Đặc điểm sinhviên Đại họ cY tế công cộng

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đài học Y tế công cộng (Trang 36)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.3 Đặc điểm sinhviên Đại họ cY tế công cộng

1.3.1 Đặc điểm chung của sinh viên trƣờng Đại học Y tế công cộng

Học sinh, sinh viên là những người dùng tin đông đảo và biến động nhiều nhất trong trường ĐHYTCC (tổng số HSSV hiện nay của trường gần 2000 sinh viên, chiếm 95% trong nhóm bạn đọc của Trung tâm.

Sinh viên Đại học Y tế công cộng có những đặc điểm chung của lứa tuổi thanh niên như tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25, sôi nổi , ham hiểu biết , ưa thích cái mới và các hoạt động giao tiếp , có tri thức khoa ho ̣c . Bên ca ̣nh đó ho ̣ có những đă ̣c điểm riêng của sinh viên ngành y. Thực hiện theo Quyết định số 2088/QĐ-BYT ban hành ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành về tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế, y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận. Trong đó, các phẩm chất cần có của một chuyên gia y tế công cộng bao gồm có y đức, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp vững để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề cơ bản của sức khỏe cộng đồng; có khả năng tự học tự vươn lên để kịp thời đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe và phòng bệnh cho nhân dân. Các nhiệm vụ cơ bản của một chuyên gia y tế công cộng: Phát hiện, xác định và giám sát các vấn đề về sức khỏe có liên quan đến yếu tố môi trường, tác hại nghề nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm; Dự báo kiểm soát và khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm, các tác nhân truyền nhiễm gây dịch; Phòng chống các dịch bệnh không lây nhiễm: tai

nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp; Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về Y tế dự phòng như phòng chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân; Tham gia quản lý, chăm sóc bệnh nhân tại cộng đồng: Các bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng; Xử trí một số trường hợp cấp cứu và điều trị một số bệnh thông thường. Sở dĩ có những phẩm chất trên bởi lẽ công tác y tế công cộng có những điểm khác biệt so với y học lâm sàng (trong bệnh viện). Đối tượng của y tế công cộng là những quần thể dân cư và cả cộng đồng, trong khi đó đối tượng của y học lâm sàng thường là những người bệnh cụ thể. Người làm công tác y tế công cộng thường xác định và đánh giá mức độ đe dọa đến sức khỏe của những quần thể dân cư và giúp phát triển những chính sách của chính phủ nhằm hỗ trợ các dịch vụ có chất lượng tốt cho cộng đồng dân cư đó. Những chuyên gia y tế công cộng thường có những vị trí công tác quan trọng: họ làm việc trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước để củng cố, tăng cường những qui định liên quan đến sức khỏe và họ được định hướng bởi những nguyên tắc đạo đức để đảm bảo cho những hành động của họ là công bằng và hợp lý, để họ giải quyết những vấn đề đang là mối quan tâm nhất của cộng đồng.

Sinh viên đại học Y tế công cộng được tham gia vào nhiều hoạt động tình nguyện và từ thiện như “Tiếp sức mùa thi”, phát thuốc miễn phí và tặng quà cho trẻ em ở Hà Giang, Lào Cai; tổ chức các hoạt động cho trẻ em bị tim bẩm sinh, ung thư. Sinh viên trường luôn thể hiện tinh thần “xung kích trong hội nhập” được thể hiện qua rất nhiều các hoạt động giao lưu quốc tế như: giao lưu ẩm thực, Tết trung thu cho sinh viên Mỹ, tổ chức giao lưu sinh viên trường đại học Deakin,…Các câu lạc bộ Nói không với thuốc lá, Thanh niên vận động hiến máu, Cộng đồng xanh… luôn hoạt động với các nội dung phong phú và hấp dẫn.

