữu trí tuệ là “vốn”không thể thiếu khi một người tham gia bất kỳ một hoạt động kinh tế - xã hội - văn hóa hội nhập nào. Do đó, được giáo dục, được đào tạo và nâng cao nhận thức về bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ là quyền và cũng là nhu cầu của người học trong thời đại hiện nay. Điều này cũng đang trở thành một phần trong chiến lược các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức của công chúng được toàn thế giới quan tâm.

Họ khó có thể đáp ứng được các yêu cầu của công việc trong môi trường hội nhập khi họ không được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về sở hữu trí tuệ.

Hiện nay do rất ít các trường đại học Việt Nam có môn giảng dạy về sở hữu trí tuệ cho sinh viên, nên đại đa số sinh viên hiểu rất mơ hồ về bản quyền và sở hữu trí tuệ. Do đó việc vi phạm bản quyền, luật sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra thường xuyên ở hầu hết các trường đại học Việt Nam. Hiện tượng sao chép tài liệu ngày

càng tăng. Sinh viên có thể dễ dàng mua những cuốn tài liệu photo – sản phẩm sao chụp từ một tài liệu khác ở các hàng photocopy. Ý thức sự hiểu biết của sinh viên còn hạn chế về sở hữu trí tuệ nói chung và bản quyền tác giả nói riêng dẫn đến khai thác, sử dụng tùy tiện. Sinh viên ĐHYTCC về cơ bản có hiểu biết về bản quyền và sở hữu trí tuệ (85,3%) song tỷ lệ thực hiện theo quy định bản quyền – sở hữu trí tuệ khi sử dụng thông tin tìm được nói chung chưa cao. Thực tế này có thể lí giải vì sinh viên có biết đến quy định về bản quyền, về sở hữu trí tuệ, nhưng chưa biết cách áp dụng cụ thể từng trường hợp vào thực tế nên các em đã không thực hiện theo quy định.

Dưới đây là bảng thống kê sự hiểu biết của sinh viên ĐHYTCC về bản quyền – sở hữu trí tuệ và mức độ thực hiện như sau:

Bảng 2.5: Sự hiểu biết và thực hiện theo bản quyền – luật sở hữu trí tuệ

Nội dung Số lƣợng

(Phiếu)

Tỷ lệ (%)

Biết về bản quyền – luật sở hữu trí tuệ

Có 128 85,3

Không 22 14,6

Thực hiện theo bản quyền – luật sở hữu trí tuệ

Có 64 42,6

Không 86 57,3

Một số sinh viên đã có nhận thức, tìm hiểu thông tin về vấn đề này tuy nhiên vẫnvi phạm do không có cơ chế xử phạt thích đáng. Dưới đây là kết quả điều tra về mức độ trích dẫn tài liệu tham khảo của sinh viên:

Bảng 2.6: Mức độ trích dẫn tài liệu tham khảo

Nội dung Số lƣợng

(Phiếu)

Tỷ lệ (%)

Mức độ trích dẫn tài liệu tham khảo

Có trích dẫn 88 58,6

Đôi khi không trích dẫn 55 36,6

Không bao giờ trích dẫn 7 4,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả điều tra cho thấy có 58,6% sinh viên thực hiện việc trích dẫn tài liệu tham khảo. Với trên một nửa trong tổng số sinh viên được điều tra thực hiện việc trích dẫn tài liệu tham khảo, có thể thấy rằng đa số các em đã nhận thức được sự cần thiết của việc trích dẫn tài liệu khi làm bài tập hoặc nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, vẫn còn 4,6% sinh viên không bao giờ trích dẫn tài liệu.

Kỹ năng trao đổi thông tin: Như chúng ta đã biết, thông tin chỉ có giá trị

khi nó được khai thác, sử dụng và trao đổi. Hiện nay, chúng ta đang sống trong một xã hội mà thông tin và tri thức đóng một vai trò chủ đạo. Hơn nữa, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông, thì ngày nay ai cũng có thể đưa thông tin lên mạng. Chỉ với một chiếc máy tính có kết nối Internet, cộng với một chút kỹ năng tin học chúng ta có thể trở thành một thành viên trong cộng đồng mạng, cùng tham gia trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau.

Trước kia, để trao đổi thông tin với nhau thì chúng ta thường phải gặp trực tiếp hoặc trao đổi qua thư tín. Nhưng ngày nay, chỉ cần ngồi ở nhà hay bất cứ nơi đâu chúng ta cũng có thể trao đổi thông tin, giao tiếp với bạn bè thông qua các công cụ miễn phí trên mạng như blog, e-mail, facebook, hay tham gia các diễn đàn, mạng xã hội. Khi sử dụng các công cụ này, chúng ta có thể kết bạn, trao đổi, chia sẻ thông tin với tất cả mọi người.

Các công cụ thông tin này hiện nay được sử dụng phổ biến, đặc biệt là đối với sinh viên. Ưu điểm của các công cụ này là có thể sử dụng miễn phí, có thể đưa thông tin lên một cách nhanh chóng và trao đổi một cách rộng rãi. Với những công cụ này, sinh viên có thể trao đổi các ý tưởng, chia sẻ bài học, quan điểm với bạn bè, thầy cô và cộng đồng các bạn đọc quan tâm. Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng xã hội càng phát triển thì nhu cầu trao đổi thông tin của con người càng tăng lên. Và viêc sử dụng các công cụ trao đổi thông tin như e-mail, blog, facebook,… đang dần trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của các bạn sinh viên. Sinh viên ĐHYTCC cũng không nằm ngoài quy luật trên. Đa số sinh viên đã biết sử dụng các

công cụ trên Internet như email, blog, facebook… để việc trao đổi thông tin được hiệu quả và nhanh chóng.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song hoạt động phát triển KTTT cho sinh viên tại Trung tâm TTTV trường ĐHYTCC vẫn còn hạn chế. Kiến thức thông tin là kết quả của một quá trình rèn luyện lâu dài, không phải trong ngày một ngày hai có được. Việc vận dụng được những điều đã học để phát triển kiến thức thông tin của mỗi cá nhân phụ thuộc rất lớn vào năng lực của mỗi sinh viên cũng như ý thức rèn luyện của họ.

Nguyên nhân chủ yếu do những người làm quản lý, lãnh đạo chưa thực sự quan tâm và có chính sách rõ ràng trong việc phát triển KTTT cho sinh viên, đồng thời chưa tạo ra được mối liên hệ mật thiết (sự đồng thuận) giữa giáo viên và cán bộ thư viện trong việc triển khai KTTT cho SV trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đài học Y tế công cộng (Trang 73)