TỐI ƯU HÓA KẾ HOẠCH JO-IMRT 3.1 So sánh kế hoạch MLC-IMRT và JO-IMRT

Một phần của tài liệu TỐI ƯU HÓA PHÂN BỐ LIỀU TRONG XẠ TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP JOIMRT (Trang 47)

- Kế hoạch 3D CRT: kế hoạch 4 trường

TỐI ƯU HÓA KẾ HOẠCH JO-IMRT 3.1 So sánh kế hoạch MLC-IMRT và JO-IMRT

3.1. So sánh kế hoạch MLC-IMRT và JO-IMRT

Tại các nước phát triển, đối với các khối u gần các cơ quan nhạy cảm, IMRT đã trở thành kỹ thuật thường quy với các máy gia tốc có collimator đa lá (MLC). Ở Việt Nam, do điều kiện khí hậu nóng ẩm, việc dùng máy gia tốc với MLC gặp rất nhiều khó khăn trong vận hành, bảo dưỡng và chi phí cao hơn hẳn so với máy không có MLC. Năm 2006 tại Hoa Kỳ, kỹ thuật IMRT đã được thực hiện với máy gia tốc không có MLC bằng việc sử dụng hệ thống collimator là các ngàm chuyển động độc lập, đó là kỹ thuật Jaws-only IMRT (JO-IMRT) [11]. Kỹ thuật này đã được cấp bằng sáng chế của Mỹ năm 2006. JO-IMRT sử dụng thuật toán DAO - thuật toán cho phép tốt ưu hóa trực tiếp cùng lúc cả hình dạng và trọng số trường chiếu nhằm rút ngắn thời gian tối ưu hoá liều xạ trị mà vẫn cho một phân bố liều hợp lý [12]. Hiện nay, JO-IMRT đã được triển khai tại Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước khác. Tại Việt Nam, các trung tâm lớn như Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội hay Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đang ứng dụng kỹ thuật này cho trường hợp điều trị bệnh nhân ung thư đầu mặt cổ, bước đầu thu được các kết quả rất khả quan như: bệnh nhân đáp ứng tốt hơn do xạ trị liều cao, các biểu hiện biến chứng lâm sàng giảm rõ rệt so với 3D-CRT như giảm cháy da, giảm khô cứng hàm, bệnh nhân vẫn nói tốt sau liều 40Gy.

Một phần của tài liệu TỐI ƯU HÓA PHÂN BỐ LIỀU TRONG XẠ TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP JOIMRT (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w