Đặc điểm nhu cầu tin của sinh viên ĐHYTCC: Nhóm này có độ tuổi từ 18- 28, đây là nhóm đối tượng trẻ nhất trong các nhóm người dùng tin nên rất yêu thích công nghệ, nhu cầu sử dụng tài liệu hiện đại rất cao. Đối với sinh viên thì nhu cầu về nội dung thông tin rất đa dạng, phong phú nhưng không mang tính chuyên sâu, chủ yếu gắn với chương trình học tập của họ. Trước yêu cầu của học chế tín chỉ sinh

viên phải tìm kiếm tài liệu trên các trang web, các CSDL online. Ngoài ra, họ luôn tìm kiếm các bài giảng điện tử, tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài do giảng viên yêu cầu thu thập và cập nhật. Do đó, sinh viên có nhu cầu cao đối với các CSDL online, ebook và các bài giảng điện tử…

Về hình thức thông tin, sinh viên quan tâm chủ yếu tới các loại giáo trình, sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Do khả năng sử dụng ngoại ngữ còn hạn chế nên tài liệu mà nhóm đối tượng này quan tâm chủ yếu là các tài liệu tiếng Việt. Nhu cầu tin của họ tương đối đa dạng, phong phú. Đối với sinh viên những năm đầu, bên cạnh những tài liệu về chuyên ngành y tế công cộng như Sinh học, Ký sinh trùng, Đạo đức trong thực hành y tế công cộng…các em còn quan tâm đến giáo trình, tài liệu tham khảo của các môn học cơ bản thuộc học phần bắt buộc như: Triết học, Tâm lí học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các sách tham khảo về kinh tế, chính trị, văn hóa - giáo dục. Khi sinh viên bắt đầu học các môn chuyên ngành thì nhu cầu về thông tin thuộc các lĩnh vực chuyên ngành cũng bắt đầu được hình thành. Đối với sinh viên năm cuối, họ tham gia nghiên cứu khoa học, làm khóa luận tốt nghiệp và thi tốt nghiệp nên nhu cầu thông tin của họ có phần chuyên sâu hơn.

1.3.2 Hoạt động học tập của sinh viên trƣờng Đại học Y tế công cộng

Hoạt động học tập là loại hoạt động đặc biệt của con người với mục đích nắm vững những tri thức, kỹ năng và các hình thức nhất định của hành vi. Sinh viên Đại học Y tế công cộng theo học thuộc khối khoa học sức khỏe, ngoài những chương trình đào tạo chung theo khung đào tạo đại học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với khối đại cương cho sinh viên Việt Nam thì sinh viên Đại học Y tế công cộng có những đặc điểm riêng do đă ̣c điểm hoa ̣t đô ̣ng học tập tại trường quy định .

Học ngành y tế công cộng, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức chung về khối ngành khoa học sức khỏe: sinh học và di truyền; hóa sinh y học; sinh lý; sinh lý bệnh và miễn dịch học…cũng như sẽ được trang bị kiến thức ngành y tế công cộng: nâng cao sức khỏe; sức khỏe sinh sản; dinh dưỡng; an toàn vệ sinh thực

phẩm… Trên cơ sở chương trình đào tạo này, sinh viên sẽ được lựa chọn các định hướng chuyên ngành riêng (dinh dưỡng-vệ sinh an toàn thực phẩm; sức khỏe môi trường- nghề nghiệp; dịch tễ học). Sinh viên còn được lựa chọn một số kiến thức bổ trợ cho ngành như: phân tích số liệu bằng STATA; quản lý dự án…để sau khi tốt nghiệp, sinh viên y tế công cộng có khả năng phát hiện và tổ chức giải quyết các vấn đề sức khỏe ưu tiên trong cộng đồng, phục vụ nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân…

Chương trình cử nhân y tế công cộng định hướng 4 năm được thiết kế thành 2 giai đoạn: 2,5 năm đầu tiên, sinh viên học chung các môn học cơ bản; 1,5 năm tiếp theo, sinh viên học môn định hướng chuyên ngành, các môn tự chọn và thực tập chuyên ngành.

TT Khối lƣợng học tập Tín chỉ

1 Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu 24

2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu, trong đó:

- Kiến thức cơ sở của khối ngành - Kiến thức cơ sở của ngành

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành) - Kiến thức bổ trợ - Thực tập nghề nghiệp 24 12 18 45 26 6

Nhà trường áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ, một hình thức học tập mềm dẻo, linh hoạt, hướng tập trung vào người học. Sinh viên khi tham gia vào chương trình đào tạo có thể chủ động trong việc xây dựng kế hoạch học tập, rút ngắn hoặc kéo dài thời gian đào tạo tại trường phù hợp với điều kiện của bản thân.

