Học phần “Tìm kiếm thông tin” lồng ghép trong môn học

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đài học Y tế công cộng (Trang 66)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.2.5 Học phần “Tìm kiếm thông tin” lồng ghép trong môn học

Hiện nay, trong chương trình học của sinh viên khối cử nhân chính quy của trường ĐHYTCC có môn Phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó lồng ghép học phần “Tìm kiếm thông tin” vào đó với thời lượng 3 tiết. Sinh viên được học các kỹ năng tìm kiếm cơ bản; cách tìm kiếm, đánh giá các nguồn tin Y tế công cộng. Ngoài ra, sinh viên còn được hướng dẫn tra cứu trên một số cơ sở dữ liệu nhất định như: HINARI, PubMed,…

Đối tượng theo học: Sinh viên năm thứ ba.

Thời gian: Kỳ 1 năm thứ ba.

Địa điểm: Phòng máy tính

Mục tiêu của khóa học:

- Sinh viên biết được các nguồn tin y tế cơ bản,

- Sinh viên biết cách tìm kiếm và tra cứu thông tin y tế, - Sinh viên tự tìm kiếm được các thông tin cần thiết.

Nội dung khóa học:

- Giới thiệu các nguồn tin y tế cơ bản: là các nguồn tài liệu in ấn như: Sách/Sách tham khảo; Sách tra cứu (từ điển, bách khoa thư…); Báo, tạp chí; Luận văn, Khóa luận; Các báo cáo nghiên cứu/tham dự hội thảo; Các tài liệu nội bộ không xuất bản và nguồn thông tin y tế trực tuyến; Các cơ sở dữ liệu; Trang Web các cơ quan/tổ chức.

- Tìm kiếm và tra cứu thông tin trong các CSDL chuyên ngành y trực tuyến mà nhà trường đã mua bản quyền là: HINARI (HINARI là một chương trình của Tổ chức Y tế Thế giới, phối hợp với các nhà xuất bản để cung cấp toàn văn miễn phí các bài báo khoa học cho các nước đang phát triển), PubMed/Medline (CSDL chuyên về y sinh học của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ).

Cán bộ giảng dạy: Đây là chương trình đào tạo nâng cao nên những cán bộ thông thạo về ngoại ngữ và có kinh nghiệm mới được đảm nhiệm phần hướng dẫn này.

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đài học Y tế công cộng (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)