Các hình thức học tập tương đối đa dạng như:

- Sinh viên tham gia giờ học lý thuyết trên giảng đường

- Tham gia làm thực hành môn học ở các phòng thực nghiệm, - Thực tập môn học,

- Tham gia nghiên cứu khoa học,

Song hình thức chủ yếu là sinh viên tham gia các giờ học lý thuyết trên giảng đường, các giờ học thực hành môn học. Các hình thức này đảm bảo cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản, giúp sinh viên làm quen với những phương pháp làm việc, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết của một chuyên gia. Hơn nữa, tài liệu học tập ở đại học không ngừng thay đổi, địa điểm học cũng thường xuyên thay đổi, không gian học tập - giảng đường rộng lớn. Tất cả những điều kiện học tập như vậy đòi hỏi những sinh viên mới nhập học ở các bậc học này phải có khả năng thích nghi rất lớn; đồng thời, trong suốt quá trình học, họ phải có tính tự giác, tính kế hoạch cao. Thông qua đó tạo cho sinh viên ngày nay có thói quen là tự rèn luyện mình, tự sắp sếp lịch học và các hoạt động khác sao cho phù hợp với bản thân.

Trường Đại học Y tế công cộng hoạt động dựa trên nền tảng triết lý liên ngành và gắn liền với thực địa. Chính v́ì vậy nhà trường rất chú trọng đến việc gắn lý thuyết với thực tế, nâng cao hiểu biết và kỹ năng làm việc trong Y tế công cộng (kỹ năng làm việc nhóm, tiếp cận và phỏng vấn cộng đồng, thu thập thông tin…). Đồng thời, thông qua các hoạt động tại cơ sở thực địa sẽ giúp sinh viên biết thêm những kiến thức ngoài sách vở, quan sát các hoạt động chăm sóc sức khỏe thực tế đang diễn ra tại địa phương. Trong thời gian 4 năm học tại trường, sinh viên sẽ được tổ chức 3 đợt đi thực địa: Đợt 1, dành cho sinh viên năm thứ hai trong thời gian 1 tuần; Đợt 2, dành cho sinh viên năm thứ ba trong thời gian 4 tuần và đợt 3 dành cho sinh viên năm cuối với thời gian 2 tháng. Sau mỗi đợt thực địa, sinh viên sẽ làm báo cáo tổng kết lại những hoạt động, những kiến thức, kinh nghiệm đã thu nhận được.

Tóm lại, hoạt động học tập của sinh viên ở đại học trong đó có ĐHYTCC là một dạng hoạt động phức tạp mang tính tự giác, tìm tòi, khám phá, sáng tạo. Việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của các chuyên gia y tế công cộng trong tương lai đòi hỏi mỗi sinh viên cần ý thức đầy đủ trách nhiệm, xác định rõ mục tiêu học tập, hình thành phương pháp học phù hợp, tích cực, và chủ động. Hiệu quả của việc cải tiến phương pháp giảng dạy hướng vào người học tại ĐHYTCC phụ thuộc trước hết vào quá trình triển khai KTTT cho sinh viên nhằm trang bị cho họ các kỹ năng cần thiết, đảm bảo chất lượng học tập và công tác sau này.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC THÔNG TIN CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

2.1 Điều kiện cần thiết để triển khai kiến thức thông tin cho sinh viên Đại học Y tế công cộng Y tế công cộng

2.1.1 Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin

Trung tâm TTTV trường ĐHYTCC có diện tích 270m2 được phân thành hai bộ phận, đó là: bộ phận kho Đóng với 120m2 và bộ phận kho Mở với 150m2. Mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt. Trung tâm kế thừa và phát triển những mô hình thư viện đại học hiện đại trong nước và quốc tế, với nhiều trang thiết bị tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho độc giả dễ dàng tiếp cận thông tin cần thiết. Cụ thể:

Bộ phận kho Đóng có các trang thiết bị như sau: Ghế làm việc: 05 chiếc

Máy điều hòa cây: 02 chiếc Quạt cây: 03 chiếc

Quạt trần: 06 chiếc

Hệ thống chiếu sáng 18 chiếc đèn Máy in thẻ bạn đọc ngoài: 01 chiếc

Máy in nhãn barcode: 01 chiếc phục vụ cho công tác nghiệp vụ Máy in: 01 chiếc

Máy Photo quẹt thẻ: 01 chiếc Máy hút bụi 01 chiếc

Bàn học: 10 chiếc Ghế: 15 chiếc

Bộ phận kho Mở với các trang thiết bị như sau: Máy đọc mã vạch: 02 chiếc

Máy khử từ: 01 chiếc Máy kiểm kê: 01

Máy điều hòa cây: 03 chiếc Cổng từ 01 chiếc

Quạt trần: 06 chiếc Quạt cây: 01 chiếc Máy phát wifi: 02 chiếc

Đèn điện: 32 chiếc đủ cung cấp ánh sáng cho bạn đọc trong phòng Bàn học: 36 chiếc.

Bàn làm việc: 3 chiếc Ghế: 75 chiếc.

Trung tâm đã được trang bị hạ tầng công nghệ thông tin tương đối hiện đại. Với 15 máy tính để bàn phục vụ bạn đọc tra cứu thư viện cũng như để truy cập các nguồn tin điện tử về Y tế. 100% cán bộ của Trung tâm được trang bị hệ thống máy tính nối mạng cùng với các thiết bị kèm theo như: máy in, máy đọc mã vạch, máy quét, máy in mã vạch, máy kiểm kê… phục vụ cho cán bộ thư viện trong công tác phục vụ bạn đọc và nghiệp vụ của mình.

Từ năm 2003, Trung tâm TT-TV trường Đại học Y tế công cộng đã sử dụng phần mềm Libol của công ty Tinh Vân.

Libol (Library Online) là bộ phần mềm giải pháp Thư viện điện tử- Thư viện số được Tinh Vân nghiên cứu và phát triển từ năm 1997, là sản phẩm phần mềm Thư viện điện tử và quản lý tích hợp nghiệp vụ thư viện. Trung tâm TT-TV trường đại học Y tế công cộng áp dụng phiên bản Libol 5.5 và đã khai thác hiệu quả, tích cực các tính năng của các phân hệ trong công tác nghiệp vụ cũng như quản lý, khai thác của phần mềm.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và trang bị hạ tầng công nghệ của Trung tâm giúp thay đổi rất tích cực mọi hoạt động của Trung tâm.

Ngoài ra, Nhà trường còn trang bị một hệ thống mạng không dây phủ rộng trong toàn trường, bạn đọc có thể truy cập mạng Internet mọi lúc mọi nơi trong trường. Sinh viên, học viên, cán bộ không cần đến thư viện mà ngồi ngay trong khuôn viên Trường hoặc ký túc xá, giảng đường cũng có thể truy cập Internet và tra cứu tài liệu một cách thuận lợi, dễ dàng. Bạn đọc ngoài trường và bạn đọc từ xa cũng dễ dàng tiếp cận và tra cứu tài liệu của Trung tâm khi cần, tất cả nhờ hệ thống

mạng Internet, mạng LAN của Trung tâm. Cũng nhờ hệ thống mạng này mà dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu của bạn đọc từ xa của Trung tâm cũng được khai thác tối đa và tiện lợi cho người dùng.

Gần đây, Trung tâm cũng được đầu tư máy photo quẹt thẻ giúp bạn đọc và cán bộ thư viện tiết kiệm tối đa thời gian trong hoạt động cũng như tra tìm tài liệu của mình. Bạn đọc chỉ cần có thẻ đã được nạp theo mã số sinh viên của mình và tự photo tài liệu theo quy định của Trung tâm. Hình thức này giúp bạn đọc được cung cấp ngay tài liệu tham khảo khi cần mà không mất nhiều thời gian đi lại chờ đợi cán bộ Trung tâm photo theo thứ tự đăng ký.

Hệ thống máy tính và phần mềm quản lý tài liệu cũng như quản lý các khâu mượn trả tài liệu của bạn đọc được áp dụng tối đa vào công tác lưu thông mà quy trình mượn trả cũng được chuyên môn hóa, tin học hóa tiết kiệm thời gian của bạn đọc và cán bộ thư viện.

Với cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, Trung tâm TT-TV

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đài học Y tế công cộng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)